Chỉ số luân chuyển vốn lưu động

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm vĩnh phúc năm 2012 (Trang 54)

Bảng 3.13: Chỉ số luân chuyển vốn lưu động

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1. Vốn lưu động đầu năm 267.440.532. 112 282.350.446. 101 2. Vốn lưu động cuối năm 282.350.446. 101 273.432.305. 325

3. Doanh thu thuần

472.176.395. 844 584.288.647. 770 112.112.251. 926 23,7 % 4. Vốn lưu động bình quân 274.895.489. 107 277.891.375. 713 2.995.886.60 7 1,1% 5. Số vòng luân chuyển vốn lưu động 1,7 2,1 0,4 22,4 % 6. Số ngày luân chuyển vốn lưu động 210 171 (38) - 18,3 %

Nhận xét:

Qua số liệu tính toán ở trên ta thấy: số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2012 so với năm 2011 đã tăng lên 0,4 vòng và số ngày luân chuyển vốn lưu động năm 2012 so với năm 2011 đã giảm đi 38 ngày, từ đó đã làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Do số dư bình quân vốn lưu động trong năm 2012 so với năm 2011 có sự thay đổi, tăng lên 2.995.886.607 từ 274.895.489.107 năm 2011 tăng lên 277.891.375.713 năm 2012 với tỷ lệ tăng là 1,1% từ đó ảnh hưởng đến số vòng luân chuyển vốn lưu động theo chiều hướng giảm và số ngày luân chuyển vốn lưu động theo chiều hướng tăng lên. Việc tăng số dư bình quân về vốn lưu động một phần là do chính sách huy động vốn của công ty trong năm 2012, đồng thời một phần cũng do chính sách kinh doanh của công ty với khách hàng, quy mô sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên.

Do doanh thu thuần trong năm 2012 so với năm 2011 có sự thay đổi (tăng từ 472.176.395.844 lên 584.288.647.770), tức là tăng lên 112.112.251.926 với tỷ lệ tăng 23,7% từ đó làm cho số vòng luân chuyển vốn lưu động tăng lên và số ngày luân chuyển vốn lưu động giảm, từ đó đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2012 tăng lên là do trong năm công ty đã tăng được số lượng sản phẩm tiêu thụ các mặt hàng công ty kinh doanh và thành phẩm sản xuất.

Tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn nhiều tốc độ tăng của số dư vốn bình quân về vốn lưu động (doanh thu thuần tăng 23,7% trong khi số dư bình quân vốn lưu động tăng 1,1%), chính vì vậy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong năm 2012 so với năm 2011 đã tăng lên và như vậy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện sự tích cực trong việc tăng tốc độ luân chuyển vốn và giảm số ngày luân chuyển vốn lưu động.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong năm 2012 so với năm 2011 đã tăng lên làm cho công ty tiết kiệm được một khoản tiền. Điều này là do công ty sử dụng vốn hiệu quả, tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của số dư bình quân về vốn lưu động.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

4.1. Thuận lợi

Mặc dù nền kinh tế thế giới đang có nhiều chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng đến các ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau. Nhưng ngành Dược vẫn là ngành có chỉ số tăng trưởng khá ấn tượng, việc chi tiêu cho y tế của người dân đã tăng cao đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Tuy nhiên thực tế con số này vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Vẫn còn nhiều cơ hội cho việc tăng trưởng ngành Dược ở Việt Nam nói chung và công ty Vinphaco nói riêng, bởi:

- Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao; - Đội ngũ quản trị của công ty có trình độ cao, với những kỹ năng quản trị và kinh nghiệm đúc kết trong nhiều năm hoạt động kinh doanh trong ngành Dược;

- Công ty có mạng lưới phân phối rộng khắp tại các tỉnh thành phố trong cả nước, tập trung nhiều ở thành phố lớn nơi có nhiều bệnh viện trung ương và nhà thuốc lớn;

- Chủ trương của Công ty là thực hiện nhập hàng mua nguyên vật liệu, vật tư tập trung, quan hệ với một vài nhà cung cấp chính, ký các hợp đồng cung cấp lâu dài để tạo sự ổn định. Nhờ đó, ngoài việc thuận lợi trong thoả thuận giá cả, thời gian thanh toán. Với phương thức như trên công ty luôn có nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu, vật tư ổn định, lâu dài đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục, hiệu quả;

- Công ty đã có những cải thiện đáng kể về khả năng cạnh tranh về giá, về mẫu mã và thương hiệu. Công ty thường xuyên cải tiến về mẫu mã có khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Sản

phẩm của công ty có ưu thế vì mang nhãn hiệu Vinphaco đã được người tiêu dùng biết đến từ rất lâu;

4.2 Những khó khăn, thách thức

- Về chi phí, giá các nguyên liệu đầu vào

Hiện nay, công ty đang chịu nhiều rủi ro xuất phát từ chi phí sản xuất như: giá cả một số nguyên liệu nhập khẩu như hoạt chất, tá dược... đây là những đầu vào có giá biến động mạnh, do vậy dẫn đến rủi ro chi phí lớn.

