Dịch vụ cố gắng tối đa (best effort) được xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc [7]:
1. Nhận tất cả các lưu lượng đưa vào mạng 2. Mọi lưu lượng được đối xử như nhau.
3. Mạng đảm bảo lưu lượng sẽ được truyền đi một cách tốt nhất mà nó có thể nếu có đủ tài nguyên.
Đặc điểm “cố gắng tối đa” có thể dẫn đến các nhược điểm sau:
- Mất mát gói tin: UDP là một trong những giao thức cốt lõi của giao thức TCP/IP. Dùng UDP, chương trình trên mạng máy tính có thể gửi những dữ liệu ngắn được gọi là datagram tới máy khác. Khi datagram truyền qua mạng, nó tới bộ đệm trong router. Có thể bộ đệm của rtouter đã đầy và không thể nhận datagram, khi đó nó bị loại bỏ, không tới được phía nhận và coi như bị mất.
Sự mất gói tin có thể được loại bỏ bằng cách gửi gói tin qua TCP. TCP sẽ truyền lại gói tin. Giao thức này đảm bảo chuyển giao dữ liệu tới nơi nhận một cách đáng tin cậy và đúng thứ tự. Tuy nhiên, cơ chế truyền lại là không thể chấp nhận được đối với ứng dụng thời gian thực như điện thoại internet bởi vì nó làm tăng độ trễ. Mặt khác, theo cơ chế điều khiển tắc nghẽn trong TCP, sau khi mất gói tin, tốc độ truyền tại phía gửi bị giảm đi, có thể thấp hơn tốc độ đọc phía nhận, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng âm thanh tại phía nhận. Vì vậy hầu hết ứng dụng điện thoại internet đều chạy trên UDP. Tuy nhiên, nếu đường truyền bị tắc nghẽn, tỉ lệ mất gói vượt quá một ngưỡng (ví dụ 10 – 20%) thì chất lượng âm thanh sẽ không chấp nhận được.
- Độ trễ end – to - end: Khoảng cách, tốc độ truyền dữ liệu và thời gian xử lý của các node mạng ảnh hưởng đến độ trễ này. Đây cũng là một nhược điểm của mạng IP với dịch vụ cố gắng tối đa
- Jitter: Là một trong những thành phần tạo nên độ trễ end – to – end, nó chính là sự biến động về độ trễ khi ta gửi các gói từ source đến destination. Đối với các ứng dụng như VoIP thì giá trị jitter càng nhỏ càng tốt.
Từ những nhược điểm nêu trên, các nhà thiết kế ứng dụng đã đưa ra các cơ chế làm tăng chất lượng của dịch vụ audio/video. Dưới đây luận văn sẽ trình bày các cơ chế này.