Cụng tỏc thụng tin thuốc và dược lõm sàng

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động chi trả thuốc cho bệnh nhân bảo hiểm y tế tại bệnh viện đa khoa thị xã chí linh năm 2013 (Trang 72)

Bệnh viện đó thành lập 1 tổ thụng tin thuốc và 1 tổ Dược lõm sàng do 2 dược sĩ đại học kiờm nhiệm.

Tổ dược lâm sàng và thông tin thuốc của bệnh viện được thành lập năm 2011, chỉ có 2 thành viên kiêm nhiệm. Cán bộ phụ trách Dược lâm

- 60 -

sàng mới chỉ thực hiện được việc phiếu lĩnh thuốc, tham gia bình bệnh án và đơn thuốc, phổ biến các quy chế mới về công tác dược bệnh viện mà chưa thể hiện được vai trò tư vấn thực sự trong việc lựa chọn thuốc. Nguyên nhân là chưa được đào tạo chuyên sâu về dược lâm sàng, kiến thức về dược lâm sàng còn hạn chế, phải kiêm nhiệm nhiều việc, nhiều khoa lâm sàng cùng một lúc. Lại không được tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, không nắm rõ tình hình bệnh nhên nên không thể tư vấn sâu về chuyên môn để lựa chọn thuốc.

- 61 -

Chương IV. Bàn luận

4.1. Số thẻ đăng ký KCB ban đầu và kinh phí được sử dụng tại bệnh viện năm 2013.

4.1.1. Số thẻ đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện.

Năm 2013 với tổng số thẻ khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở là: 91.801 đầu thẻ. Mặc dù số thẻ tại bệnh viện Đa khoa chí linh cao nhất trong tỉnh nhưng trên thực tế, với số dân trên 160.000 dân mới chỉ có khoản trên 50% số dân tham gia BHYT.

Do vậy BHXH Chí linh cần tiếp tục khai thác thêm các đối tượng tham gia BHXH nói chung và BHYT nói riêng để tăng thêm nguồn kinh phí trong hoạt động KCB cho người dân trên địa bàn.

4.1.2. Kinh phí được sử dụng trong năm 2013 tại cơ sở.

Năm 2013 kinh phí sau khi đã trừ đa tuyến còn lại được sử dụng tại bệnh viện là : 20.802.043.2438 đồng

Tuy nhiên chi phí đa tuyến cho bệnh nhân BHYT tại bệnh viện còn cao: 27.986.216.757 đồng, do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn kinh phí được sử dụng tại cơ sở.

Bệnh viện đa khoa cần tiếp tục quản lý bệnh nhân chuyển đa tuyến một cách hợp lý hơn, tránh các trường hợp bệnh nhân tự chuyển viện rồi mới quay về xin giấy chuyển viện.

4.2. Về danh mục thuốc bệnh viện

Hoạt động lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện chủ yếu dựa vào số lượng tồn năm trước và nhu cầu thuốc sử dụng của năm trước mà chưa căn cứ vào mô hình bệnh tật. Do có khó có thể xác định chính xác nhu cầu thuốc, đôi khi vẫn còn để tình trạng thiếu một số loại thuốc cho nhu cầu điều trị trong bệnh viện. Bệnh viện cần chú trọng hơn nữa đến việc xây dựng mô hình bệnh tật hàng năm để xây dựng danh mục thuốc ngày càng phù hợp và hiệu quả hơn.

- 62 -

Việc đấu thầu thuốc hàng năm thường chậm, ảnh hưởng không nhỏ tới việc mua thuốc điều trị của bệnh viện.

Việc cung ứng thuốc nhiều khi chưa kịp thời vẫn còn tình trạng thiếu thuốc phải để bệnh nhân tự mua.

