0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 54 -54 )

Sau 5 năm thực hiện Luật doanh nghiệp năm 1999, trước yêu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống các quy định của pháp luật doanh nghiệp đã bộc lộ nhiều hạn chế, vẫn còn những quy định mang tính chất phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bản thân từng luật riêng về doanh nghiệp cũng đã bộc lộ hạn chế, gây ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, không đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng và một số Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung Ương đã khẳng định chủ trương xây dựng Luật thống nhất về doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp năm 2005 đã được ban hành thay thế cho Luật doanh nghiệp năm 1999. Luật doanh nghiệp năm 2005 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, được đánh giá là bước tiến bộ trong hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Cùng với đó, trong Bộ Luật Dân sự 2005 được Quốc Hội khóa XI, thông qua ngày 14/06/2005, thay thế Bộ Luật Dân sự năm 1995. Trong Bộ Luật Dân sự 2005, những quy định về sở hữu trí tuệ đã được đơn giản và thu hẹp nhiều. Chúng chỉ còn đóng vai trò hướng dẫn chung, cho thấy quyền sở hữu trí tuệ về

51

bản chất là một quyền dân sự, có những phương pháp điều chỉnh của luật dân sự, song cũng có những tính chất riêng.

Cũng trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ đã trở thành một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật đã tiếp thu được các giá trị của nhiều quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ và đã được thẩm định trong thực tiễn. Các quy phạm pháp luật đã tương thích với hầu hết các yếu tố có liên quan, các hiệp định song phương bảo đảm thuận lợi cho việc hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Như vậy, đây là lần đầu tiên Việt Nam có một đạo luật riêng về sở hữu trí tuệ được ban hành ở cấp cao nhất. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có đối tượng điều chỉnh rộng hơn so với Bộ Luật Dân sự 1995. Nếu Bộ Luật Dân sự 1995 chỉ mang tính chất là một loại luật nội dung, điều chỉnh quan hệ nhân thân và tài sản, thì Luật Sở hữu trí tuệ vừa là luật nội dung và là luật hình thức. Luật Sở hữu trí tuệ vừa quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, vừa quy định các trình tự và thủ tục để xác lập quyền, vừa quy định các cách thức để thực thi quyền. Để cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Chính phủ đã ban hành 2 chỉ thị, 5 nghị định; các Bộ, ngành liên quan đã ban hành 4 thông tư và 4 quyết định. Hệ thống pháp luật hiện hành đã tạo hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo kết tinh tại các tài sản trí tuệ. Các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đã đi vào cuộc sống và phát huy vai trò của nó. Hoạt động thực thi của các cơ quan có thẩm quyền, hoạt động tự bảo vệ quyền của các chủ thể đã có bước tiến bộ đáng kể.

Sau 3 năm thực thi, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 còn một số tồn tại thể hiện ở những điều, khoản chưa tương thích với pháp luật quốc tế và bộc lộ những hạn

52

chế, bất cập từ thực tiễn thực thi trong những năm qua. Để giải quyết các tồn tại, bất cập trên về pháp luật và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11. Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các tổ chức, cá nhân tiếp cận được hệ thống pháp luật hoàn thiện, hiện đại, phù hợp với thực tiễn; tăng cường năng lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, thực thi, các cơ quan hỗ trợ thực thi, góp phần tạo ra chuyển biến tích cực, có hiệu quả của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại quốc gia và hội nhập quốc tế.

Như vậy, trong thời kỳ đổi mới, hệ thống pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ đã được ghi nhận và ngày càng hoàn thiện.

53

CHƢƠNG 2

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

2.1 Nội dung các quy định pháp luật hiện hành về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới đó là “phát

triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với các tổ chức kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân”. Để cụ thể hóa

mục tiêu, chủ trương trên tại Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2002) của Nhà nước ta đã khẳng định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt.” Đồng thời Hiến pháp cũng quy định: “Doanh

nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, được bình đẳng với nhau trước pháp luật, có quyền hợp tác và cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh”. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng khuyến khích việc nghiên cứu, phát triển khoa học, kỹ thuật trong nhân dân: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế,

sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”.

Những nguyên tắc hiến định trên đây, đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh, một trong những quyền cơ bản của công dân khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Để cụ thể hóa các quy định có tính chất hiến định và làm căn cứ để các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền của mình, Nhà nước ta đã ban hành các đạo luật để cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp nhằm đáp ứng yêu cầu

