Hình 4.8. Cấu hình mô phỏng mạng thực nghiệm 2.
Thực nghiệm 2: Mô phỏng mạng IP có hỗ trợ việc đặt trƣớc tài nguyên
Để thực hiện mô phỏng 2 thì cần có các tập lệnh để thực hiện kỹ thuật lưu lượng và các mô hình khôi phục, bảo vệ đường mà thư viện ns-2.32 không có, do vậy tôi đã sử dụng phiên bản MNSv2.0 tại website http://flower.ce.cnu.ac.kr/~fog1/mns/index.html và thực hiện biên dịch lại các tham số đường dẫn biến môi trường của MNSv2.0 để tương thích với ns-2.32.
Thiết lập cấu hình mô phỏng: Topo mạng như hình 4.7. trong đó node 0 và node 10 là router thông thường, các node từ 1 đến 9 là các router hỗ trợ RSVP tạo thành một miền IntServ.
Các nguồn sinh lưu lượng được gắn vào node R0, các đích nhận lưu lượng được gắn vào node 10. Mỗi nguồn phát lưu lượng với tốc độ 0,8Mbps, kích thước gói 600B. Các luồng lưu lượng đều được truyền theo tuyến tường minh ER (Explicit Routing) định trước.
Thực hiện và phân tích kết quả mô phỏng:
- Thời điểm 0,5s: Luồng 1 truyền trên LSP_1100 (1-3-5-7-9) - Thời điểm 1,0s: Luồng 2 truyền trên LSP_1200 (1-2-4-6-8-9) - Thời điểm 1,5s: Luồng 3 truyền trên LSP_1300 (1-3-4-6-5-7-8-9) - Thời điểm 5s cả ba luồng ngưng truyền.
Hình 4.9. Hình ảnh luồng dữ liệu trong mô phỏng 2
Kết quả:
- Luồng 1 đã truyền 749 gói, mất 0 gói, tỷ lệ mất gói là 0% - Luồng 2 đã truyền 666 gói, mất 0 gói, tỷ lệ mất gói là 0% - Luồng 3 đã truyền 583 gói, mất 0 gói, tỷ lệ mất gói là 0%
Hình 4.10. Lưu lượng các luồng trong mô phỏng 2
Nhận xét:
Để thiết lập một luồng dự trữ trước tài nguyên, trước tiên bên gửi phát một bản tin Path dọc theo tuyến tường minh ER. Bản tin Path chứa một session-id và các yêu cầu băng thông. Khi bản tin Path tới đích, bên nhận đáp ứng bằng một bản tin Resv. Bản tin Resv được truyền theo hướng ngược lại với bản tin Path bằng cách dùng thông tin của hop kề trước trong bản tin Path, nó cũng chứa cùng session-id như bản tin Path tương ứng. Bản tin Resv sẽ thiết lập việc giữ trước tài nguyên ở các router, khi bản tin Resv tới đích thì quá trình thiết lập dự trữ tài nguyên hoàn thành.
Trong mô phỏng này, luồng 1 được thiết lập trước theo tuyến ER= 1-3-5-7- 9, luồng 2 được thiết lập sau theo tuyến 1-2-4-6-8-9 và luồng 3 được thiết lập
sau cùng theo tuyến 1-3-4-6-5-7-8-9. Như vậy cả 3 luồng lưu lượng được phát theo 3 đường truyền riêng nên việc thiết lập đặt trước tài nguyên của cả 3 luồng đều thành công. Kết quả mô phỏng của tôi đã chỉ ra rằng, các tham số QoS đều nằm trong phạm vi yêu cầu, tỷ lệ mất gói tin trên các luồng là 0%