Từ tháng 01/ 2013 đến tháng 12/ 2013. 2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu.
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp hồi cứu, thông qua:
- Các quy định, quy chế do hội đồng thuốc và điều trị của trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội ban hành liên quan đến hoạt động quản lý sử dụng thuốc
- Các báo cáo mô hình bệnh tật hàng năm.
- Sổ sách xuất, nhập, thống kê sử dụng thuốc hàng năm lưu tại bộ phận dược - Danh mục thuốc sử dụng
33
2.3.3 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu:
Đề tài chọn 600 đơn thuốc bảo hiểm y tế của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội.
Phương pháp chọn mẫu:
Lấy 50 đơn thuốc mỗi tháng ngẫu nhiên
2.3.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu STT Nội dung Chỉ tiêu nghiên cứu
1 Phân tích danh mục thuốc
Quy trình xây dựng danh mục thuốc
Đánh giá tính hợp lý của danh mục thuốc với mô hình bệnh tật
Cơ cấu thuốc trong danh mục theo nhóm tác dụng dược lý, theo nguồn gốc và theo đường dùng
2
Mô tả hoạt động mua thuốc, tồn trữ, cấp phát thuốc
Nguồn kinh phí cho cung ứng thuốc Phương thức mua thuốc của đơn vị Cơ cấu danh mục thuốc đấu thầu Kết quả đấu thầu mua thuốc Mô tả hoạt động tồn trữ thuốc Mô tả hoạt động bảo quản thuốc Mô tả hoạt động cấp phát thuốc
3
Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng và sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú
Kinh phí sử dụng thuốc tại Trung tâm
Cơ cấu thuốc sử dụng tại trung tâm theo nhóm tác dụng dược lý, theo đường dùng, theo nguồn gốc xuất xứ
Phân tích sử dụng thuốc ở bệnh nhân điều trị ngoại trú được BHYT chi trả: các chỉ số về kê đơn
34
2.3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp phân tích số liệu:
Phương pháp tỷ trọng
Là phương pháp tính tỷ lệ phần trăm của giá trị số liệu của một hoặc một nhóm đối tượng so với tổng số.
Phương pháp nhằm so sánh các nhóm chỉ tiêu ở cùng một thời điểm hoặc cùng điều kiện đánh giá.
Phương pháp xử lý số liệu:
Xử lý số liệu và kết quả thu được bằng phần mềm Microsoft Excel 2010. Các số liệu được trình bày dưới dạng: bảng biểu, đồ thị.
35 Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc tại Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội năm 2013.
3.1.1. Quy trình xây dựng danh mục thuốc
Quy trình xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội được mô tả theo hình 3.1 dưới đây:
Hình 3.8. Quy trình xây dựng danh mục thuốc năm 2013
- Danh mục thuốc của đơn vị sử dụng năm 2012.
- Số liệu thuốc đơn vị đã sử dụng năm 2012.
- Nhu cầu thuốc theo báo cáo của khoa LS -Mô hình bệnh tật tại đơn vị.
Dự thảo danh mục hoạt chất
Khoa Dược
Dự thảo danh mục thuốc
Khoa Dược
Phê duyệt danh mục thuốc
Giám đốc trung tâm Ban hành danh mục thuốc
Hội đồng thuốc và điều trị
36
Hoạt động xây dựng DMT của đơn vị đã được làm thường xuyên hàng năm. Quy trình lựa chọn thuốc để xây dựng DMT chủ yếu căn cứ vào danh mục thuốc do Bộ Y tế ban hành, danh mục thuốc đã sử dụng năm trước, đề xuất của các Y-Bác sĩ trong đơn vị, đề xuất của bộ phận dược. Vì vậy, các thuốc trong danh mục đã đảm bảo là những thuốc nằm trong danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành, đồng thời đáp ứng được yêu cầu thực tế điều trị của các bác sĩ trong đơn vị.
Tại Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, danh mục thuốc được xây dựng mỗi năm một lần vào đầu Quý IV hàng năm để xây dựng kế hoạch cung ứng thuốc sử dụng cho năm tiếp theo, có sự lựa chọn, bổ sung, thay thế thuốc trong danh mục để đảm bảo tính thích hợp của thuốc với tình hình bệnh tật và thực tế điều trị của đơn vị.
Danh mục thuốc tân dược bao gồm những thuốc có trong danh mục thuốc chủ yếu theo Thông tư số: 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 của Bộ Y tế ban hành, hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán.
