Ảnh hưởng của thời gian già hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp Canxi Hidroxy Apatit trên nền Alginat tách từ rong biển Nha Trang (Việt Nam) (Trang 64)

a. Kết quả XRD

56

Quan sát hình 3.14 cho thấy trên các giản đồ chỉ xuất hiện các vạch nhiễu xạ đặc trưng của HA, không thấy sự có mặt của pha lạ. Như vậy, thời gian già hóa không ảnh hưởng đến độđơn pha của sản phẩm.

Kết quả tính toán kích thước hạt trung bình và độ tinh thể của sản phẩm được trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của thời gian già hóa đến kích thước hạt trung bình và

độ tinh thể compozit HA/Alg

STT Thời gian già hóa (giờ) D (nm) theo Scherrer Độ tinh thể (%) 1 0 17,63 22,15 2 4 18,48 29,73 3 8 18,54 29,04 4 16 19,26 30,01 b. Kết quả FTIR

57

Kết quả tính toán, giản đồ XRD và FTIR cho thấy: Thời gian già hóa không ảnh hưởng nhiều đến kích thước hạt trung bình và độ tinh thể của sản phẩm.

Thời gian già hóa quá ngắn làm cho phản ứng tạo HA xảy ra chưa hoàn toàn, nó có thể tạo ra các sản phẩm trung gian không bền là những hợp chất canxi photphat. Ngoài ra thời gian già hóa quá ngắn sẽ làm cản trở sự phát triển tinh thể, các hạt HA không dễđạt được sự phân tán đồng đều trên nền polyme.

Thời gian già hóa quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng các hạt trong hỗn hợp phản ứng có sự kết tụ lại với nhau làm cho kích thước hạt lớn hơn và kéo dài thời gian không cần thiết.

Từ các kết quả thu được cho thấy thời gian già hóa thích hợp từ 4 đến 8 giờ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp Canxi Hidroxy Apatit trên nền Alginat tách từ rong biển Nha Trang (Việt Nam) (Trang 64)