Nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật

Một phần của tài liệu Những giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 116)

Một trong những nguyên nhân làm phát sinh nhiều các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi là do vấn đề nhận thức và ý thức pháp luật kém. Khi nhận thức pháp luật kém sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cổ đông, thành viên công ty không có hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của mình dẫn tới tình trạng lơ là, thiếu trách nhiệm trong việc giám sát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi. Do ý thức pháp luật kém mà những người quản lý công ty

sẵn sàng vi phạm pháp luật, coi thường pháp luật nhằm kiếm tìm kiếm lợi ích từ công ty, xâm phạm tới quyền và lợi ích của cổ đông, thành viên và công ty.

Vậy, để hạn chế các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi, bảo vệ quyền lợi của công ty và của những người có liên quan tới công ty thì vấn đề nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật rất quan trọng. Có một số phương thức sau đây để nâng cao kiến thức và ý thức pháp luật:

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng để tất cả những mọi người có thể hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

- Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp

- Tổ chức những buổi tọa đàm, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về quản trị doanh nghiệp, về những vấn đề liên quan đến phòng chống các giao dịch tư lợi.

- Thông tin đại chúng những cách thức có thể tiến hành các gaio dịch tư lợi và thông tin những vụ án lớn liên quan đến những giao dịch tư lợi để qua đó mọi người thấy được cách thức những người quản lý DNNN có thể thực hiện giao dịch tư lợi và hậu quả nghiêm trọng của các giao dịch tư lợi, hậu quả bất lợi của những người có liên quan trong giao dịch tư lợi, từ đó có ý thức hơn trong việc thực thi pháp luật.

Bên cạnh đó, cần mở rộng các hình thức tư vấn pháp luật, tư vấn kinh tế kĩ thuật như: tư vấn chính sách, pháp luật, tài chính, quản lý, đầu tư... Hoạt động này cũng giúp cho các cán bộ quản lý kinh tế trong các cơ quan chức năng như những người quản lý trực tiếp trong doanh nghiệp và các cá nhân có nhu cầu có đủ thông tin và kiến thức cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, phát

KẾT LUẬN

Giao dịch tư lợi trong các DNNN ở nước ta trong thời gian qua đã diễn ra rất đa dạng, phức tạp, với sự tham gia của nhiều đối tượng, đã gây thất thoát nghiêm trọng tài sản của Nhà nước và xâm phạm quyền, lợi ích của những người có liên quan. Vì vậy, yêu cầu cần phải kiểm soát các giao dịch tư lợi trong các DNNN là một yêu cầu cấp bách nhằm bảo vệ các DNNN khỏi nguy cơ phá sản bởi các giao dịch tư lợi; bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể trong các hoạt động đầu tư kinh doanh, bảo vệ tài sản của Nhà nước và tạo môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, công bằng, tích cực.

Dưới góc độ pháp luật kinh tế, luận văn đã làm rõ khái niệm, bản chất của các giao dịch tư lợi; đồng thời đánh giá những hậu quả, tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp, chủ sở hữu, chủ nợ, thành viên hoặc cổ đông doanh nghiệp, những người lao động.... khi xảy ra các giao dịch tư lợi; và đặt vấn đề cần phải kiểm soát bằng các giải pháp pháp lý đối với những giao dịch này.

Luận văn đã có những phân tích về các quy định của pháp luật có liên quan đến các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong DNNN để từ đó làm rõ những mặt tích cực và còn hạn chế của các quy định pháp luật đó. Đồng thời, luận văn cũng phân tích được thực trạng nảy sinh các giao dịch tư lợi trong các DNNN để tìm ra những cách thức mà người quản lý DNNN thực hiện giao dịch tư lợi; những bất cập, hạn chế trong kiểm soát các giao dịch tư lợi trên thực tế để từ đó xác định nguyên nhân và đề xuất hướng hoàn thiện, khắc phục.

Tóm lại, luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi, thực trạng kiểm soát các giao dịch tư lợi để từ đó xây dựng các biện pháp pháp lý nhằm kiểm soát giao dịch tư lợi đem lại môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công

ty, của chủ thể đầu tư, của Nhà nước. Kiểm soát có hiệu quả các giao dịch tư lợi cũng góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Dũng (2012), “Xác định rõ cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước”, tapchitaichinh.gov.vn.