Danh mục được xây dựng theo tên hoạt chất, mỗi hoạt chất sẽ bao gồm các biệt dược đi kèm; một hoạt chất có thể có một hay nhiều biệt dược. Các thuốc trong danh mục được phân theo từng nhóm theo quy định tại
Thông tư số: 01/2012/ TTLT-BYT-BTC, ngày 19/01/2012 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu thuốc của các cơ sở y tế, nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa các thuốc sản xuất trong nước và các thuốc sản xuất ngoài nước.
Danh mục thuốc y học cổ truyền bao gồm những thuốc có trong Danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh theo Thông tư số: 12/2010/TT-BYT, ngày 29/4/2010 của Bộ Y tế.
37
Cấu trúc danh mục thuốc của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội gồm các phần:
Thuốc tân dược gồm 09 cột: STT(1), tên hoạt chất (2), tên thuốc/ biệt dược (3), hàm lượng- nồng độ - thể tích (4), dạng bào chế (5), đơn vị tính (6), số lượng (7), đơn giá (8), phân nhóm (9).
Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu gồm 07 cột: STT(1), tên thuốc/ thành phần thuốc (2), hàm lượng- nồng độ - thể tích (3), dạng bào chế (4), đơn vị tính (5), số lượng (6), đơn giá (7)
Năm 2013, danh mục thuốc của đơn vị gồm 23 loại nhóm thuốc, 147 hoạt chất, 168 biệt dược.
3.1.2. Đánh giá tính hợp lý của DMT với MHBT
Mô hình bệnh tật sẽ ảnh hưởng quyết định đến danh mục thuốc sử dụng của đơn vị. Theo phân loại quốc tế bệnh tật theo ICD – 10, MHBT tại Trung tâm Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội năm 2013 bao gồm 16 chương bệnh, trong đó mười chương bệnh có tỷ lệ mắc cao là:
Bảng 3.3. Mô hình bệnh tật tại Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội năm 2013
TT Chương bệnh Mã ICD10
Bệnh nhân
Số lượng Tỷ lệ %
1 Bệnh hệ tuần hoàn I00-I99 7.772 22,6
2 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng
và chuyển hoá E00-E90 5.743 16,7
38
4 Bệnh hệ tiêu hoá K00-K93 3.232 9,4
5 Bệnh nhiễm khuẩn và ký
sinh vật A00-B99 2.682 7,8
6 Bệnh cơ - xương và mô liên
kết M00-M99 2.579 7,5 7 Bệnh tai và xương chũm H60-H95 2.166 6,3 8 Bệnh hệ thần kinh G00-G99 1.100 3,2 9 Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài
S02-T98 1.375 4,0
10 Khối u C00-D48 962 2,8
11 Bệnh khác 2930 8,5
Tổng số 34.392 100
Mười bệnh có tỷ lệ mắc cao, với 31.462 lượt bệnh nhân (chiếm 91,5% tổng số bệnh nhân), các bệnh khác 2.930 lượt bệnh nhân, chỉ chiếm 8,5% số bệnh nhân. Do Trung tâm vừa cấp cứu người bệnh trước bệnh viện, vừa khám chữa bệnh tại phòng khám đa khoa của đơn vị nên Mô hình bệnh tật tại Trung tâm cũng mang đặc trưng của bệnh viện đa khoa.
MHBT tập trung vào mười chương bệnh như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, nội tiết chuyển hóa, bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật, Bệnh cơ - xương và mô liên kết ... các bệnh trên đều nằm trong nhóm bệnh điều trị lâu dài.
39
3.1.3. Phân tích danh mục thuốc sử dụng năm 2012
DMT sử dụng của đơn vị được xây dựng hàng năm; có bổ sung, điều chỉnh theo yêu cầu thực tế.
