0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đặc điểm của góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 45 -45 )

Do những nét đặc thù của quyền sở hữu trí tuệ trong mối tương quan với quyền sở hữu các tài sản hữu hình, đã tạo nên những đặc điểm khác biệt của việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ với các việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng các tài sản hữu hình.

Một là, về chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp. Nếu chủ thể góp vốn

thành lập doanh nghiệp bằng tài sản hữu hình là chủ sở hữu các tài sản đó. Thì chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ phải là chủ sở hữu của các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Sau khi chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu trí tuệ trở thành tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền của chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ đó. Khi doanh nghiệp bị phá sản thì quyền sở hữu trí tuệ đó được xử lý theo quy định của pháp luật để thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

Hai là, trình tự, thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở

hữu trí tuệ. Để hoàn tất thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tiến hành thủ tục chuyển giao tài sản góp vốn sang cho doanh nghiệp. Đối với các tài sản hữu hình, việc chuyển giao tài sản có thể là bàn giao tài sản cho doanh nghiệp. Trong những trường hợp theo quy định của pháp luật tài sản chuyển giao phải tiến hành thủ tục đăng ký thì việc chuyển giao tài sản được coi hoàn tất khi các bên hoàn thành thủ tục đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khác với những tài sản hữu hình, việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng của tài sản trí tuệ ngoài việc tuân theo những quy

42

định của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung còn phải tuân theo các quy định riêng về trình tự, thủ tục chuyển giao quyền của Luật Sở hữu trí tuệ.

Ba là, về thời hạn góp vốn thành lập doanh nghiệp. Thời hạn góp vốn do

các bên góp vốn tự thỏa thuận. Tuy nhiên, đối với việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, các bên phải xem xét đến yếu tố thời hạn bảo hộ của đối tượng sở hữu trí tuệ. Thời hạn bảo hộ là khoảng thời gian nhà nước dành cho chủ sở hữu những độc quyền khai thác tài sản trí tuệ của mình. Mỗi đối tượng sở hữu trí tuệ sẽ được nhà nước bảo hộ trong một thời gian nhất định để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ và lợi ích của cộng đồng. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tùy thuộc vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia và hiệp ước quốc tế mà nước đó tham gia. Do đó, thời hạn góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ, các bên nên cân nhắc đến yếu tố này để đảm bảo cho quyền lợi của doanh nghiệp.

Bốn là, khi góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ,

chủ sở hữu chỉ có thể góp vốn bằng quyền tài sản đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ mà không được sử dụng quyền nhân thân đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ để góp vốn. Quyền nhân thân đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ cũng giống như quyền nhân thân quy định tại Điều 24 Bộ Luật dân sự đó là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác. Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản hữu hình, chủ sở hữu sẽ phải chuyển giao tài sản cùng toàn bộ quyền đối với tài sản đó.

Do đó, khi góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản hữu hình, người góp vốn sẽ phải chuyển giao tài sản góp vốn cho doanh nghiệp. Từ thời điểm chuyển giao, tài sản đó thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải chịu mọi rủi ro phát sinh đối với tài sản sau khi nhận chuyển giao. Cũng từ thời

43

điểm chuyển giao tài sản chủ sở hữu tài sản sẽ chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ đối với tài sản. Ngược lại khi góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Sau khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp, chủ thể quyền vẫn giữ lại cho mình những quyền nhân thân đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ và họ vẫn có quyền dõi theo các tài sản trí tuệ này.

Năm là, việc xác định giá trị của tài sản góp vốn. Khi góp vốn thành lập

doanh nghiệp bằng tài sản, các bên tham gia góp vốn phải tiến hành việc định giá tài sản góp vốn. Nếu việc xác định giá trị tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu các tài sản hữu hình chính là giá trị của các tài sản hữu hình căn cứ vào tính chất vật lý của tài sản đó và giá của tài sản tương ứng trên thì trường. Tuy nhiên, việc định giá đối với tài sản trí tuệ lại khó hơn rất nhiều và không áp dụng được các nguyên tắc nêu trên. Tuy nhiên, theo nguyên tắc tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các bên, giá trị của quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp do các chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp tự thỏa thuận và phải chịu trách nhiệm về thỏa thuận đó.

1.3 Sơ lƣợc pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

1.3.1 Giai đoạn trƣớc năm 1945

Trong giai đoạn này, xuất phát điểm của nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, do đó, khái niệm quyền sở hữu trí tuệ chưa được hình thành và chưa được quan tâm trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó ở thời kỳ này, chính sách “bế quan tỏa cảng” được duy trì một thời gian dài đã cản trở hoạt động thương mại, góp vốn kinh doanh của các thương nhân, vì chưa được pháp luật quan tâm điều chỉnh mà nó chỉ được xem xét như những yếu tố mang tính phong tục, tập quán, thông lệ. Đến thời kỳ Pháp thuộc, pháp

44

luật về doanh nghiệp ở Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của Luật Thương mại Pháp. Lần đầu tiên ở Việt Nam, góp vốn thành lập doanh nghiệp được điều chỉnh trong “Dân luật thi hành tại Nam án Bắc Kỳ” năm 1931, Chương IX nói về khế ước lập hội, tiết V nói về hội buôn.

