Quy trình cấp phát thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm cấp cứu 115 hà nội (Trang 63)

 Nhân lực kho dược

55

Bảng 3.15. Nhân lực tại các kho Dược của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội

STT Bộ phận Nhân lực Nhiệm vụ

1 Kho chính 01 Dược sĩ cao đẳng

Quản lý kho chính; cấp phát thuốc cho 02 kho lẻ (phục vụ bệnh nhân cấp cứu trước bệnh viện và bệnh nhân điều trị ngoại trú tại PKĐK theo BHYT)

2 Kho lẻ 1 01 Dược sĩ trung học

Quản lý kho lẻ 1; cấp phát thuốc phục vụ bệnh nhân cấp cứu trước bệnh viện

3 Kho lẻ 2 01 Dược sĩ trung học

Quản lý kho lẻ 2: cấp phát thuốc phục vụ bệnh nhân điều trị ngoại trú tại PKĐK theo BHYT)

 Hoạt động cấp phát thuốc

Tại các kho Dược của đơn vị, công tác cấp phát thuốc được thực hiện theo quy trình chuẩn được đơn vị xây dựng và phê duyệt ban hành.

Thuốc sau khi mua về được nhập vào kho chính, từ kho chính sẽ xuất cho các kho lẻ. Tùy theo nhu cầu, thủ kho lẻ lập phiếu đề xuất, phụ trách bộ phận dược duyệt cấp sau đó thủ kho lẻ lĩnh thuốc từ kho chính chuyển về kho lẻ để cấp phát phục vụ người bệnh.

56

57

 Cấp phát thuốc phục vụ bệnh nhân cấp cứu trước bệnh viện Hàng ngày điều dưỡng hành chính thuộc các Đội, Trạm cấp cứu dựa trên sổ theo dõi sử dụng thuốc cho người bệnh để tổng hợp thuốc mà các điều dưỡng điều trị đã dùng cho người bệnh theo từng ngày cụ thể.

Viết bảng kê, phiếu lĩnh thuốc có ký duyệt của Bác sĩ phụ trách đội, trạm ngày hôm đó, đem trình phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ để kiểm tra trước khi trình Lãnh đạo đơn vị duyệt cấp.

Lĩnh thuốc đã được duyệt cấp tại Kho lẻ 1 (cấp phát thuốc cấp cứu trước bệnh viện) của đơn vị. Riêng thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần dạng tiêm phải thu hồi vỏ ống thuốc đem về nộp cho bộ phận dược theo quy

định (vỏ thuốc đúng số lô mà bộ phận dược đã cấp).

Bổ sung thuốc kịp thời, không để các điều dưỡng điều trị thiếu thuốc phục vụ người bệnh.

 Cấp phát thuốc phục vụ bệnh nhân điều trị ngoại trú tại PKĐK (Bệnh nhân có thẻ BHYT)

Tại Phòng khám đa khoa của đơn vị, sau khi thăm khám, chẩn đoán bệnh, bác sỹ kê đơn cho người bệnh. Đơn thuốc sau khi được xác nhận BHYT và thanh toán chi phí, người bệnh đem đơn thuốc đến Kho lẻ 2 (cấp phát thuốc BHYT) để lĩnh thuốc; tại đây, Dược sỹ thủ kho lẻ kiểm tra và cấp phát thuốc theo đơn cho người bệnh.

Khảo sát năm 2013 tại đơn vị, chúng tôi đã thấy một số sai sót trong quá trình cấp phát thuốc ngoại trú như sau:

58

Bảng 3.16. Sai sót trong quá trình cấp phát năm 2013

STT Nội dung sai sót Số lần

1 Nhầm lẫn giữa các thuốc có tên thương mại gần giống nhau

03

2 Nhầm lẫn giữa bệnh nhân có họ và tên trùng nhau

02

3 Cấp nhầm thuốc viên và thuốc gói 04

4 Nhầm làm lượng 08

5 Cấp sai số lượng 06

Trong quá trình cấp phát thường có một số sai sót nhỏ nhưng được phát hiện kịp thời nên cũng không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Tóm lại: Quy trình cấp phát thuốc tại Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội được xây dựng hợp lý, khá chặt chẽ, phù hợp với tình hình nhân lực của bộ phận Dược, thuận lợi cho bệnh nhân đến khám và điều trị.

3.3. Cơ cấu Danh mục thuốc sử dụng và Hoạt động sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú tại Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội năm 2013.