DMT thanh toán cho bệnh nhân BHYT gồm 288 thuốc phân thành 24 nhóm tác dụng dược lý, mang tính đặc thù của một bệnh viện đa khoa. Trong DMTBV có một số hoạt chất có rất nhiều biệt dược: nhất là nhóm hạ sốt, giảm đau, chống viêm, và nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn. Ví dụ paracetamol có gần 20 biệt dược, amocilin có gần 10 biệt dược….Điều này có thuận lợi cho việc lựa chọn thuốc khi kê đơn song lại gây ra những khó khăn cho việc cung ứng thuốc và khó tránh khỏi nhầm lẫn khi thanh toán. - Tỷ lệ thuốc trong danh mục BHYT thanh toán chiếm 100%.

- Tỷ lệ thuốc nội chiếm 59.6%, thuốc ngoại chiếm 40.4%.

- Tỷ lệ thuốc mang tên gốc chiếm 40.4%, thuốc mang tên biệt dược chiếm 59.6%.

- Trong điều trị nội trú danh mục thuốc kháng sinh chiếm số lượng nhiều nhất, tiếp đến là thuốc tuần hoàn não đứng thứ 3 là thuốc tim mạch.

- Trong khám chữa bệnh ngoại trú, danh mục thuốc tiểu đường chiếm số lượng lớn nhất, do bệnh án tiểu đường cấp phát ngoại trú.

4.3. Hoạt động chi trả thuốc, chi phí KCB cho bệnh nhân BHYT tại BVĐK TX Chí linh viện năm 2013. BVĐK TX Chí linh viện năm 2013.

Năm 2013 với tổng chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT tại bệnh viện đa khoa là: 21.721.781.714 đồng( trong đó Bảo hiểm chi trả 19.990.568.798 đồng còn lại người bệnh đồng chi trả). Chi trả tiền thuốc: 11.988.101.536 đồng

* Chi khám chữa bệnh ngoại trú:

- Tổng chi KCB ngoại trú: 12.409.366.253 đồng, trong đó chi phí tiền thuốc: 7.973.386.053 đồng chiếm 64.2 % so với tổng chi phí.

- 63 -

So với các huyện khác trong tỉnh, tỷ lệ chi trả tiền thuốc tại bệnh viện đa khoa Chí linh chưa phải là cao nhất như: Bệnh viện đa khoa nam sách 73,5), Bệnh viện đa khoa thanh miện 70,2%, Kinh môn 68.7%, Tứ kỳ 67,7 %, Bệnh viện7 68.4%, nhưng vẫn cao hơn so với một số Bệnh viện khác như: Bệnh viện đa khoa tỉnh 42.0%, Bệnh viện đa khoa Kim thành 55.5%, Bệnh viện đa khoa Ninh giang 55.6%, Cẩm giàng 58,4 %, …

Trong đó chi trả cho: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm I: 18.904 lượt KCB với chi phí tiền thuốc: 870.407.544 đồng chiếm 10.9%/ tổng chi phí.

Nhóm II: 61.070 lượt với chi phí tiền thuốc: 4.389.430.365 đồng chiếm 55,1%/ tổng chi phí.

Nhóm III: 10.633 lượt với chi phí tiền thuốc: 505.586.642 đồng chiếm 6.34%/ tổng chi phí.

Nhóm IV: 12.791 lượt với chi phí tiền thuốc: 454.089.406 đồng chiếm 5.69%/ tổng chi phí.

Nhóm V: 10.221 lượt với chi phí tiền thuốc: 286.144.9773 đồng chiếm 5.69%/ tổng chi phí.

Nhóm VI: 25.224 lượt với chi phí tiền thuốc: 1.467.727.119 đồng chiếm 18.4%/ tổng chi phí.

* Chi khám chữa bệnh nội trú:

- Tổng chi KCB nội trú: 9.312.415.461 đồng, trong đó chi phí tiền thuốc :4.014.715.483 đồng chiếm 43.1 % / tổng chi phí.

So với 9 tháng năm 2013 chi phí tiền thuốc tại Bệnh viện đa khoa Chí linh với các Bệnh viện khác trong tỉnh : bệnh viện đa khoa nam sách: 38.4 %, Kinh môn: 35.6%, Cẩm giàng : 44,8%, Thanh miện: 40,8 %,Bệnh viện đa khoa thành phố: 49.8 %, Bệnh viện Lao- phổi: 71,9%, Bình giang: 43.2%, Thanh hà: 39.3%...

