Thực trạng kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các

Một phần của tài liệu Những giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 51)

trong các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

2.1.1. Thủ đoạn tiến hành giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay

Mặc dù Luật DN năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định khá chặt chẽ nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi như: quyền kiểm soát của các thành viên, cổ đông, chủ sở hữu công ty được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, vì lợi ích cá nhân mà thực tế hiện nay, các giao dịch tư lợi vẫn xảy ra và ngày càng nhiều với những thủ đoạn, cách thức thực hiện đa dạng hơn, lợi ích bị xâm hại nhiều hơn, thậm chí làm cho một số công ty, doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của nước ta.

Trong thời gian qua, các ngành chức năng đã phát hiện nhiều giao dịch tư lợi được thực hiện trong các công ty, doanh nghiệp nhà nước. Qua nghiên cứu, có thể thấy một số cách thức thực hiện giao dịch tư lợi trong các DNNN như:

2.1.1.1. Người quản lý kí hợp đồng lao động với người thân quen

Người quản lý trong các DNNN có thể tuyển dụng, kí kết hợp đồng lao động với người thân, người quen của mình (như: bố, mẹ, anh, chị, em, bạn

khác trong điều kiện công việc và trình độ tương đương. Có thể nói, đây là một trong những cách thức thực hiện giao dịch tư lợi phổ biến hiện nay.

Điển hình trong thời gian qua là vụ việc Ông Trát Phùng Vĩnh, Giám đốc Công ty Điện lực Bạc Liêu, đã tuyển dụng nhiều người thân vào những vị

trí quan trọng trong công ty mình phụ trách. Cụ thể: Ban đầu, ông đề bạt cháu

ruột là Trát Thanh Điền (SN 1981) từ Giám đốc Chi nhánh Điện lực huyện Vĩnh Lợi lên giữ chức Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của công ty; tiếp đến tuyển dụng vợ Điền là Nguyễn Thị Minh Thùy (SN 1982) làm nhân viên kế toán. Em ruột giám đốc Vĩnh là Trát Văn Minh (SN 1964), tốt nghiệp chuyên

tu ngành điện, được phân giữ chức trưởng phòng kinh doanh.

Một người em trai khác của ông Vĩnh là Trát Hoàng Nhiên (SN 1968), từng là lái xe, cũng được điều về Điện lực TP.Bạc Liêu. Hai con trai của giám đốc có trình độ thường thường bậc trung là: Trát Xuân Trường mới học hết trung học phổ thông được ông Vĩnh bố trí làm cán bộ văn phòng công ty; Trát Xuân Vinh (SN 1986) được cha ưu tiên đưa vào Ban quản lý dự án thuộc Công ty ĐLBL để gặp gỡ đối tác.

Như vậy, với việc tuyển dụng những người thân quen vào công ty, Giám đốc Trát Phùng Vĩnh đã biến công ty nhà nước này thành “doanh nghiệp gia đình”. Tất cả những vị trí quan trọng, những ưu đãi, mức lương cao ông giám đốc này đều dành cho người thân của mình. Trong khi đó, nhiều cán bộ có trình độ, chuyên môn không được bổ nhiệm hợp lý, gây bức xúc trong công ty.

Với các “doanh nghiệp gia đình” như này đã làm giảm uy tín, năng lực cạnh tranh của hệ thống các DNNN. Điều này cũng lý giải vì sao nhiều DNNN không thu hút được nhân tài thực sự. Và cũng lý giải vì sao kết quả

kinh doanh của các DNNN luôn thấp, không có hiệu quả... Vậy nên, việc ngăn chặn hành vi kí kết hợp đồng lao động của những người quản lý với những người thân quen mà không có năng lực là cần thiết, nhằm đem lại sự công bằng trong cạnh tranh nghề nghiệp, việc làm cũng như góp phần thúc đẩy DNNN phát triển bền vững, hiệu quả.

2.1.1.2. Người quản lý “gửi giá” vào các hợp đồng với đối tác

“Gửi giá” là khi DN mặc cả với đối tác để giá kí kết trong hợp đồng cao hơn giá thực, phần chênh lệch cao hơn đó sẽ được gửi vào tài khoản do bên chỉ định. Tức là, trong các giao dịch của DNNN, người quản lý móc nối với đối tác để thay đổi giá của sản phẩm (nâng giá sản phẩm cao hơn giá thực) để hưởng phần chênh lệch. Hiện tượng “gửi giá” trong các DNNN xảy ra nhiều nhất trong lĩnh vực đầu tư, mua sắm.

Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã phát hiện được khá nhiều trường hợp người quản lý DNNN thực hiện “gửi giá” trong các hợp đồng mua sắm, đầu tư như:

Vụ việc Công ty Xăng dầu Hàng không (Vinapco) thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, là DNNN được đặc quyền xuất nhập khẩu, kinh doanh và vận tải xăng dầu, mỡ, dung dịch đặc chủng hàng không. Theo kết quả điều tra, từ năm 1996 đến 2003, Vinapco được Bộ Thương mại cấp hạn ngạch nhập khẩu 1.415.000 tấn dầu diesel phục vụ kinh doanh nội địa (ngoài ngành hàng không).

Để chuyển tải số dầu diesel nói trên, Giám đốc Vinapco Trần Minh ủy quyền cho đàn em của mình là Nguyễn Viết Hoa, Trưởng phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu, cùng Lê Anh Văn, Giám đốc Xí nghiệp Thương mại dầu khí

hàng không miền Nam (thuộc Vinapco) bàn bạc, mở phi vụ làm ăn với Lê Tuấn Long, Giám đốc Công ty TNHH Bảo Anh.

Nguyễn Viết Hoa đã đại diện cho Vinapco ký 10 hợp đồng thuê Bảo Anh chuyển tải dầu diesel từ tàu nước ngoài neo đậu tại cảng biển Gành Rái (Vũng Tàu) lên các kho trong bờ hoặc giao sang mạn cho các phương tiện khác của Vinapco. Theo hợp đồng, Bảo Anh được Vinapco thanh toán giá cước chuyển tải, được hưởng hao hụt chuyển tải và sang mạn.

Kết quả điều tra cho thấy Công ty TNHH Bảo Anh chỉ chuyển tải lên các kho 1.000.250.706 lít nhưng lại được Vinapco xác nhận là 1.052.124.859 lít và được thanh toán 27,4 tỷ đồng tiền chuyển tải. Lê Tuấn Long, Giám đốc Công ty Bảo Anh khai: bị can này và Lê Anh Văn, Giám đốc Xí nghiệp Thương mại dầu khí hàng không miền Nam đã thống nhất là có “gửi giá” trên mỗi lít dầu do Bảo Anh vận chuyển.

Ban đầu, giá gửi chỉ 2 đồng/lít, về sau, giá gửi liên tục được nâng lên 10, 12, 15 và 20 đồng/lít. Tổng cộng, Lê Tuấn Long đã chuyển lại 19,8 tỷ đồng tiền “gửi giá” nói trên cho Lê Anh Văn. Thực chất tiền trên là của nhà nước, do nhà nước chi trả nhưng thông qua “công nghệ gửi giá”, êkíp lãnh đạo Vinapco đã tham ô, chiếm hưởng cá nhân.

Hay vụ án Vinalines mua ụ nổi 83M có dấu hiệu “gửi giá”. Những người quản lý của Vinalines đã tiến hành giao dịch, thương thảo mua ụ nổi 83M với giá 9 triệu USD từ công ty AP (công ty của ông Goh – ông Goh là tư vấn bán ụ nổi 83M cho Vinalines). Tuy nhiên, giá của ụ nổi này công ty AP mua là 2,3 triệu USD. Sau khi giao dịch mua bán được kí kết, ông Goh đã chuyển về Việt Nam qua tài khoản Công ty Phú Hà (em gái Trần Hải Sơn) 1,66 triệu USD. Như vậy, chúng ta thấy những người quản lý Vinalines đã có

sự câu kết, “gửi giá” vào giao dịch mua bán ụ nổi 83M nhằm chia sẻ lợi ích, tài sản của Nhà nước, tài sản của công ty.

2.1.1.3. Thủ đoạn móc nối với đối tác thay đổi chất lượng hàng hóa nhằm hưởng lợi nhuận chênh lệch

Có thể nói đây cũng là một trong những thủ đoạn, cách thức “rút tiền” Nhà nước phổ biến hiện nay của những người quản lý trong các DNNN. Trong các hợp đồng mua sắm vật tư, người quản lý DNNN đều yêu cầu hàng hóa phải là vật tư đặc chủng, chất lượng cao nhưng khi nhận hàng họ sẵn sàng chấp nhận nghiệm thu những sản phẩm chất lượng thấp (nhưng vẫn tính với giá chất lượng cao) để lấy tiền chênh lệch chia nhau. Điển hình như vụ việc mua 80 tấn hóa chất chống cháy trong hợp đồng 93/94 VSP 1 ký ngày 6/6/1994, mà trong đó Vietsovpetro yêu cầu số hóa chất này phải là hàng của Pháp với giá trị hợp đồng là 2,429 tỉ đồng. Nhưng khi nhận hàng, Vietsovpetro lại chấp nhận cho bên cung cấp thay bằng 80 tấn hóa chất sản xuất tại TP.HCM có chất lượng thấp mà giá trị hợp đồng vẫn không đổi.