2. Chính phủ (2005), Nghị định 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước.

3. Chính phủ (2013), Nghị định 51/2013/ NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc phó Giám đốc, kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

4. CIEM -Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2010), “Báo cáo rà soát, đánh giá quy định pháp luật và thực trạng Quản trị Doanh nghiệp nhà nước”.

5. CIEM -Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2010), “Báo cáo rà soát, đánh giá quy định pháp luật và thực trạng giám sát đối với tập đoàn kinh tế Nhà nước quy mô lớn, Doanh nghiệp nhà nước độc quyền”.

6. CIEM-Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2010), “Báo cáo tổng hợp và phân tích kinh nghiệm quốc tế về cải cách quản trị Doanh nghiệp nhà nước theo thông lệ quốc tế và giám sát tập đoàn kinh tế và bài học cho Việt Nam”.

7. CIEM-Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2012), “Báo cáo đổi mới mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp”.

8. Đại học Quốc Gia Hà Nội (2003), Trung Quốc cải cách mở cửa - những

bài học kinh nghiệm, NXB Thế giới, Hà Nội.

9. Hoàng Thị Lan Phương (2012), Pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa

công ty với người có liên quan, tr.7-8, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật

học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

10.Hội đồng Bộ Trưởng, Nghị định số 388/HĐBT “Ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước” ngày 20/11/1991.

11.Khái niệm giao dịch, http://vi.wikipedia.org.

12. Lê Đình Vinh (2004), “Kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ty theo

Luật Doanh nghiệp”, Tạp chí luật học số 1/2004. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Lê Hồng Hạnh (2004), Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước – Những

vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Ls. Lê Minh Toàn (2013), “Nhiều vi phạm quy định giao dịch tư lợi”,

tinnhanhchungkhoan.vn.

15. Nam Quốc (2006), “Trắng trợn, công nghệ gửi giá và tính khống”,

vietbao.vn.

16. Ngô Thị Bích Phương (2007), Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát

sinh tư lợi theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, tr.12-14, Luận

văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

17. Nguyễn Viết Thịnh – Nguyễn Mỹ Hạnh, “Để Ban Kiểm soát Doanh

18. Nhóm PV Kinh tế - Xã hội (2004), “Tiếp tục bóc trần đường dây tham nhũng lớn tại Petro Việt Nam: Có một vụ án nghiêm trọng đã bị "chìm

xuồng", vietbao.vn.

19. PGS, TS Hồ Sỹ Hùng (2014), “Thực hiện quyền của chủ sở hữu nhằm

thúc đẩy cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả DNNN”, nhandan.com.vn.

20. PGS.TS Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Hợp đồng - Phần

chung, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

21. PGS.TS Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại - Phần

chung và thương nhân, tr.191-192, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Phạm Hải Ly (2013), Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt

động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận văn

thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Quang Minh, “Ai thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà

nước”, thesaigontimes.vn.

24. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), “Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995” .

25. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam (2003), “Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003”.

26. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), “Luật Doanh nghiệp năm 2005”.

27. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản”.

28. Tân Văn (2014), “Kiện lãnh đạo doanh nghiệp, cổ đông “bó tay”, tinnhanhchungkhoan.vn.

29. Tạp chí chứng khoán (2014), “Hoạt động quyền cổ đông: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”.

30. Thanh tra Nhà nước (2003), Kinh nghiệm chống tham nhũng của các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước trên thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

31. Ths. Trần Thị Bảo Ánh (2010), “Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát

sinh tư lợi theo Luật Doanh nghiệp năm 2005”, Tạp chí Luật học số

9/2010.

32. Ths. Trương Vĩnh Xuân, “Quyền dự họp đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ

công ty cổ phần hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử -

nclp.org.vn.

33. Trần Đức Bình (2005), “Chống giao dịch tư lợi, phải công khai minh

bạch”, vietbao.vn.

34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Kinh tế, NXB Tư

Pháp, Hà Nội.

35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Thương mại, NXB

Công an nhân dân, Hà Nội.

36. TS. Lưu Đức Tuyên (2014), “Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu,

góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước”, Tạp chí Tài chính

số 3/2014.

37. TS. Nguyễn Đức Vân (2014), “Những quy định của pháp luật về quy chế

38. Từ Thảo (2010), “Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh

nghiệp”, thongtinphapluatdansu.edu.vn.

39. Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì Khóa VII, 1994 40. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng việt, NXB. Từ điển Bách khoa

Một phần của tài liệu Những giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 116)