- 64 -

Nhóm I: 1.378 lượt KCB với chi phí tiền thuốc: 349.488.468 đồng chiếm 8.70 %/ tổng chi phí.

Nhóm II: 3.635 lượt với chi phí tiền thuốc: 4.389.430.365 đồng chiếm 53,0%/ tổng chi phí.

Nhóm III: 586 lượt với chi phí tiền thuốc: 246.941.806 đồng chiếm 6.15%/ tổng chi phí.

Nhóm IV: 2.858 lượt với chi phí tiền thuốc: 556.908.151 đồng chiếm 13.9%/ tổng chi phí.

Nhóm V: 723 lượt với chi phí tiền thuốc: 156.511.746 đồng chiếm 3.89%/ tổng chi phí.

Nhóm VI: 1.438 lượt với chi phí tiền thuốc: 576.325.860 đồng chiếm 14.3 %/ tổng chi phí.

Trong KCB nội trú và cả ngoại trú ta thấy nhóm II luôn có số lượt đi KCB là nhiều nhất do vậy chi phí tiền thuốc hay tổng chi phí luôn chiếm cao nhất, điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế thường những người cao tuổi mắc bệnh nhiều đặc biệt là các bệnh mãn tính, tim mạch, huyết áp,tiểu đường.

Tiếp đến là nhóm đối tượng tự nguyện( nhóm VI) có chi phí cao đứng thứ 2 sau nhóm II. Điều này phản ảnh thực tế thường những người mắc bệnh mới tham gia BHYT.

* Chi phí KCB tại các khoa phòng điều trị nội trú:

Trong nội trú bệnh nhân điều trị tại khoa nội chiếm số lượng nhiều nhất : 2.918 lượt do đó chi phí tiền thuốc nói riêng và tổng chi phí KCB nói chung chiếm tỷ lệ cao:32.6%/tổng chi phí điều trị nội trú.

Khoa ngoại: 1.982 lượt chiếm 13.4%/ tổng chi phí điều trị nội trú. Khoa sản: 1.313 lượt chiếm 16.2 %/ tổng chi phí điều trị nội trú. Khoa nhi: 2.224 lượt chiếm 10.2 %/ tổng chi phí điều trị nội trú. Khoa đông y: 689 lượt chiếm 13.6 %/ tổng chi phí điều trị nội trú.

- 65 -

Khoa lây : 473 lượt chiếm 3.9%/ tổng chi phí điều trị nội trú. * Chi phí thuốc nội, thuốc ngoại:

Chi phí thuốc nội: 7.687.425.606 đồng, chiếm 64.1%/ tổng chi phí tiền thuốc. Thuốc ngoại: 4.300.675.930 đồng chiếm 35.9%/ tổng chi phí tiền thuốc.

* Chi phí thuốc trong điều trị ngoại trú: 7.973.386.053 đồng chiếm tỷ lệ: 66.5 %/ tổng chi phí thuốc. Chi phí thuốc nội trú: 4.014.715.483 đồng chiếm 33.5%/tổng chi phí.

* Một số nhóm bệnh có chi phí lớn:

- Bệnh đái tháo đường: 3.440.256.044 đồng chiếm 28.6 %/ tổng chi phí thuốc.

- Bệnh tăng huyết áp: 397.651.241 đồng chiếm 3.31%/ tổng chi phí thuốc. - Bệnh khác của não: 262.885.983 đồng chiếm 2.19%/ tổng chi phí thuốc. - Bệnh viêm họng cấp: 381.182.870 đồng chiếm 3.17%/ tổng chi phí thuốc. - Bệnh viêm phổi: 295.301.914 đồng chiếm 2.46 %/ tổng chi phí thuốc. - Bệnh viêm dạ dày, tá tràng 164.428.255 đồng chiếm 1.37 %/ tổng chi phí thuốc.

