Tình hình cung ứng thuốc ở bệnh viện Việt Nam

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm cấp cứu 115 hà nội (Trang 28)

Trong những năm gần đây, với sự phong phú các mặt hàng thuốc trên thị trường nên tình hình cung ứng thuốc bệnh viện cũng ngày càng đầy đủ, đáp ứng yêu cầu điều trị người bệnh của các bệnh viện.

Hoạt động cung ứng thuốc ở bệnh viện của nước ta đã có nhiều đổi mới và đạt được nhiều thành tựu nhất định. Theo tổng kết của Bộ Y tế: đến nay 100% các bệnh viện trong cả nước đã thành lập Hội đồng thuốc và điều trị. Hội đồng thuốc và điều trị của các bệnh viện đã tăng cường triển khai các hoạt động liên quan đến việc quản lý thuốc trong bệnh viện, nhất là việc giám sát cung ứng thuốc, giám sát sử dụng thuốc thông qua việc thực hiện quy chế kế đơn, bình bệnh án sử dụng thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Công tác mua thuốc đã liên tục được điều chỉnh phù hợp với quy định của nhà nước. Các bệnh viện đã chủ động lựa chọn các hình thức mua thuốc bằng hình thức đấu thầu rộng rãi, và/ hoặc mua sắm trực tiếp, và/ hoặc chào hàng cạnh tranh. Thực hiện quy định của Bộ Y tế, nhiều bệnh viện trong cả nước đã triển khai thành lập và hoạt động có hiệu quả các đơn vị thông tin thuốc, thực hiện công tác dược lâm sàng như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Saint paul…. Để hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc, các bệnh viện đã tiến hành bình đơn thuốc định kỳ như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị

20

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hiện nay tình hình cung ứng thuốc trong nước vẫn còn tồn tại nhiều bất cập:

Hoạt động mua thuốc: mặc dù các bệnh viện mua thuốc hiện nay thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi hay mua sắm trực tiếp. Nhưng với cùng một chủng loại thuốc, cùng nhà sản xuất ... giá thuốc trúng thầu lại có sự khác nhau giữa các bệnh viện ở các khu vực khác nhau hay thậm chí là ngay cả cùng một khu vực, ví dụthuốc Aubactam 1g/200mg, trúng thầu vào Bệnh viện Từ Dũ 24.500 đồng/lọ nhưng vào Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình là 32.000 đồng/lọ; thuốc Bernodan (Indonesia) trúng thầu vào Bệnh viện An Bình 15.000 đồng/ống, trong khi vào Bệnh viện quận Thủ Đức 22.000 đồng/ống

Hoạt động sử dụng thuốc: do tác động của cơ chế, do thông tin quảng cáo thuốc .... tình trạng sử dụng thuốc ở các bệnh viện đang tồn tại nhiều vấn đề: quá nhiều thuốc trong một đơn, lạm dụng kháng sinh ... Một khảo sát được thực hiện tại một số Bệnh viện tuyến Trung ương đã cho thấy có trên 50% số đơn thuốc được bác sĩ kê từ 6-10 loại thuốc, 10% kê 11-15 loại và gần 2% kê từ 16-20 loại, cá biệt có đơn kê trên 20 loại. Kháng sinh được sử dụng ở rất nhiều đơn thuốc trong khi theo đánh giá của Hội đồng Thuốc và Điều trị (Bộ Y tế), có một nửa số thuốc kháng sinh trong những đơn này là không cần thiết; có những đơn còn kê thuốc không tương ứng với chẩn đoán; ngay cả các bệnh viện lớn cũng vẫn còn tình trạng kê đơn thuốc chưa hợp lệ như: Bệnh viện Phụ sản Trung ương có 49,5% đơn thuốc ngoại trú kê đơn chưa hợp lệ, Bệnh viện Châm cứu Trung ương là 31% [13].

Về thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú tại các bệnh viện:

Theo kết quả nghiên cứu của Cục quản lý khám chữa bệnh năm 2009 tại các bệnh viện ở Việt Nam, số thuốc trung bình cho một bệnh nhân ngoại

21

trú tại các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến trung ương lần lượt là 3,64; 3,33; 3,76. Trong đó số thuốc nhiều nhất trong 1 đơn là 10 thuốc (tuyến trung ương), 7 thuốc (tuyến tỉnh), 6 thuốc (tuyến huyện).

Theo kết quả nghiên cứu tại BV nhân dân 115 năm 2009, số thuốc TB trong một đơn ngoại trú là 3,62 thuốc, tại bệnh viện TW Quân đội 108 năm 2010, bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010 và bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011 cho số thuốc TB trong 1 đơn thuốc từ 4,2 – 4,4 thuốc.

Kết quả nghiên cứu về tình hình kê đơn thuốc ngoại trú ở bệnh viện Bạch Mai năm 2011 cũng cho tỷ lệ tương tự với số thuốc trung bình 1 đơn là 4.7 (với đơn không có BHYT) và 4.2 (với đơn BHYT). Trong đó, số đơn có 6-10 thuốc chiếm tỷ lệ 32,7% (với đơn không có BHYT) và 25,3% (với đơn BHYT), có đơn (không có BHYT) sử dụng 11-15 thuốc chiếm tỷ lệ 4,8%.

Cũng theo kết quả nghiên cứu của Cục Quản lý khám chữa bệnh năm 2009, tỷ lệ kê đơn ngoại trú chỉ định dùng kháng sinh khá cao, dao động từ 30% – 50% tùy từng tuyến bệnh viện. Qua kết quả khảo sát ta thấy có sự khác biệt rõ rết về tỷ lệ kê đơn ngoại trú chỉ định dùng kháng sinh giữa 3 tuyến bệnh viện, trong đó tỷ lệ này ở các bệnh tuyến huyện có giá trị cao nhất (chiếm 51,9%), ở bệnh viện tuyến trung ương đạt giá trị thấp nhất (chiếm 37,2%).

Ngoài ra, Vitamin cũng là hoạt chất thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị ngoại trú. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010 cho thấy có 35% đơn thuốc kê vitamin. Một nghiên cứu khác tại bệnh viện Nhân dân 115 cũng cho tỷ lệ tương tự là 38%, trong khi đó tại bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011, tỷ lệ này là 43,5%

Hoạt động thông tin thuốc, công tác dược lâm sàng: các bệnh viện có đổi mới về hoạt động dược lâm sàng và thông tin thuốc; nhưng hiện nay ở đa số các bệnh viện, các hoạt động này vẫn chưa thật được chú trọng và hiệu

22

quả hoạt động không cao, có bệnh viện chưa có dược sĩ lâm sàng, có bệnh viện chỉ có một dược sĩ kiêm nhiệm thông tin thuốc.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm cấp cứu 115 hà nội (Trang 28)