Miền DS.
Một miền mạng IP thường là một vùng địa lý có biên bao bọc xung quanh, thực thi cùng một chính sách và cùng có một nhà quản lý chung. Một miền IP có thể gồm nhiều mạng phân tán hay tập trung.
Một mạng IP được xem là có khả năng xử lý dịch vụ phân biệt DS nếu nó có thể cung cấp dịch vụ DiffServ. Một miền IP có thể bao gồm các phần có khả năng DS và các phần không có khả năng DS. Một miền DS là phần có khả năng DS của một miền IP. Miền DS là một mạng con của một miền IP nên nó cũng nằm trong chính sách quản lý chung của miền IP đó. Hình 3.4 chỉ ra rằng một miền IP có thể bao gồm các miền DS và các miền không DS
Hình 3.4. Miền IP
Hình 3.5. Miền DS
Hình 3.5 chỉ ra một miền DS cùng các thành phần của nó. Các khái niệm sử dụng để miêu tả kiến trúc DS được định nghĩa trong RFC 2475.18 [8]. Một nút IP hoặc một thiết bị được gọi là có khả năng DS nếu nó hỗ trợ DiffServ. Một nút DS là một nút IP có khả năng DS. Giống như một miền IP, miền DS cũng được phân ranh giới bởi đường biên DS. Các nút nằm trên đường biên DS được gọi là các nút biên, các nút nằm trong miền DS được gọi là các nút lõi. Các nút
biên DS thực hiện việc phân loại và điều khiển lưu lượng cho từng yêu cầu cụ thể.
Có hai loại nút biên: Nút vào (ingress node) và nút ra (egress node). Nút vào là các nút biên mà tại đó các luồng lưu lượng đi vào miền DS, nút ra là nút biên có luồng lưu lượng đi ra khỏi DS.
Nút biên có thể kết nối với các nút lõi trong miền DS, một nút biên của miền DS khác hoặc các nút trong miền không DS. Nút lõi chỉ có thể kết nối với nút lõi khác hoặc nút biên trong cùng miền DS, nó không kết nối trực tiếp với các nút ở ngoài miền DS.
Một miền DS thông thường bao gồm một hay nhiều mạng dưới cùng một chính sách quản trị. Cách thức xử lý các gói tin IP trong mạng DS được định nghĩa bởi các hành vi theo chặng PHB. Các nút biên DS phân loại và điều khiển lưu lượng đầu vào để đảm bảo rằng các gói tin qua miền được đánh dấu thích hợp để lựa chọn một PHB từ một nhóm các PHB được hỗ trợ trong phạm vi miền. Các nút trong miền DS lựa chọn chuyển tiếp các gói tin dựa trên mã chuyển tiếp DSCP của chúng, sắp xếp vào một trong các PHB theo yêu cầu.
Vùng DS
Hình 3.6. Vùng DS
Hình 3.6 diễn tả một vùng DS. Một vùng DS là một tập hợp một hay vài miền DS kế tiếp nhau có chính sách quản trị khác nhau. Vì vậy một vùng DS có thể cung cấp DiffServ thông qua các bộ định tuyến IP dưới nhiều chính sách quản trị. Thông thường mỗi miền trong vùng có chính sách làm việc và PHB riêng của nó, mỗi miền sử dụng một mã DSCP riêng để gán cho các kiểu lưu lượng. Tuy nhiên, để cho phép các dịch vụ nối ngang qua miền, các miền DS ngang hàng phải thiết lập mỗi miền một SLA ngang hàng chứa thỏa thuận lưu lượng TCA phù hợp. Một vài miền DS trong một vùng có thể kế thừa một chính sách cung cấp dịch vụ chung và có thể hỗ trợ tập hợp chung các nhóm PHB và
các cách sắp xếp mã phân biệt dịch vụ DSCP, vì vậy có thể loại bỏ quy định lưu lượng giữa các miền DS đó.