- Về rủi ro tài chính

Hiện nay công ty đã khắc phục dần tình trạng mất cân đối nguồn vốn bằng những biện pháp khả thi. Tuy nhiên, hiện tại nguồn vốn vay và vốn chiếm dụng, trong đó tỷ lệ vốn vay cao làm cho chi phí lãi vay mà doanh nghiệp phải trả rất lớn.

- Về tình hình kinh tế vĩ mô

Trong thời điểm hiện nay, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm ảnh hưởng đến mọi ngành sản xuất thuộc mọi lĩnh vực. Thực tế thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng lên do công ty đã có những cố gắng nhất định trong việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ. Tuy nhiên tình hình kinh tế nước ta nói riêng và kinh tế thế giới nói chung ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh do chịu ảnh hưởng xấu từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2012;

+ Sự cạnh tranh trong ngành Dược rất khốc liệt;

+ Mô hình bệnh tật của Việt Nam từng phát sinh những dịch bệnh lớn; + Công nghệ ngành Dược phát triển nhanh chóng, các tiêu chuẩn sản xuất và kinh doanh tân dược ngày càng khắt khe;

+ Từ năm 2012 chính sách của nhà nước cho phép các công ty nước ngoài nhập khẩu trực tiếp thuốc vào Việt Nam gây áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp Dược trong nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Qua khảo sát, phân tích về hoạt động kinh doanh của công ty CPDP Vĩnh Phúc, rút ra được một số kết luận sau :

Về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty: doanh thu, chi phí, lợi nhuận

- Tổng doanh thu năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là 109.846.242.444 VND với tỷ lệ tăng là 23%. Chủ yếu là do doanh thu thuần tăng lên. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 21,1%.Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh 23,7% - Tổng quan về phân tích các khoản mục chi phí của công ty năm 2012 so với năm 2011 ta nhận thấy biến động của tổng chi phí năm 2012 so với năm 2011 là hợp lý và tích cực. Tổng chi phí năm 2012 tăng so với năm 2011 là 94.471.141.752 với tỷ lệ tăng là 20,2%. Kết hợp với biến động tăng tổng doanh thu ta nhận thấy tổng chi phí có tăng lên nhưng là do doanh thu tăng lên tương ứng, đồng thời tốc độ tăng của tổng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu (23%). Do vậy biến động của tổng chi phí là hợp lý và tích cực.

Lợi nhuận khác năm 2012 giảm so với năm 2011 là 4.627.518.725 với tỷ lệ giảm là 154,9%. Nguyên nhân là do thu nhập khác có tăng lên nhưng chi phí khác giảm mạnh, do trong năm 2012 công ty không phát sinh khoản chi phí khác hỗ trợ tổn thất cháy cho chi nhánh Hà Nội.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2012 tăng so với năm 2011 là 15.375.100.692 với tỷ lệ tăng là 159,7%. Nguyên nhân làm tăng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là do lợi nhuận thuần tăng lên, do việc tăng doanh thu và kiểm soát chi phí.

Lợi nhuận sau thuế năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 12.285.097.566 với tỷ lệ tăng là 160,7%.

Tổng tài sản dài hạn của công ty cuối năm tăng so với đầu năm là 25.313.097.313 với tỷ lệ tăng 39%

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp cuối năm so với đầu năm giảm 3%. Tổng tài sản ngắn hạn mà công ty đang quản lý và sử dụng vào cuối năm 2012 là 273.432.305.326 đồng. Như vậy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp vào cuối năm 2012 đã giảm đi với đầu năm 2012 là 8.918.140.775 đồng.

Nguồn vốn của doanh nghiệp cuối năm 2012 tăng 16.394.956.537 so với đầu năm 2012 với tỷ lệ tăng 4,7%. Nguồn vốn tăng là do cả Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng, trong đó Nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh. Nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm tăng so với đầu năm là 14.213.737.673 đồng, với tỷ lệ tăng 37,6%.

Về hiệu quả sử dụng vốn

- Tổng nguồn vốn của công ty năm 2012 là 51.989.794.883 VNĐ, tăng 38% so với năm 2011.

- Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 5.5, giảm 1,2 vòng so với năm 2011.

- Số ngày cho 1 vòng quay vốn lưu động là 65 ngày, giảm 19 ngày so với năm 2011.

- Số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2012 là 2,1, tăng so với năm 2011 là 22.4%.

Số ngày luân chuyển vốn lưu động năm 2012 là 171 ngày. Giảm 38 ngày tương ứng với 18,3% so với năm 2011.

Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty

+Thị trường trong nước: Công ty đang có một mạng lưới phân phối sản phẩm rộng khắp với hệ thống đại lý lớn trên toàn quốc, với thương hiệu Vinphaco là thương hiệu mạnh ở thị trường trong nước. Hệ thống mạng

lưới phân phối sản phẩm tiếp tục được công ty chú trọng, phát triển nhằm tăng doanh thu bán hàng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

+ Thị trường xuất khẩu: Công ty đang cố gắng đẩy mạnh tìm hiểu thị trường nước ngoài, đặc biệt ở các nước Châu Á và Châu Phi.

