Xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính

Một phần của tài liệu Tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NÔNG THÔN doc (Trang 29 - 31)

Vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng cho tài chính hầu như bị bỏ qua trong mô hình tín dụng cũ thì nay lại được coi như là một trong những ưu tiên hàng đầu để cải thiện tài chính nông thôn. Thông thường, vấn đề này quan trọng hơn là hỗ trợ một tổ chức tài chính cụ thể bởi vì cơ sở hạ tầng được cải thiện sẽ đóng góp cho toàn bộ hệ thống chứ không chỉ trợ giúp cho một đơn vị nào đó. Hệ thống thông tin, pháp lý và điều lệ là những phần quan trọng của cơ sở hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí giao dịch tài chính, trong khi hệ thống giao thông và liên lạc, đặc biệt là ở nông thôn tác động gián tiếp đến chi phí và rủi ro trong tài chính.

Nhiều vấn đề đã được xác định trong cơ sở hạ tầng tài chính. Ví dụ, nhiều thiếu sót trong luật pháp và quy định hiện hành cản trở việc cho vay ở nông thôn. Người ta đã phát hiện ra rằng quyền sở hữu đăng ký bởi các cơ quan cải cách ruộng đất ở Bolivia và Peru đã không được đăng ký đúng cơ quan đăng ký bất động sản, hậu quả là người cho vay không thể chấp nhận chúng như là những vật thế chấp hợp lệ. Những người mua bán thuốc trừ sâu và phân bón không thể dùng hàng hóa dự trữ và các khoản nợ có giá trị khác để thế chấp nhằm mở rộng cho vay cho khách hàng của họ (Yaron, Benjamin và Piprek, 1997).

Cải thiện khả năng thu hồi nợ đặc biệt là một thách thức. Bangladesh đã thành lập những tòa án đặc biệt để giải quyết vấn đề vỡ nợ ở nông thôn. Mặc dù sự can thiệp chính trị làm giảm hiệu quả, nhưng đó lại là phương pháp giải quyết một vấn đề nghiêm trọng. Xác định đúng những vấn đề cần cải cách phải được thực hiện tùy theo điều kiện từng quốc gia. Những ví dụ về tầm quan trọng có thể đã được liệt kê trong Hộp III.3. Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Châu Âu cho Tái cấu trúc và Phát triển đang tài trợ nhiều dự án cho những cải cách như thế, và những lợi ích có

thể về chính trị thông qua việc giảm lãi suất và tăng nguồn quỹ cho vay là rất lớn (Ngân hàng Thế giới, 1998b).

Qui định và giám sát tài chính yếu kém phơi bày rõ ràng trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu Á, và đã được xác định là một cải cách ưu tiên ở hầu hết các nước đang phát triển đối với mọi lĩnh vực của hệ thống tài chính. Qui định tài chính đã trở nên ngày càng quan trọng đối với các NGO tham gia vào tài chính vi mô (MFO) (McGuire, Conroy và Thapa, 1998). Những tổ chức nhận tiền gửi phải được cấp phép để hoạt động ở hầu hết các nước, nhưng các nhà quản lý ngân hàng thường bỏ qua các MFO nhỏ nhận tiền gửi từ thành viên của họ. Các vấn đề có thể xảy ra đã trở nên nghiêm trọng hơn khi mà các NGO huy động những lượng tiền lớn hơn và một số như ASA ở Bangladesh chấp nhận những khoản tiền gửi từ những người không phải là thành viên. Nhiều câu hỏi về quản lý chưa được trả lời phải được giải quyết nếu muốn tài chính nông thôn phát triển bền vững. Các cuộc khủng hoảng có thể không bao giờ chấm dứt, nhưng chúng có thể được làm dịu bớt bằng những sự qui định điều tiết thận trọng.

Hộp III.3 Những thay về trong cơ sở hạ tầng để cải thiện tài chính

Đây là một ví dụ về danh sách những thay đổi nhằm cải thiện tài chính:

• Xác định và đăng ký quyền sở hữu đất đai; giảm chi phí đăng ký và chi phí tịch thu tài sản thế chấp nợ.

• Cải cách các cơ quan đăng ký pháp lý và mở rộng phạm vi cho các hoạt động tư nhân.

• Cải cách luật pháp về các giao dịch có đảm bảo, cho phép tái sở hữu và mua bán mà không cần sự can thiệp mạnh từ toà án.

• Dỡ bỏ những rào cản đối với hoạt động của các văn phòng tín dụng và sử dụng mức định giá của các cơ quan tín dụng trong giám sát và qui định ngân hàng.

• Cho phép việc làm chứng cho bên đại diện hợp pháp trong ký kết các hợp đồng khi mà các bên ký kết mù chư.õ

• Đưa ra những quy định phù hợp cho những tổ chức không nhận tiền gửi.

Nguồn: Rút ra từ Yaron, Benjamin và Piprek (1997).

Vài bước đầu tiên có thể được tiến hành để phân loại các kiểu qui định có thể là phù hợp với các MFO (Van Greuning, Gallardo và Randhawa, 1999). Hầu hết các nước đang phát triển ở Châu Á đã chưa thể giải quyết được những vấn đề chính sách chung quan trọng, ví dụ như là liệu các hợp tác xã tín dụng có nên bị quản lý

và giám sát bởi những nhà quản lý các ngân hàng thương mại? Mức độ qui định điều tiết cần thiết để bảo đảm an toàn mà không hạn chế tính sáng tạo vốn cần thiết cho sự mở rộng những giới hạn tài chính? Đâu là vai trò thích hợp cho các cơ quan cao nhất trong việc hỗ trợ các tổ chức tài chính? Khi đó nhiều vấn đề kỹ thuật sẽ được giải quyết. Mức dự trữ nào là thận trọng đối với những người cho vay nông nghiệp có danh mục đầu tư tập trung vào một khu vực địa lý và vào các hoạt động có sự rủi ro do tính đồng biến về thu nhập cao? Những thỏa thuận về cứu cánh cho vay cuối cùng nào là cần thiết để bảo vệ các định chế tài chính trung gian trong trường hợp xảy ra sự xụp đổ của hệ thống ngân hàng hay những vấn đề tạm thời về khả năng thanh toán trong thời kỳ hạn hán hay lũ lụt? Đâu là những chính sách thích hợp đối với dự trữ và vốn và những điều kiện cung cấp đối với các tổ chức có một lượng lớn các khoản nợ không thế chấp?

Một phần của tài liệu Tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NÔNG THÔN doc (Trang 29 - 31)