Hay trong Hợp đồng 1-029/PSA-SSE/31-92 "mua xích neo Mỏ Rồng", Vietsovpetro (được sự đồng ý của lãnh đạo Petro Việt Nam) đã ủy thác cho Công ty PSA (là đơn vị không có chức năng làm dịch vụ cho Vietsovpetro) mua 8 sợi xích neo của Singapore (để neo giữ tàu dầu tại Mỏ Rồng). Nhưng một số người thực hiện hợp đồng định mua về loại xích neo cũ (đã bị nước ngoài loại bỏ) để mang về nước tính theo giá mới, lấy tiền chênh lệch chia nhau...

2.1.1.4. Kí kết, thực hiện các giao dịch với người thân quen

có nhiều trường hợp người quản lý các DNNN bằng các thủ đoạn ép buộc công ty kí kết các giao dịch mua bán với người thân quen của mình nhằm trục lợi. Ví dụ: vụ án bà Vũ Thúy Huệ - Nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Công nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam (PV EIC) - thành viên Tập đoàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã chỉ đạo, “ép” Tổng Công ty mua 5 căn

hộ chung cư cũ tại số 219 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP.HCM với giá trị lên đến 27,9 tỉ đồng từ ông Hoàng Đình Sơn. Nhưng thực chất 5 căn hộ này thuộc sở

hữu của ông Vũ Đình Tiến và bà Nguyễn Thị Tý - là bố mẹ ruột của bà Vũ

Thúy Huệ. Và, 5 căn hộ này được ông bà Vũ Đình Tiến, Nguyễn Thị Tý mua

với giá chỉ có 250 triệu đồng. Như vậy, chênh lệch giá trị tài sản đã lên đến

27,65 tỉ đồng, gấp hơn 100 lần giá trị thực. Điều này đã khiến cho HĐQT và nhiều cán bộ công nhân viên của PV EIC bức xúc; đã gây thiệt hại lớn cho tài sản của Nhà nước và công ty.

2.1.1.5. Người quản lý thành lập hoặc móc nối với các công ty “sân sau” nhằm chuyển dịch các lợi ích cho công ty của riêng mình

Một cách thức thực hiện giao dịch tư lợi khác là người quản lý thành lập hoặc móc nối với các công ty “sân sau” sản xuất, kinh doanh mặt hàng cần thiết cung cấp cho công ty mình quản lý nhằm chuyển dịch các lợi ích, san sẻ hợp đồng, khách hàng của công ty mình quản lý cho công ty “sân sau”. Thực tế cho thấy, có rất nhiều thủ đoạn mà người quản lý áp dụng để giành quyền, lợi ích cho các công ty “sân sau” của mình, bao gồm cả việc lợi dụng quyền hạn, chức vụ để ép buộc công ty mình quản lý phải kí kết hợp đồng với các công ty “sân sau” nhằm hưởng lợi ích. Ta có thể thấy rõ điều này qua ví dụ về vụ án PMU 18 sau:

Trong thời gian nhận thầu các dự án lớn, Bùi Tiến Dũng – Tổng giám đốc quản lý dự án PMU đã yêu cầu các nhà thầu chính phải tiếp nhận các