3.1.3.1: Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý năm 2012 Bảng 3.4. Cơ cấu DMT của đơn vị theo nhóm tác dụng dược lý năm 2012
STT Nhóm thuốc Số hoạt
chất Tỷ lệ (%)
(A) (B) (C) (D)
I THUỐC THEO TÊN GENERIC
1 Thuốc gây tê, gây mê 2 2,1
2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp
12 8,5
3 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
5 3,5
4 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc
1 0,7
5 Thuốc chống co giật, chống động kinh 2 1,4
6 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 30 21,3
7 Thuốc điều trị đau nửa đầu, chóng mặt 2 1,4
8 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 0 0
9 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 1 0,7
10 Thuốc chống Parkinson 0 0
11 Thuốc tác dụng đối với máu 2 1,4
12 Thuốc tim mạch 21 14,9
13 Thuốc điều trị bệnh da liễu 3 2,1
14 Thuốc dùng để chẩn đoán 0 0
15 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 2 1,4
16 Thuốc lợi tiểu 1 0,7
17 Thuốc đường tiêu hóa 17 12,1
18 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết
9 6,4
40
20 Thuốc giãn cơ và ức chế Cholinesterase 1 0,7
21 Thuốc điều trị bệnh mắt, Tai mũi họng 4 2,8
22 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
1 0,7
23 Dung dịch thẩm phân phúc mạc 0 0
24 Thuốc chống rối loạn tâm thần 3 2,1
25 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 8 5,7
26 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid – Base và các dung dịch tiêm truyền khác
5 3,5
27 Khoáng chất và Vitamin 8 5,7
Cộng (I) 140 100
II THUỐC ĐÔNG Y, THUỐC TỪ DƯỢC
LIỆU
Cộng (II) 6 4,7
Tổng (I) + (II) 146
DMT của đơn vị được chia thành hai phần: Thuốc theo tên generic và thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu (không có thuốc biệt dược gốc và tương đương sinh học).
DMT theo tên generic bao gồm 22 nhóm thuốc (05 nhóm thuốc không có trong danh mục gồm: Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch, thuốc chống Parkinson, thuốc dùng để chẩn đoán, huyết thanh và Globulin miễn dịch, dung dịch thẩm phân phúc mạc). Tổng số hoạt chất trong DMT là 140 (chiếm 15,6% so với DMTCY). Những nhóm thuốc có số lượng hoạt chất chiếm tỷ trọng cao trong danh mục là: Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 30 hoạt chất (chiếm 21,4%); Thuốc tim mạch với 21 hoạt chất (chiếm 15,0%), Thuốc đường tiêu hóa với 17 hoạt chất (chiếm 12,1%); Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp với 12 hoạt chất (chiếm 8,6%); Hocmon và các thuốc tác
41
động vào hệ thống nội tiết có 09 hoạt chất (chiếm 6,4%); Hai nhóm Thuốc tác dụng trên đường hô hấp và nhóm Khoáng chất đều có 08 hoạt chất (cùng chiếm 5,7%).
DMT đông y, thuốc từ dược liệu gồm 01 nhóm chế phẩm Y học cổ truyển với 06 thuốc (chiếm 4,7% so với 127 thuốc theo DMTCY).
Tổng số khoản mục thuốc theo tên generic là 162 khoản và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu là 06 khoản.
DMT của đơn vị đa dạng về các nhóm dược lý (chiếm 22/27~ 81,5% so với DMCY); số hoạt chất trong mỗi nhóm không nhiều; số biệt dược cho mỗi hoạt chất chưa phong phú. Tuy vậy cũng đã đáp ứng nhu cầu điều trị của của bệnh nhân.
3.1.3.2 Cơ cấu thuốc trong danh mục theo nguồn gốc xuất xứ
Bảng 3.5 Cơ cấu thuốc trong danh mục theo nguồn gốc xuất xứ
TT Xuất xứ Số mặt hàng Tỷ lệ(%)
1 Trong nước 94 58,38
2 Nhập khẩu 67 41,61
Tổng 161 100
Nhận xét:
Trong năm 2012, trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội sử dụng 161 mặt hàng, trong đó có đến 94 mặt hàng trong nước, chiếm 58,38%.
42
3.1.3.3 Cơ cấu thuốc trong danh mục theo đường dùng
Bảng 3.6 Cơ cấu thuốc trong danh mục theo đường dùng
STT Đường dùng Số mặt hàng Tỷ lệ (%) 1 Tiêm 50 31,06 2 Uống 107 66,46 3 Đường khác 4 2,48 Tổng 161 100 Nhận xét:
Trong 161 mặt hàng được sử dụng tại trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội năm 2012, số mặt hàng đường uống chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 107 mặt hàng, đạt 66,46%. Có 50 mặt hàng đường tiêm với tỷ lệ 31,06%. Còn lại 4 mặt hàng có đường dùng khác là bôi ngoài da, chiếm tỷ lệ 2,48%.
