CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG TAØI CHÍNH NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu Tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NÔNG THÔN doc (Trang 27 - 28)

đây, và duy trì những ghi nhận về các giao dịch tín dụng và những tài sản được cam kết như là tài sản thế chấp.

Những công nghệ thông tin và liên lạc mới đang được hình thành và sử dụng ở các quốc gia đang phát triển cho thấy thể hiện các cơ hội và thách thức mới. Các công nghệ mới làm cho việc thu thập quản lý, phân tích, xử lý và chuyển tải một số lượng thông tin lớn dễ dàng và rẻ hơn. Ví dụ, các mô hình cho điểm tín dụng được phát triển dựa trên cơ sở số liệu của hàng ngàn các khoản cho vay để dự đoán rủi ro tín dụng cho người nghèo. Các thẻ tín dụng thông minh đang được thiết kế để một thẻ đơn sẽ chứa đựng toàn bộ thông tin vay mượn của nguời đi vay. Những thẻ này có thể được sử dụng để rút quỹ ra khỏi những kênh tín dụng được chấp nhận trước đây và thực hiện việc trả vốn vay. Các định chế tài chính mà rất thành công trong việc thiết kế và sử dụng kỹ thuật này sẽ có tính cạnh tranh nhất. Tuy nhiên, những công nghệ mới này rất đắt đỏ cần những khoản đầu tư rất lớn, và đòi hỏi lực lượng nhân sự kỹ thuật cao. Các định chế tài chính nhà nước có thể có các vấn đề trong việc biện minh khi chi những khoản chi tiêu này. Tương tự như vậy các định chế tài chính nông thôn nhỏ sẽ tụt hậu trong việc có thể sử dụng chúng, và phải tìm thị trường riêng cho mình bằng cách chuyên môn hoá vào các công nghệ mà những công nghệ này sử dụng các kiến thức ưu việt của môi trường địa phương và các môí quan hệ cá nhân của họ với khách hàng.

CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG TAØI CHÍNH NÔNG THÔN THÔN

Các phần trước tóm tắt các khái niệm chủ yếu làm cơ sở cho sự phát triển thị trường tài chính. Phần này trình bày một khuôn khổ gồm ba lĩnh vực liên quan đến việc xây dựng thị trường tài chính nông thôn đó là 1) tạo ra môi trường chính sách, 2) xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính, và 3) phát triển định chế. Chính phủ và các nhà tài trợ cần đánh giá ba lĩnh vực này vì chúng thiết lập ưu tiên cho những can thiệp và đầu tư.

Mục tiêu chính của hệ thống tài chính có một thời chỉ giới hạn như việc cung cấp các dịch vụ tài chính với giá cả phản ánh chi phí của nó (WB, 1989). Trong những năm gần đây, khía cạnh nhấn mạnh rộng hơn, đặc biệt là tài chính vi mô, để xem xét mục tiêu kép là phạm vi phục vụ (outreach) và sự ổn định (Yaron, 1992). Phạm vi phục vụ liên quan nhiều hơn chỉ là số lượng khách hàng được phục vụ khi việc sử dụng các nguồn lực được xem xét. Nói chung, một hệ thống tài chính đáp ứng nhiều mục tiêu của xã hội hơn và thực hiện việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm hơn nếu nó a) phục vụ nhiều khách hàng, b) phục vụ nhiều khách hàng nghèo, c) cung cấp nhiều dịch vụ, d) chi phí cho người sử dụng dịch vụ càng ít càng tốt, e) cung

cấp dịch vụ qua một thời gian dài, và f) có thể được duy trì chỉ với một nỗ lực nhỏ từ những người không sử dụng hay người nộp thuế ††. Đây là những mục tiêu của các chính sách và chương trình cho thị trường tài chính nông thôn.

Một phần của tài liệu Tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NÔNG THÔN doc (Trang 27 - 28)