1.1. Nhóm giải pháp trong sản xuất

a) Thứ nhất, Tăng năng suất lao động và năng lực sản xuất

- Tổ chức chuyên phân công chuyên môn hóa cho từng công đoạn, nhằm tăng chất lượng lao động và tăng năng suất lao động.

- Dịch chuyển cơ cấu sản phẩm sản xuất theo hướng sản phẩm có giá trị cao. Sản phẩm sản xuất của công ty trong các năm qua đã có sự dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, nhưng sản phẩm có giá trị cao vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng sản xuất. Do vậy, công ty cần dịch chuyển cơ cấu sản phẩm sản xuất theo hướng sản phẩm có giá trị cao, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Đa dạng hóa các loại sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của thị trường.

- Sản xuất ổn định từng lô sản phẩm với số lượng lớn, nhằm tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí.

- Tăng năng suất lao động của người công nhân, rà soát bố trí sắp xếp lao động hợp lý trong từng công đoạn để giảm bớt các lao động dôi dư. Công ty cần phải bố trí hợp lý lao động đúng người, đúng việc, đảm bảo hiệu quả và nâng cao năng suất của lao động, phát huy được năng lực thực sự của người lao động

b) Thứ hai, Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu bán hàng vì chất lượng có liên quan tới giá cả sản phẩm và dịch vụ. Nâng cao chất lượng sản phẩm còn tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cần phải:

- Coi chất lượng sản phẩm là giá trị cốt lõi và sự sống còn của công ty, là danh dự nghề nghiệp của mỗi cá nhân người lao động.

- Xây dựng và ban hành lại bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mới đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng đang áp dụng trong nước và quốc tế;

- Tăng cường các biện pháp kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào, chủ động giám sát từ mỏ của nhà cung cấp nhằm ổn định chất lượng của các lô nguyên liệu.

c) Thứ ba, Kiểm soát chặt chẽ các chi phí, nhằm hạ giá thành sản phẩm

- Thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm giảm hao hụt ở tất cả các công đoạn;

- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, làm cơ sở theo dõi thực hiện; - Mua nguyên vật liệu với số lượng lớn để hưởng chiết khấu thương mại nhằm giảm chi phí mua nguyên vật liệu;

- Giảm thấp chi phí mua nguyên vật liệu như chi phí vận chuyển, bốc dỡ… bằng cách chọn nhà cung cấp gần;

- Tránh tình trạng ứ đọng nguyên liệu để giảm thấp chi phí bảo quản; - Bám sát chỉ tiêu sản lượng sản xuất theo như kế hoạch đặt ra nhằm giảm chi phí khấu hao;

- Quản lý chặt chẽ việc nhập xuất và sử dụng vật tư;

- Giảm hao hụt tại tất cả các công đoạn theo định mức kế hoạch; - Thực hiện sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong quá trình sản xuất.

1.2 Nhóm giải pháp trong kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm

a) Các giải pháp tăng doanh thu

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng thời là hoạt động tạo ra doanh thu. Doanh thu có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động của

doanh nghiệp. Doanh thu là nguồn tài chính tiềm năng quan trọng để trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh là nguồn quan trọng để các doanh nghiệp có thể thực hiện được các nghĩa vụ với Nhà nước như nộp các khoản thuế theo luật định, là nguồn để có thể tham gia góp vốn cổ phần, tham gia liên doanh, liên kết với các đơn vị khác. Khi doanh thu không đủ đảm bảo các khoản chi phí bỏ ra, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh

- Muốn tăng doanh thu trước tiên phải tăng khối lượng sản xuất và tiêu thụ. Khối lượng sản phẩm bán ra trong kỳ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khối lượng sản xuất.

- Áp dụng các chính sách bán hàng linh hoạt để thu hút khách hàng, như chính sách chiết khấu thương mại khi khách hàng mua số lượng lớn.

- Đa dạng hóa phương thức bán hàng, hình thức bán hàng và phương thức thanh toán. Việc lựa chọn phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng cũng có ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng. Thông thường thì bán sản phẩm sẽ thu được tiền về, song trong điều kiện cạnh tranh các doanh nghiệp bán hàng phải dành sự ưu đãi nhất định đối với người mua, như cho thanh toán theo kỳ hạn hoặc bán với phương thức trả chậm, trả góp…

Doanh nghiệp cần bám sát thị trường để xem xét, quyết định mở rộng hay thu hẹp nguồn hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh. Thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng lớn đến doanh thu bán hàng.

- Đẩy mạnh công tác Marketting, áp dụng các hình thức quảng cáo, tiếp thị khuyến mãi….

- Xây dựng hệ thống bán lẻ và kênh phân phối trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm vĩnh phúc năm 2012 (Trang 54)