3.2. Hoạt động mua thuốc, tồn trữ, cấp phát thuốc tại trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội năm 2013 115 Hà Nội năm 2013
3.2.1. Nguồn kinh phí cho cung ứng thuốc của đơn vị: Kinh phí mua thuốc của đơn vị gồm hai nguồn: Kinh phí mua thuốc của đơn vị gồm hai nguồn:
- Kinh phí thường xuyên: Mua thuốc phục vụ cấp cứu trước bệnh viện. - Bảo hiểm y tế: Mua thuốc phục vụ bệnh nhân BHYT.
Bảng 3.7. Kinh phí mua thuốc của Trung tâm vừa cấp cứu 115 Hà Nội năm 2013 Tiền Nguồn kinh phí Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%)
Kinh phí thường xuyên 206.665.299 10,62
Kinh phí BHYT 1.740.082.010 89,38
43
Hình 3.9: Kinh phí mua thuốc của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội
năm 2013
Kinh phí mua thuốc từ nguồn BHYT lên đến hơn 1,7 tỷ đồng, chiếm 89,38% tổng kinh phí mua thuốc của đơn vị.
3.2.2. Tỷ trọng tiền thuốc trong tổng kinh phí của đơn vị
Bảng 3.8. Tỷ trọng tiền thuốc so với tổng kinh phí của đơn vị năm 2013 Tiền
Nguồn kinh phí
Giá trị (VNĐ)
Tỷ lệ (%)
Kinh phí mua thuốc 1.946.747.309 9,56
Kinh phí chi khác 18.426.252.691 90,44
Tổng kinh phí của đơn vị 20.373.000.000 100
Kinh phí mua thuốc năm 2013 của trung tâm cấp cứu 115 là hơn 1,9 tỷ đồng, chỉ chiếm 9,56% tổng kinh phí của đơn vị. Kinh phí chi khác lên đến hơn 18,4 tỷ đồng, chiếm 90,44%.
44
3.2.3. Phương thức mua thuốc của đơn vị
Giám đốc đơn vị trình Sở Y tế Hà Nội KHĐT Sở Y Tế Hà Nội phê duyệt KHĐT Tổ chuyên gia đấu thầu
xây dựng HSMT Giám đốc đơn vị phê duyệt HSMT Tổ thẩm định đấu thầu thẩm định HSMT Giám đốc đơn vị phê duyệt Kết quả lựa chọn nhà thầu Tổ chuyên gia đấu thầu
đánh giá HSDT Đóng thầu Mở thầu Mời thầu Tổ thẩm định tiến hành thẩm định Báo cáo đánh giá HSDT
Thông báo kết quả đấu thầu Thương thảo và ký hợp đồng cung cấp hàng hóa (thuốc)
Hình 3.10 : Quy trình tổ chức đấu thầu cung ứng thuốc năm 2013
Năm 2013, đơn vị tiến hành mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, dựa theo Thông tư số: 01 /2012/ TTLT-BYT-BTC ngày
45
19/01/2012 liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu thuốc của các cơ
sở y tế và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Bảng 3.9. Cơ cấu DMT đấu thầu tại Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội năm 2013. TT Nhóm thuốc Hoạt chất Thuốc Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
I THUỐC THEO TÊN
GENERIC
1 Thuốc gây tê, gây mê 2 2,1 2 1,2
2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp
12 8,5 18 11,0
3 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
5 3,5 6 3,7
4 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc
1 0,7 1 0,6
5 Thuốc chống co giật, chống động kinh
2 1,4 3 1,9
6 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
30 21,3 29 17,9
7 Thuốc điều trị đau nửa đầu, chóng mặt
2 1,4 2 1,2
8 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu
1 0,7 1 0,6
9 Thuốc tác dụng đối với máu 2 1,4 4 2,5
10 Thuốc tim mạch 21 14,9 27 16,7
11 Thuốc điều trị bệnh da liễu 3 2,1 2 1,2
12 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 2 1,4 2 1,2
13 Thuốc lợi tiểu 1 0,7 1 0,6
14 Thuốc đường tiêu hóa 17 12,1 18 11,0
15 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết
46 16 Thuốc giãn cơ và ức chế
Cholinesterase
1 0,7 1 06
17 Thuốc điều trị bệnh mắt, Tai mũi họng
4 2,8 4 25
18 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
1 0,7 1 06
19 Thuốc chống rối loạn tâm thần 3 2,1 3 1,9
20 Thuốc tác dụng trên đường hô