4.4. Hoạt động mua thuốc BHYT.

Bệnh viện đa khoa chí linh hàng tháng mua thuốc tại Hiệu thuốc Chí Linh với danh mục đã được hội đồng thuốc phê duyệt và theo giá kết quả trúng thầu hằng năm của Sở y tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hầu hết các loại thuốc phê duyệt ở mức giá cao và áp sát giá trần do đó khiến giá thuốc trong bệnh viện cao hơn so với giá ngoài thị thường. Ví dụ như : Hoạt huyết dưỡng não HD, kim tiền thảo, cefocen 1g….

4.5. Về hoạt động kê đơn và giao phát thuốc.

* Kê đơn thuốc ngoại trú:

Trong quá trình giám định 53.003 đơn thuốc ngoại trú: Kết quả 85% đơn thuốc đầy đủ các quy định theo quy chế kê đơn, 15% số đơn thuốc không

- 66 -

đầy đủ. Tuy nhiên cán bộ giám định đã nhắc nhở và đề nghị sửa chữa, bổ sung.

Tỷ lệ thuốc kê trong danh mục BHYT thanh toán là 100%.

Do tình trạng thiếu bác sỹ vì vậy vẫn để y sỹ KCB và kê đơn thuốc ngoại trú, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng KCB cho bệnh nhân nói chung và bệnh nhân BHYT nói riêng.

Thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú: Trong 53.003 đơn thuốc ngoại trú đã khảo sát tại bệnh viện, không có đơn nào kê thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần.

- Với số lượng bệnh nhân KCB 200-300 lượt một ngày, do đó không kiểm soát hết được số lượt khám của người bệnh, vẫn còn một vài trường hợp một bệnh nhân đi khám 2 lượt với 2 đơn thuốc thanh toán trong cùng một ngày. - Rất nhiều bệnh nhân trong một tháng đi khám 3- 4 lượt. Do đó ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí thuốc nói riêng và tổng chi phí KCB nói chung. Các trường hợp trên có phải do người bệnh lạm dụng hay do chất lượng điều trị của bệnh viện thì cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm.

- Ngoài ra vẫn còn trường hợp người bệnh đến KCB, không những không theo chỉ định dùng thuốc của y, bác sỹ mà còn“chỉ định” ngược lại cho y, bác sỹ, yêu cầu kê thuốc theo y của mình.

Với số lượng bệnh nhân ngoại trú ngày một đông, kho cấp phát thuốc ngoại trú chỉ có một dược sĩ trung học phụ trách do đó nhầm lẫn trong quá trình cấp phát thuốc là khó tránh khỏi, bên cạnh đó việc hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân là điều khó thể thực hiện.

Vì vậy bệnh viện nên bố trí bổ sung thêm dược sỹ lâm sàng cho khoa phát thuốc điều trị ngoại trú.

* Sử dụng thuốc trong hồ sơ bệnh án.

Trong hố sơ bệnh án 100% kê thuốc trong danh mục BHYT thanh toán. 90% thực hiện đầy đủ theo quy chế kê đơn.

- 67 -

Việc cấp phát thuốc cho bệnh nhân tại các khoa lâm sàng, thuốc trong ô không ghi tên tuổi, số lượng, tên thuốc, (chỉ đánh số thứ tự theo số trong sổ tổng hợp y lệnh. Mỗi lần cấp phát cho bệnh nhân lại phải tra đối với sổ y lệnh). Điều này chưa tuân thủ yêu cầu của WHO là nhãn thuốc phải có tên bệnh nhân, tên thuốc, số lượngthuốc, hàm lượng thuốc và chỉ rõ liều sử dụng ( cả về số lượng và thời gian sử dụng). Việc nhận biết các thuốc trên ô chỉ dựa vào cảm quan có thể dẫn đến nhầm lẫn. Do đó bệnh viện nên thực hiện ghi đầy đủ các thông tin trên ô thuốc phát cho bệnh nhân. Việc chia thuốc vào các ô cho bệnh nhân cũng không thể không tránh khỏi nhầm lẫn do bệnh nhân đông, số lượng thuốc lại nhiều.

