Các giải pháp khắc phục hạn chế và nâng cao quản trị công ty

Một phần của tài liệu Những giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 111)

Thứ nhất, về công khai hóa thông tin: Giao dịch tư lợi là hành vi chiếm

đoạt tài sản của công ty cho cá nhân. Hành vi này đó có thể bị hạn chế, ngăn ngừa nếu nó thường xuyên được giám sát và kiểm tra bởi cơ chế công khai

như một công cụ quản trị doanh nghiệp. Các thành viên, cổ đông trong công ty thường có xu hướng ít công khai hóa nếu pháp luật không bắt buộc hoặc bắt buộc một cách hình thức mà không có chế tài tương ứng. Những thông tin càng xấu thì cổ đông đa số và những người quản lý công ty càng không muốn công khai. Để khắc phục điều này, chúng ta cần sớm thể chế hóa và hoàn thiện những vấn đề như:

Một là, về hình thức và cách thức công khai thông tin: có thể quy định

công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử (Website) của doanh nghiệp hoặc của công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công nhà nước hoặc cơ quan/tổ chức được giao thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp. Chính phủ quy định cụ thể các đối tuợng DNNN bắt buộc phải xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử.

Báo cáo dưới hình thức văn bản (có thể kèm theo dữ liệu diện tử hoặc bản in) gửi cho co quan/tổ chức, doanh nghiệp được giao thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nuớc đối với doanh nghiệp (hoặc cổ đông/thành viên Nhà nuớc).

Khuyến khích các DNNN công bố thông tin trong các bản tin, ấn phẩm khác của doanh nghiệp và trên các phuong tiện thông tin đại chúng.

Hai là, về nội dung thông tin công bố: Nhằm hạn chế các giao dịch tư

lợi phát sinh thì DNNN phải tổ chức xây dựng và công bố báo cáo thuờng niên bao gồm các thông tin hoặc tài liệu kèm theo sau:

+ Thông tin về kết quả tài chính và hoạt động của doanh nghiệp, gồm: Báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, bảng kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính); Báo cáo và phân tích công tác điều hành kinh doanh của doanh nghiệp (Ðối với công ty mẹ của tập đoàn,

tổng công ty nhà nước thì phải có báo cáo hoạt động điều hành trong toàn bộ tập đoàn, tổng công ty)

+ Thông tin chi tiết về công tác cán bộ của doanh nghiệp, truớc hết là thành viên HÐQT/ HĐTV, Chủ tịch công ty, Ban Giám đốc (thù lao, đãi ngộ, lương thưởng, thành phần, xuất thân, các tiêu chuẩn bổ nhiệm và mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đó trong thực tế, chức năng nhiệm vụ được giao…).

+ Thông tin về các giao dịch kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp trong kỳ công bố thông tin, đặc biệt là các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi

+ Thông tin hoặc quy chế quản trị doanh nghiệp cũng như việc thực hiện quy chế đó, đặc biệt các thông tin về chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm và cơ chế vận hành của chủ sở hữu, HÐQT/HĐTV, Chủ tịch công ty, Ban Giám đốc…, bao gồm cả cơ chế quyết định, biểu quyết hoặc phê duyệt, v.v.

Ba là, lập và công khai danh sách những người thân thuộc (người có

liên quan) của chủ tịch, các thành viên HĐQT, thành viên hội đồng thành viênGĐ/TGĐ; danh sách các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối;

Bốn là, đảm bảo các thông tin được công khai một cách kịp thời, chính

xác song vẫn đáp ứng được bí mật kinh doanh và bí mật nội bộ công ty.

Năm là, cần có chế tài nghiêm khắc đối với hành vi cố tình không công

khai hóa thông tin, tránh cho việc công khai hóa thông tin chỉ mang tính hình thức.

Thứ hai, về kiểm toán: DNNN cần xây dựng quy trình kiểm toán nội

bộ hiệu quả và thiết lập chức năng kiểm toán nội bộ dưới sự giám sát và báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị và Ủy ban Kiểm toán hoặc cơ quan tương đương.

Thứ ba, về vai trò của BKS: tăng cường thẩm quyền của BKS trong

việc kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi. Cần nỗ lực nâng cao vai trò của BKS bao gồm giám sát lập báo cáo tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ. Các thành viên BKS phải là thành viên độc lập có các phẩm chất phù hợp.

Thứ tư, nâng cao tính chuyên nghiệp của chủ sở hữu Nhà nước: Hình

thành các đầu mối chuyên trách thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nuớc; Tăng cường công tác giám sát DNNN...

Một phần của tài liệu Những giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)