3.3.1 Kinh phí sử dụng thuốc

Bảng 3.17: Tỷ lệ kinh phí sử dụng thuốc

Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%)

Kinh phí thuốc sử dụng 1.753.492.698 8,61

Kinh phí toàn đơn vị 20.373.000.000 100

Kinh phí sử dụng thuốc tại trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội năm 2013 là hơn 1,7 tỉ đồng, chiếm 8,61% tổng kinh phí toàn đơn vị.

59

3.3.2 So sánh danh mục thuốc xây dựng năm 2013 với danh mục thuốc sử dụng năm 2013

Bảng 3.18: Danh mục thuốc xây dựng và danh mục thuốc sử dụng năm 2013 TT Nhóm thuốc Danh mục thuốc xây dựng Danh mục thuốc sử dụng Chênh lệch Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) (A) (B) (C) (D) (E) (F) (G)

I THUỐC THEO TÊN GENERIC

1 Thuốc gây tê, gây mê 2 1,2 2 1,6 0

2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

18 11,0 18 14,4 0

3 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

6 3,7 4 23,2 2

4 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc

1 0,6 0 0 1

5 Thuốc chống co giật, chống động kinh

3 1,9 3 2,4 0

6 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

29 17,9 22 17,6 7 7 Thuốc điều trị đau nửa đầu, chóng

mặt

2 1,2 1 0,8 1

8 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 1 0,6 1 0,8 0

9 Thuốc tác dụng đối với máu 4 2,5 2 1,6 2

60

11 Thuốc điều trị bệnh da liễu 2 1,2 1 0,8 1

12 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 2 1,2 1 0,8 1

13 Thuốc lợi tiểu 1 0,6 0 0 1

14 Thuốc đường tiêu hóa 18 11,0 15 12 3

15 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

12 7,4 9 7,2 3

16 Thuốc giãn cơ và ức chế

Cholinesterase

1 0,6 1 0,8 0

17 Thuốc điều trị bệnh mắt, Tai mũi họng

4 2,5 0 0 4

18 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non

1 0,6 1 0,8 1

19 Thuốc chống rối loạn tâm thần 3 1,9 2 1,6 1

20 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 11 6,8 8 6,4 3

21 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid – Base và các dung dịch tiêm truyền khác

4 2,5 3 2,4 1

22 Khoáng chất và Vitamin 10 6,2 4 3,2 6

Cộng (I) 162 100 121 100

II THUỐC ĐÔNG Y, THUỐC TỪ

DƯỢC LIỆU

Cộng (II) 6 4

Tổng (I) + (II) 168 125

Những nhóm thuốc có tỷ lệ tiêu thụ nhiều là: Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 22 hoạt chất (chiếm 20,6%); Thuốc tim mạch với 19 hoạt chất (chiếm 17,8%), Thuốc đường tiêu hóa với 15 hoạt chất (chiếm 14,0%); Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc

61

điều trị gút và các bệnh xương khớp với 12 hoạt chất (chiếm 11,2%); Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có 06 hoạt chất (chiếm 5,6%). Điều này giúp cho Hội đồng thuốc và điều trị đơn vị xây dựng DMT các năm tiếp theo cho phù hợp với thực tế.

3.3.3 Mô tả cơ cấu thuốc sử dụng

3.3.3.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Bảng 3.19: Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

TT Nhóm thuốc Số mặt hàng Tỷ lệ (%) Giá trị sử dụng (VNĐ) Tỷ lệ (%)

1 Thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

22 17,6 245.093.798 15,2

2 Thuốc tim mạch 23 18,4 332.166.595 20,6

3 NSAIDs và thuốc điều trị gout, các bệnh xương khớp

18 14,4 195.107.563 12,1

4 Thuốc đường tiêu hóa 15 12,0 198.332.481 12,3

5 Nhóm khác 47 37,6 641.758.762 39,8

Tổng 125 100 1.612.459.200 100,0

Nhóm thuốc tim mạch có giá trị sử dụng cao nhất với giá trị lên đến hơn 332 triệu đồng, chiếm 20,6%. Tiếp đến là nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn; nhóm thuốc đường tiêu hóa và nhóm thuốc NSAIDs. Còn lại là các nhóm tác dụng dược lý khác với 47 mặt hàng, chiếm 39,8%

62

3.3.3.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng

Bảng 3.20: Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng STT Đường dùng Số mặt hàng Giá trị sử dụng (VNĐ) Tỷ lệ (%) 1 Tiêm 38 511.082.026 31,7 2 Uống 84 1.099.697.174 68,2 3 Đường khác 3 1.680.000 0,1 Tổng 125 1.612.459.200 100

Các thuốc đường uống có giá trị sử dụng cao nhất. Với 84 mặt hàng sử dụng, giá trị sử dụng thuốc đường uống là gần 1,1 tỷ đồng, chiếm 68,2%. Các thuốc đường tiêm có giá trị sử dụng chiếm 31,7%. Có 3 mặt hàng thuốc với đường dùng bôi ngoài da, chỉ chiếm 0,1%.

