CHÍNH
Ngày càng trở nên rõ ràng hơn rằng các quốc gia nghèo khác với các quốc gia giàu không chỉ bởi vì những khác biệt về vốn, mà bởi vì họ có sự hiểu biết kém hơn. Các quốc gia đang phát triển chịu đựng một khoảng cách về nhận thức trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là công nghệ, và có thông tin không đầy đủ về các đặc điểm chẳng hạn như mức độ đáng tin cậy về khả năng trả nợ của những nguời đi vay tiềm năng, điều này muốn nói đến các vấn đề về thông tin (Ngân hàng thế giới 1998b), các vùng nông thôn chịu thiệt về những bất lợi về mặt thông tin so với các vùng thành thị và nguời nghèo khó khăn hơn trong việc tiếp cận thông tin so với người giàu. Vì thế cải thiện khả năng tiếp cận thông tin đầy đủ góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập. Các định chế giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho dòng thông tin thiết yếu đến các thị trường hiệu quả, quan điểm này được thiết lập tốt trong hỗ trợ công cộng nhằm hình thành và phổ biến các công nghệ mới trong nông nghiệp, điều này cũng quan trọng không kém trong lĩnh vực ngân hàng bởi vì các đặc điểm của một hàng hoá công. Quá trình xử lý thông tin tài chính của một nền kinh tế được cải thiện là một sự can thiệp hợp lý của chính phủ trong thị trường tài chính; và điều này không rõ ràng trong nhiều đề xuất được trình lên trong giai đoạn đầu khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu Á. Đầu tư vào cải tiến thông tin là một cách thức đầy hứa hẹn để khuyến khích tài chính nông thôn bền vững hơn là các chính sách của mô hình cũ nhằm thu hút cho vay nhiều hơn ở khu vực nông thôn.
Tất cả các giao dịch tài chính liên quan đến việc từ bỏ các nguồn tài trợ bây giờ lại là một hứa hẹn sẽ được hoàn lại trong tương lai. Thị trường tài chính thực hiện chức năng kinh tế của mình khi chúng phân bổ nguồn vốn khan hiếm vào các dự án tốt nhất, và sau đó kiểm soát chúng để đảm bảo rằng các nguồn lực được kiểm soát một cách hợp lý (xem Chương 2). Những người cho vay cần đánh giá khả năng hoàn trả điều này đòi hỏi xem xét kỹ thông tin được cung cấp bởi người đi vay mà họ thường có động cơ khuyếch đại khả năng và sự sẵn lòng trả của mình, đưa ra lượng lớn tài sản thế chấp là một cách mà người đi vay phải thể hiện để chỉ rõ thiện chí hoàn trả của mình. Hơn nữa, thế chấp vay giúp giải quyết các vấn đề thực thi hợp đồng trong trường hợp không hoàn trả được nếu giá thực hiện khoản thế chấp hợp lý.