Tại bệnh viện, người trực tiếp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú là điều dưỡng chăm sóc. Như vậy thuốc sử dụng sẽ do điều dưỡng chịu trách nhiệm về liều dùng, cách dùng nên điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao phát thuốc cho bệnh nhân. Bệnh nhân nội trú không được cấp phát thuốc trực tiếp từ dược sỹ nên làm giảm cơ hội tiếp xúc trực tiếp giữa bệnh nhân và dược sĩ, ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc. Do đó bệnh viện nên bổ sung thêm dược sỹ cho bộ phận giao phát thuốc cũng như tăng cường đào tạo kiến thức về sử dụng thuốc cho điều dưỡng chăm sóc.

4.6. Hoạt động hướng dẫn, sử dụng thuốc.

Hướng dẫn sử dụng thuốc là khâu hết sức quan trọng trực tiếp đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc trong bệnh viện. Để thực hiện tốt hoạt động giám sát sử dụng thuốc bệnh viện HĐT& ĐT cần thể hiện rõ vai trò trung tâm của mình. Hàng năm tiến hành lựa chọn, loại bỏ, bổ sung, thay thế thuốc vào danh mục. Với tiêu chí đảm bảo khách quan, sát với nhu cầu thực tế của bệnh viện.

Các đơn thuốc ngoại trú được kiểm soát tại kho phát thuốc, tuy nhiên chưa có dược sĩ lâm sàng trực tiếp kiểm soát và hướng dẫn sử dụng, toàn bộ công

- 68 -

việc ở kho chỉ có một dược sỹ trung học đảm đương, nên mức độ kiểm soát chỉ là đối chiếu danh mục thuốc , còn việc kê đơn đã hợp lý chưa thì chưa được kiểm soát.

- Kiểm tra nội dung ghi chép bệnh án và quá trình dùng thuốc: hoạt động bình bệnh án tại bệnh viện diễn ra không thường xuyên và cũng chưa được quan tâm đúng mức theo hướng dẫn của Bộ y tế.

- Thiết lập mối quan hệ giữa dược sỹ- bác sỹ- y tá - bệnh nhân: Trong thực tế, mối quan hệ này chỉ xảy ra ở mức độ như sau: Bác sỹ khám bệnh, chỉ định thuốc; dược sỹ phát thuốc và y tá chăm sóc hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc. Mối quan hệ giữa dược sỹ với bệnh nhân, với điều dưỡng, với cả bác sỹ đều mờ nhạt.

4.7. Về hoạt động thông tin thuốc và dược lâm sàng

Nhu cầu về thông tin thuốc của cán bộ y tế ngày càng nhiều và cấp thiết, do đó vai trò của đơn vị thông tin thuốc là rất quan trọng. Tại bệnh viện đa khoa Thị xã Chí linh, đơn vi thông tin thuốc gồm có 2 thành viên hoạt động chung với tổ dược lâm sàng, được trang bị các thiết bị và tài liệu cần thiết, hoạt động thông tin thuốc diễn ra chưa được đều đặn cho thấy bệnh viện chưa có sự quan tâm nhất định đến công tác thông tin thuốc. Tất cả các thành viên của tổ đều là cán bộ kiêm nhiệm, nguồn thông tin tra cứu chủ yếu là các tài liệu thông thường như Dược thư quốc gia Việt Nam, MIMS, VIDAL, hướng dẫn điều trị…, chưa có mang internet, không sử dụng tài liệu nước ngoài. Do đó chất lượng của thông tin thuốc chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của cán bộ y tế trong bệnh viện.

- 69 -

Kết luận và kiến nghị

1 .Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi đã phân tích được hoạt động chi trả thuốc cho bệnh nhân BHYT tại BVĐK Chí linh, năm 2013 và có kết luận như sau:

* Số thẻ và kinh phí được sử dụng.

Năm 2013 số thẻ đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện : 91.801 đầu thẻ Kinh phí được sử dụng: 20.802.043.438 đồng.

* Hoạt động chi trả thuốc và chi phí KCB.

Số lượt KCB cho bệnh nhân BHYT trong năm: 149.461 lượt, với tổng chi

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động chi trả thuốc cho bệnh nhân bảo hiểm y tế tại bệnh viện đa khoa thị xã chí linh năm 2013 (Trang 72)