3.3.3.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm nguồn gốc xuất xứ

Bảng 3.21: Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm nguồn gốc xuất xứ TT Xuất xứ Số mặt hàng Giá trị sử dụng (VNĐ) Tỷ lệ(%) 1 Trong nước 74 909.426.989 56,4 2 Nhập khẩu 51 703.032.211 43,6 Tổng 125 1.612.459.200 100

Các thuốc trong nước vẫn chiếm ưu thế sử dụng tại trung tâm, với giá trị sử dụng hơn 900 triệu đồng, chiếm 56,4%.

3.3.4 Số lượng hoạt chất sử dụng, không sử dụng

Danh mục thuốc trúng thầu có 107 hoạt chất với 125 thuốc, thực tế 100% loại hoạt chất và loại thuốc đã được sử dụng cho bệnh nhân. Không có

63

hiện tượng thuốc sử dụng ngoài danh mục hoặc thuốc trong danh mực lại không được sử dụng.

Trung tâm đã triển khai công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện danh mục thuốc, nhưng chưa đạt được hiệu quả mong muốn, đặc biệt là việc giám sát đơn thuốc được kê vì những nguyên nhân sau đây:

- Nhân sự không đủ về cả số lượng, kiến thức, quyền hạn... - Hình thức tổ chức kiểm tra giám sát chưa có phù hợp. - Kiểm tra còn mang nặng tính hình thức.

3.4 Phân tích sử dụng thuốc ở bệnh nhân điều trị ngoại trú được BHYT chi trả.

3.4.1. Một số chỉ số về kê đơn

Số thuốc trung bình trong một đơn:

Bảng 3.22. Trung bình số thuốc kê trong một đơn

TT Các chỉ tiêu Số lượng Nhiều nhất Ít nhất 1 Trung bình số loại thuốc

được kê/ 1 đơn

4,5 ± 2,6 8 1

2 Số lượng đơn vị thuốc trung bình/1 đơn (số viên, số lọ thuốc/ 1 đơn)

80,7 ± 22,8 360 10

Số loại thuốc trung bình được kê trong một đơn thuốc là 4,5. Trong đó, có những đơn chỉ có 1 thuốc được kê, song có đơn sử dụng đến 8 loại thuốc. Việc kê nhiều thuốc trong cùng một đơn có thể dẫn đến những tương tác thuốc gây ảnh hưởng đến điều trị, do đó bác sĩ chỉ nên kê những thuốc thực sự

64

cần thiết cho điều trị để hạn chế tối đa số thuốc trong một đơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị và tiết kiệm được chi phí thuốc.

Số lượng thuốc trung bình trên một đơn là 80.7± 22,8. Trong đó, nhiều nhất là 360 đơn vị thuốc và ít nhất là 10 đơn vị thuốc.

Tỉ lệ % các thuốc được kê theo tên gốc

Bảng 3.23: Tỷ lệ % thuốc được kê bằng tên gốc

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Số thuốc kê tên gốc 1.134 41,98

Tổng số thuốc 2.701 100,0

Tỷ lệ thuốc được kê bằng tên gốc tại trung tâm là 41,98%. Có thể thấy, thuốc được kê bằng tên biệt dược chiếm phần lớn. Nguyên nhân có thể là do

bác sĩ vẫn có tâm lý yên tâm khi kê những loại thuốc quen dùng.

Tỷ lệ % số đơn thuốc có kê vitamin

Bảng 3.24. Tỷ lệ % số đơn thuốc có kê vitamin

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Số đơn thuốc có kê vitamin 127 21,17

Tổng số đơn khảo sát 600 100,0

Trong 600 đơn thuốc khảo sát, có 127 đơn thuốc có sử dụng vitamin. Các bác sĩ chủ yếu kê thuốc vitamin nhóm B.

3.4.2. Thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn ngoại trú

Khảo sát 600 đơn thuốc BHYT tại khoa dược

65

Bảng 3.25 . Nội dung thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn ngoại trú Nhóm nội dung T T Nội dung Số lượng đơn Tỷ lệ % 1.Thủ tục hành chính

1 Ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân. 600 100

2

Ghi địa chỉ bệnh nhân phải chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn, xã.