Những người cho vay phi chính thức thường biết và sống gần gũi với khách hàng của mình vì thế họ dễ dàng đánh giá mức độ tin cậy về khả năng trả nợ và giám sát hoạt động của họ hơn, nhưng các định chế chính thức phải tốn chi phí trong việc thu thập và xử lý các dữ liệu về các hồ sơ thẩm định cho vay, giám sát việc sử dụng các nguồn quỹ và thực thi hợp đồng. Một vài định chế tài chính cố gắng giảm chi phí giao dịch bằng cách sử dụng các nguồn thông tin địa phương để kiểm tra khách hàng và bằng cách thiết kế các hợp đồng làm cho những người đi vay lưu tâm đến họ. Ví dụ, nhiều người cho vay ở Indonesia sử dụng thông tin thu thập đựơc từ
người thứ ba như là trưởng ấp để kiểm tra người đi vay. Các nhóm cùng chịu trách nhiệm yêu cầu rằng các thành viên sử dụng thông tin về các thành viên tiềm năng trong quá trình hình thành nhóm.Các thông tin sẵn có phổ biến về các khoản cho vay không đúng thời hạn có thể dẫn đếán việc gây áp lực nhóm về sự hoàn trả. Sự giám sát và quản lý hữu hiệu các định chế tài chính đòi hỏi nhiều loại hình thông tin. Ví dụ, những người giám sát ngân hàng yêu cầu thông tin để xác định liệu các trung gian tài chính có theo các quy tắc được thiết lập và có tham gia với thái độ thận trọng hay không. Chủ các ngân hàng cần thông tin về hoạt động và triển vọng của thể chế, và những người quản lý ngân hàng phải giám sát hoạt động các cán bộ tín dụng. Về phần mình các cán bộ tín dụng cần thông tin về những khách hàng tương tai và báo cáo kịp thời về tình trạng hoàn trả của những người đi vay. Các thành viên trong nhóm vay mượn cùng chịu trách nhiệm muốn biết thông tin về khả năng hoàn trả của các thành viên khác trong nhóm. Các thông tin được cải thiện thường làm cho các hoạt động tốt hơn vì các động cơ khuyến khích cũng đã thay đổi. Thông tin tốt hơn giúp cho những người điều chỉnh sẵn sàng nhận dạng các vấn đề và giúp các nhà quản lý thiết kế và thực hiện các động cơ khuyến khích cho các ngân hàng và các hợp tác xã.
Nhằm xử lý các thông tin và thiết kế các hợp đồng hiệu quả, các định chế tài chính cần các chính sách công để hỗ trợ phát triển hệ thống kế toán và các hệ thống thông tin và nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng pháp lý. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng các quốc gia với hệ thống luật pháp ưu tiên cao hơn dối với những người cho vay được đảm bảo, nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng , và thiết lập các tiêu chuẩn kế toán cho ra các bản báo cáo tài chính toàn diện, có các trung gian tài chính phát triển tốt hơn và đạt được sự tăng trưởng nhanh hơn (Caprio 1998; Ngân hàng Thế giới 1998b). Các chính phủ góp phần vào thành quả của các định chế tài chính bằng cách hình thành các định chế do chúng là hàng hoá công, và vì là hàng hóa công nên chúng sẽ không thể ra đời một cách tự phát trong khu vực tư nhân. Chúng bao gồm các nơi đăng ký những chuyển giao tài sản và những giao dịch tài chính và các cơ quan báo cáo tín dụng (fleisig 1995). Thêm vào đó ở những vùng nông thôn chúng gồm cả các dự án xác lập quyền sở hưu đất đai (land – titling projects) để cải thiện tính đảm bảo về sở hữu và khả năng chuyển nhượng đất đai, và , và cải cách đất đai giúp cho người nghèo có khả năng tiếp cận đất đai nhiều hơn, mà có thể được sử dụng như tài sản thế chấp vay vốn. Tuy nhiên, cải cách đất đai có thể cũng hủy bỏ thế chấp, như đã xảy ra ở Philipin khi mà những điều không chắc chắn về chi tiết của những việc thực thi trong những năm 1980 thúc đẩy những người cho vay có lúc chỉ chấp nhận đất thành thị mới là tài sản thế chấp. Việc thành lập các định chế công để hỗ trợ các thị trường tài chính đặc biệt khẩn cấp ở các nền kinh tế chuyển đổi vì các định chế như vậy đã không tồn tại ở các chế độ kế hoạch tập trung trong đó nhà nước phân bổ nguồn tín dụng. Một mặt
chính phủ phải trực tiếp hình thành, duy trì, và hỗ trợ một vài cơ sở công, chẳng hạn như một hệ thống giám sát và điều lệ cho các thể chế ngân hàng và phi ngân hàng. Mặt khác chính phủ nên hỗ trợ các cơ sở của khu vực tư nhân thực hiện nhiệm vụ