Loại bỏ jitte rở phía nhận

Một phần của tài liệu Đánh giá yêu cầu tài nguyên mạng của ứng dụng Video Conference (Trang 32)

Đối với ứng dụng truyền thông đa phương tiện tương tác thời gian thực, chẳng hạn điện thoại Internet. Người nói chuyện trong điện thoại Internet tạo ra một tín hiệu audio gồm lúc nói lúc ngừng. Trong thời gian nói, người gửi tạo ra những byte với tốc độ là 8KBps (Bps: bytes/s), cứ 20ms người gửi nhóm các byte vào thành một đoạn (gói tin UDP hoặc TCP). Số lượng byte trong một đoạn là 20ms*8KBps = 160 Bytes. Một header đặc biệt được thêm vào mỗi đoạn. Mỗi đoạn cùng với header được đóng gói trong một đoạn UDP, rồi được gửi tới giao diện socket. Trong thời gian nói, cứ 20ms có một đoạn UDP được gửi đi. Tuy

nhiên, ở phía nhận, khoảng thời gian giữa các gói đến liên tiếp có thể hơn 20ms. Điều đó có thể giải thích như sau: giả sử gói đầu tiên đến khi hàng đợi đang trống, nên nó được xếp ở đầu hàng đợi của router, nhưng sau khi gói thứ nhất rời đi thì hàng đợi có nhiều gói từ các nguồn khác đến cùng hàng đợi đó. Do vậy khi gói thứ hai đến, hàng đợi đang có một số gói tin chờ được truyền đi, nó sẽ phải chịu độ trễ hàng đợi lớn hơn. Ngược lại trong trường hợp hai gói liên tiếp, trong đó gói thứ nhất đi vào phần cuối của hàng đợi đã có một số lượng lớn các gói, còn gói thứ hai đến hàng đợi trước khi các gói từ nguồn khác tới. Như vậy hai gói đang xét sẽ ở gần kề nhau trong hàng đợi và có thể hai gói sẽ cách nhau khoảng thời gian nhỏ hơn 20ms. Nếu chạy ngay những gói tin ngay khi nói tới phía nhận thì chất lượng audio thu được sẽ rất tồi. Vì vậy, phía nhận phải có các cơ chế để loại bỏ ảnh hưởng của jitter tại phía nhận: Phía nhận cố gắng cung cấp khả năng chạy đồng bộ các đoạn khi có xảy ra hiện tượng biến động trễ. Điều này có thể được thực hiện bằng cách kết hợp các cơ chế [6]:

 Chèn số thứ tự vào mỗi đoạn, phía gửi sẽ tăng số thứ tự lên 1 khi có một gói tin được tạo ra;

 Gán cho mỗi đoạn một nhãn thời gian. Phía gửi sẽ gán nhãn thời gian cho mỗi đoạn, đó chính là thời điểm mà đoạn đó được tạo ra;

 Làm trễ việc chạy ở phía nhận. Thời gian làm trễ phải đủ lâu để các gói tin được nhận trước khi chúng được lập lịch chạy. Việc làm trễ có thể theo khoảng thời gian cố định hoặc thay đổi. Các gói tin không tới được phía nhận trước thứ tự chạy của chúng được xem như là bị mất.

Để làm trễ việc chạy phía nhận thường sử dụng hai phương pháp: làm trễ việc chạy với thời gian cố định và làm trễ việc chạy với thời gian thích nghi.

Một phần của tài liệu Đánh giá yêu cầu tài nguyên mạng của ứng dụng Video Conference (Trang 32)