256 42,67

3 Trẻ dưới 72 tháng tuổi: ghi số

tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ. 0 0

4 Ghi chẩn đoán bệnh 600 100

5 Đánh số khoản 582 97,0

6 Gạch chéo phần đơn còn giấy

trắng 586 97,7

7 Ghi tên bác sĩ đầy đủ 287 47,83

2.Ghi tên thuốc

8 Ghi theo tên chung quốc tế với

thuốc một thành phần 5 0,8

9

Ghi theo tên biệt dược có tên chung quốc tế trong ngoặc đơn với thuốc một thành phần

0 0

10 Ghi đầy đủ hàm lượng, số lượng 600 100

3.Hướng dẫn

11 Không ghi liều dùng 3 0,5

12 Không ghi đường dùng 501 83,5

66

3.4.2.2 Sai sót trong kê đơn thuốc ngoại trú

Bảng 3.26. Sai sót trong kê đơn thuốc ngoại trú năm 2013

STT Nội dung Số đơn Tỷ lệ %

1 Đơn thuốc không có sai sót 402 67,0

2 Đơn thuốc có sai sót 198 33,0

- Sai tên thuốc 15 2,5

- Nhầm tên thuốc 23 3,8

- Nhầm lẫn về số lượng 18 3,0

- Viết chữ quá khó đọc, chữ mất nét nhiều 152 17,0

Số đơn thuốc được khảo sát 600

Đơn ghi không có sai sót chiếm 67,0%; đơn thuốc có sai sót chiếm 33,0%

67 Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Về hoạt động lựa chọn thuốc vào DMT

Việc xây dựng danh mục đã được đơn vị thực hiện hàng năm, dựa trên đầy đủ các yếu tố cần thiết cơ bản như dựa vào MHBT do Trung tâm thống kê hàng năm, dự toán kinh phí của đơn vị; DM thuốc chủ yếu, danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế ban hành, danh mục thuốc đã sử dụng năm trước, đề xuất của các Y-Bác sĩ trong đơn vị, đề xuất của bộ phận dược v.v... Quy trình được thực hiện đúng với nội dung quy định của thông tư 22/2011 TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011. Vì vậy, các thuốc trong danh mục đã đảm bảo là những thuốc nằm trong danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành, đồng thời đáp ứng được yêu cầu điều trị của các bác sĩ trong đơn vị.

Các thuốc được lựa chọn dựa vào DMT bệnh viện là các thuốc theo tên generic, chế phẩm YHCT.

Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng khá đa dạng, gồm 146 hoạt chất, với gần như đầy đủ các nhóm thuốc cần thiết, phù hợp với mô hình bệnh tật của đơn vị.

Những nhóm thuốc có số lượng hoạt chất chiếm tỷ trọng cao trong danh mục là: Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 30 hoạt chất (chiếm 21,4%); Thuốc tim mạch với 21 hoạt chất (chiếm 15,0%), Thuốc đường tiêu hóa với 17 hoạt chất (chiếm 12,1%); Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp với 12 hoạt chất (chiếm 8,6%); Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có 09 hoạt chất (chiếm 6,4%); Hai nhóm Thuốc tác dụng trên đường hô hấp và nhóm Khoáng chất đều có 08 hoạt chất (cùng chiếm 5,7%).

68 4.2. Về hoạt động mua thuốc

Hoạt động mua thuốc được Trung tâm thực hiện thông qua đấu thầu rộng rãi. Đấu thầu thuốc được thực hiện hàng năm. Hình thức mua thuốc bằng đấu thầu có nhiều ưu điểm, đó là tạo được tính cạnh tranh giữa các nhà thầu, giá ổn định hơn, giúp cho Trung tâm lựa chọn được nhiều loại thuốc.

Quy trình thực hiện công tác đấu thầu thuốc của Trung tâm khá chặt chẽ, rõ ràng và cụ thể từ khâu làm danh mục đấu thầu đến khâu phê duyệt kết quả đấu thầu, rồi thương thảo ký hợp đồng; tuân thủ theo Luật đấu thầu và các văn bản liên quan của Nhà nước. Danh mục mời thầu được thiết kế theo tên generic đảm bảo được mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu. Hồ sơ mời thầu với các yêu cầu về mặt kỹ thuật được xây dựng dựa trên kế hoạch đấu thầu và các tài liệu hướng dẫn của nhà nước, các quy định pháp luật về đấu thầu. Do đó hạn chế sự thông đồng giữa nhà thầu và bên mời thầu, tạo được sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

DMT trúng thầu có 107 / 146 hoạt chất (đạt 73,29%), với 125/ 168 mặt hàng thuốc (đạt 74,4 % ) so với kế hoạch đấu thầu. Tỷ lệ này tương đối thấp. Nguyên nhân là do một số mặt hàng không có nhà thầu tham gia hoặc do giá chào thầu cao hơn giá kế hoạch.

Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng giá kế hoạch dựa vào giá thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm cấp cứu 115 hà nội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)