công ty “sân sau” của mình. Hạng mục tuyến đường Cầu Mống – Cống Đá và đường Vĩnh Diện thuộc tỉnh Quảng Nam đã được Bộ Giao thông vận tải ra quyết định bổ sung vào dự án khôi phục cầu trên Quốc lộ 1, giai đoạn II-3. Trong danh sách các nhà thầu phụ thi công hạng mục trên có tên các nhà thầu tư nhân: CTCP Thái Bình Dương, Công ty Vạn Xuân; đặc biệt là các Công ty Hoa Việt của Nguyễn Mậu Thôn và CTCP Xây dựng công trình giao thông Bắc Nam. Nhà thầu chính của công trình là Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 6 – Bộ Giao thông vận tải (CIENCO 6). Sau khi có quyết định bổ sung dự án của Bộ Giao thông vận tải, TGĐ PMU18 Bùi Tiến Dũng đã “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp tư nhân nói trên nhảy vào tự ứng vốn thi công. Bùi Tiến Dũng đã có công văn, thực chất là một tối hậu thư dành cho CIENCO 6 thể hiện sự áp đặt trắng trợn: “Các nhà thầu đã tự bỏ vốn thi công và hoàn thành phần lớn khối lượng của các tuyến đường này, tuy nhiên đến nay nhà thầu chính vẫn chưa kí kết hợp đồng với nhà thầu phụ dẫn đến việc nghiệm thu, thanh quyết toán của các đơn vị này rất chậm trễ”. Căng thẳng hơn, ông Dũng còn đe dọa công khai: Nếu không kí hợp đồng với thầu phụ thì “PMU 18 sẽ báo cáo Quỹ JBIC (Nhật Bản) và làm các thủ tục cần thiết để chấm dứt hợp đồng với CIENCO 6 và PMU 18 sẽ kí kết hợp đồng thực hiện các hạng mục thi công với các đơn vị trực tiếp thi công”. Hàng loạt các công văn ép buộc đã được PMU18 thực hiện để chỉ định thầu hoặc ép các nhà thầu chính nhận làm nhà thầu phụ. Tình trạng này xảy ra tại hàng loạt gói thầu thuộc các dự án Quốc lộ 10, Quốc lộ 18, với giá hàng chục tỉ đồng. Ngoài ra, tại gói thầu số 1 thuộc dự án Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài – Bắc Ninh, có giá trị 433 tỉ đồng, nhà thầu chính chưa kịp chọn đơn vị thi công thì đã được chủ đầu tư Bùi Tiến Dũng “giới thiệu” gần 30 công ty lớn nhỏ khác nhau. Đương niên, nhà thầu chính phải vui vẻ nhận các nhà thầu phụ này.

các “sân sau” của mình để qua đó kiếm lời từ các giao dịch thông qua sân sau của mình để “đút túi” tiền đầu tư từ các dự án.

Bên cạnh đó, người quản lý còn tiến hành các thủ đoạn thành lập, móc nối với các công ty “sân sau” mặc dù không sản xuất, kinh doanh mặt hàng như công ty mình quản lý yêu cầu nhưng vẫn dành cho các công ty “sân sau” các hợp đồng hợp tác cung cấp nguyên liệu. Ví dụ: Tại CTCP Dầu Thực vật Tường An (DTA), Chủ tịch HĐQT của DTA lại là Phó TGĐ của Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam (Vocarimex). Vì vậy, khi tiến hành thu mua nguyên liệu sản xuất Chủ tịch HĐQT đã cho Vocarimex biết được những thông tin về mức giá chào bán của các đối tác khác (theo quy chế thu mua nguyên liệu của DTA, nhà cung cấp phải chào giá bằng fax đồng thời cho TGĐ và Chủ tịch HĐQT), vì vậy, Vocarimex luôn nắm được ưu thế về giá chào bán. Tuy nhiên, Vocarimex không tự sản xuất ra nguyên liệu đầu vào mà chỉ đóng vai trò là một đầu mối trung gian. Như vậy, mặc dù công ty “sân sau” của mình không trực tiếp sản xuất nguyên liệu, mặt hàng mà công ty mình quản lý cần nhưng bằng các thủ đoạn người quản lý đã dành hợp đồng cho công ty “sân sau” của mình nhằm thu lợi nhuận, tư lợi cá nhân.

2.1.2. Thực trạng kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước

Trong những năm qua, việc kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các DNNN đã đạt được những kết quả nhất định:

Một là, trong việc đánh giá tính tư lợi trong các giao dịch. Pháp luật quy định cụ thể về các điều kiện thông qua các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi. Điều đó, giúp cho việc xem xét, đánh giá chính xác hầu hết các giao dịch có khả năng tư lợi thực sự hay chỉ là các giao dịch thông thường. Góp

phần loại bỏ các giao dịch tư lợi đồng thời không bỏ lỡ các giao dịch với các đối tác có tiềm năng.

Hai là, quy trình lựa chọn người quản lý các DNNN được tiến hành ngày càng minh bạch, theo quy chuẩn khắt khe. Góp phần lựa chọn được những người quản lý có tài, có nhiệt huyết, tận tâm với công việc, với lý tưởng phát triển công ty. Những người được tuyển chọn làm người quản lý đều là những người đã có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành, phát triển công ty; là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và được tôi luyện thử thách trong thời gian dài trước khi được tuyển chọn là người quản lý DNNN.

Ba là, nhận thức được vai trò, sự cần thiết của quản trị công ty trong phát triển DN. Vì vậy, trong những năm gần đây vấn đề quản trị công ty được chú trọng, biểu hiện rõ ràng nhất là chúng ta đã có sự học hỏi kinh nghiệm quản trị công ty của OECD, của các nước trên thế giới và đã đạt được những kết quả trong tổ chức mô hình quản lý công ty, trong vấn đề công khai hóa

Một phần của tài liệu Những giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 51)