54

phát triển của xã hội và cũng chính những nguyên tắc hiến định đó đã chi phối sự điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản nói chung và góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng. Nội dung của những quy định đó đã thể hiện việc nhà nước chính thức thừa nhận các lợi ích kinh tế của các chủ sở hữu khi họ dùng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời nhà nước cũng ban hành các quy định pháp luật chuyên ngành làm cơ sở pháp lý cho việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ và những biện pháp bảo vệ quyền lợi của những người tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm tổng thể những quy định về thành lập doanh nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ, thỏa thuận góp vốn thành lập doanh nghiệp, nghĩa vụ góp vốn, phương thức góp vốn, quyền lợi từ việc góp vốn, thời điểm chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản góp vốn, hợp đồng góp vốn... bằng quyền sở hữu trí tuệ. Những quy định này liên quan tới nhiều ngành luật như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thương mại, Bộ Luật dân sự, đặc biệt là Luật sở hữu trí tuệ và nhiều các đạo luật khác. Đây là cơ sở pháp lý cho hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Điều này thể hiện tính chất phức tạp của quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Liên quan đến nội dung các quy định pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ, cũng giống như các hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng các tài sản hữu hình. Nó cũng bao gồm các quy định về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp như: chủ thể góp vốn, đối tượng góp vốn, điều kiện góp vốn, hình thức góp vốn, định giá tài sản góp vốn, thủ tục

55

góp vốn... Trước tiên, khi nói đến hoạt động góp vốn chúng ta thường đề cập đến chủ thể góp vốn.

2.1.1 Chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

2.1.1.1 Chủ sở hữu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ là các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu của các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn. Chủ sở hữu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là các tổ chức, cá nhân có các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ ở Việt Nam hiện nay bao gồm: quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Do đó, để các tổ chức, cá nhân có thể xác lập được quyền sở hữu đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, tùy thuộc vào từng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ phải tuân theo những căn cứ xác lập riêng, trên cơ sở những quy định của pháp luật.

a, Chủ sở hữu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được xác lập theo cơ chế bảo hộ tự động

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, một số đối tượng quyền sở các đối tượng sở hữu trí tuệ được xác lập theo cơ chế tự động, không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký gồm quyền tác giả và quyền liên quan. Quyền tác giả là một thuật ngữ pháp lý mô tả quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình trực tiếp sáng tạo hoặc đầu tư vào quá trình sáng tạo. Chủ sở hữu quyền tác giả là các tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả có thể: (i) là tác giả nếu tác giả sử dụng chính thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm; (ii) là các đồng tác giả nếu các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm; (iii) là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác

56

giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; (iv) là tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật; (v) tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản hoặc một phần quyền nhân thân; (vi) là Nhà nước đối với các tác phẩm khuyết danh, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản, tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao cho Nhà nước. Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền liên quan đã là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các cuộc biểu

diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Đây là các cá nhân, tổ chức không phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm gốc, nhưng lại có sáng tạo trong việc thể hiện tác phẩm, hoặc chuyển tải tác phẩm đến với công chúng. Chủ sở hữu quyền liên quan là người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; tổ chức phát sóng. Cũng giống quyền tác giả, quyền liên quan được phát sinh từ thời điểm đối tượng quyền liên quan được định hình dưới một hình thức nhất định, bất kể chúng đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Chủ sở hữu quyền tác giả có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Nếu tác giả đồng thời là chủ đầu tư sáng tạo ra tác phẩm thì có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư sáng tạo ra tác phẩm thì tác giả có các quyền nhân thân và chủ đầu tư sẽ có các quyền tài sản đối với tác phẩm. Chủ sở hữu quyền liên quan có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn. Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các

57

quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và tổ chức phát sóng có các quyền tài sản đối với bản ghi âm, ghi hình và chương trình phát sóng. Tuy nhiên, đối với quyền nhân thân của tác giả, trừ quyền công bố tác phẩm và quyền nhân thân của người biểu diễn là quyền gắn liền với nhân thân của người đó và nó không được chuyển nhượng hoặc chuyển quyền sử dụng cho người khác. Việc chuyển giao quyền chỉ có thể được các chủ sở hữu thực hiện đối với quyền tài sản. Chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan có thể sử dụng quyền này để tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp thông qua hình thức chuyển nhượng hoặc chuyển quyền sử dụng quyền tài sản của quyền tác giả và quyền liên quan.

b, Chủ sở hữu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được xác lập quyền theo thủ tục đăng ký bảo hộ

Quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng để được xác lập phải tiến thủ tục đăng ký để xác lập quyền. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp là chủ thể được độc quyền sử dụng và định đoạt các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ có một số đặc quyền trong một thời hạn nhất định. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có thể chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp; để thừa kế; tặng cho quyền sở hữu công nghiệp...

Theo đó, tuỳ thuộc mỗi đối tượng sở hữu công nghiệp, việc xác lập quyền của chủ sở hữu sẽ tuân theo những quy định của pháp luật. Cụ thể:

58

(i) Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa thiết lập độc quyền sử dụng các dấu hiệu phân biệt sản phẩm, dịch vụ của chủ thể này với sản phẩm, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu có thể bao gồm chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Chủ sở

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 54 -54 )

×