Từ năm 1945, chính quyền dân chủ nhân dân ra đời, Nhà nước ta xây dựng hệ thống pháp luật kiểu mới của nhà nước dân chủ nhân dân. Song chính quyền non trẻ vừa mới ra đời đã phải đối phó ngay với sự quay trở lại của Thực dân Pháp, nên chưa thể xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong thực tế vẫn áp dụng luật lệ cũ với nguyên tắc không trái với quyền lợi của nhân dân và nhà nước. Đó là “những quyền dân sự đều được bảo vệ khi người ta chỉ sử dụng nó đúng với quyền lợi của nhân dân”; “người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật chất thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không gây thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân” hoặc “khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch nhau thì kế ước coi như vô hiệu” [Sắc lệnh 97/SL ngày 22/05/1950].

1.3.2 Giai đoạn từ sau năm 1945 đến trƣớc năm 1995

Sau năm 1954, đất nước ta bị chia làm hai miền, ở miền Bắc bắt đầu tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam dưới chế độ Việt Nam cộng hòa. Ở miền Nam, dưới chế độ Việt nam cộng hòa phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, việc góp vốn thành lập doanh nghiệp được hoạt động trên cơ sở Bộ Luật dân sự, Luật thương mại của Việt Nam cộng hòa. Ở miền Bắc, Nhà nước ta tiến hành cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa (kế hoạch 3 năm 1957 - 1960). Cũng trong giai đoạn này, chúng ta mới bắt đầu quan tâm và có những quy định sơ khai về sở hữu trí tuệ. Miền Nam ban hành Luật Thương hiệu vào năm 1957 và năm 1958, Chính Phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ban hành “Thể lệ về thương phẩm và thương hiệu”. Tuy nhiên, giá trị pháp lý

45

của những văn bản pháp lý này cũng chưa cao. Từ năm 1960, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III, miền Bắc bắt đầu xây dựng một nền kinh tế tập trung – kế hoạch hóa với hai thành phần chủ yếu là quốc doanh và tập thể, trong đó quốc doanh giữ vai trò then chốt, chi phối các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu mọi tư liệu sản xuất và vốn đã đề ra hệ thống chỉ tiêu bắt buộc trong tất cả các khâu: sản xuất, lưu thông, phân phối... Năm 1976, Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO). Ngày 14/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 197/HĐBT ban hành “Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hóa”. Đây là văn bản đầu tiên, chính thức nhắc đến vấn đề bảo hộ độc quyền trong sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung các quan hệ liên kết, góp vốn không có điều kiện để phát triển và trong hệ thống pháp luật cũng không có quy định về quyền sở hữu trí tuệ, do đó việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ không được pháp luật ghi nhận.

Việc góp vốn bằng quyền sở hữu công nghiệp lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều lệ đầu tư nước ngoài tại nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định số 115-CP ngày 18 tháng 4 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ. Đến năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 ra đời đã có đề cập đến việc góp vốn thành lập xí nghiệp liên doanh của bên Việt Nam và bên nước ngoài bằng một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể: bên Việt Nam tham gia xí nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật (Điều 7, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987). Quy định này, tuy mới sơ khai nhưng đã ghi nhận quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.

46

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước tiến hành đổi mới kinh tế, thực hiện mở cửa nền kinh tế, xóa bỏ cơ chế cũ, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Sự đổi mới này đã tạo tiền đề cho kinh tế tư nhân phát triển. Đảng và Nhà nước ta không những thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân mà còn khuyến khích nó phát triển và khẳng định sự tồn tại của kinh tế tư nhân là: khách quan, lâu dài và tích cực. Nội dung quyền tự do kinh doanh của công dân bao gồm: Thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh, lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp, lựa chọn quy mô kinh doanh, tổ chức quản lý kinh doanh, từ chối các yêu cầu trái pháp luật của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Cũng đến giai đoạn này, Luật sở hữu trí tuệ mới thực sự phát huy tác dụng. Phương hướng của Đại hội Đảng đề ra và được thể chế hóa tại Điều 60 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “Công

dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.”

Trên thực tế, ngay từ trước năm 1992, một loạt các văn bản liên quan đến sở hữu trí tuệ đã ra đời, tạo tiền đề phát triển cho công cuộc đổi mới, đó là Điều lệ Nhãn hiệu hàng hóa ngày 14/02/1982; Điều lệ Kiểu dáng công nghiệp ngày 13/05/1988; Pháp lệnh chuyển giao công nghệ từ Nước ngoài vào Việt Nam ngày 05/12/1988; Nghị định 49/HĐBT ngày 4/03/1991 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; Pháp lệnh bảo hộ quyền Sở hữu Công nghiệp ngày 11/02/1989; Nghị định 84/HĐBT ngày 20/03/1990 hướng dẫn thi hành pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

47

1.3.3 Giai đoạn từ năm 1995 đến trƣớc năm 2005

Cùng với nhiều chủ trương về hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế đất nước trong điều kiện mới, Đảng ta đã quan tâm chỉ đạo phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã đặt vấn đề “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ..., phát động phong trào quần chúng tiến sâu vào khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh, áp dụng khoa học, công nghệ vào mọi mặt của sản xuất và đời sống; có biện pháp phát hiện kịp thời ngăn chặn và đình chỉ việc sản xuất, lưu thông hàng giả”. Trên tinh thần đó, chương trình hành động của Chính phủ năm 1997-2000 đã đề ra: “Hoàn thiện và nâng cao hiệu lực thực hiện thể chế bảo hộ sở hữu công nghiệp theo các tiêu chuẩn của tổ chức Thương mại Thế giới (Hiệp định TRIPS của WTO)”. Từ nhận thức và chủ trương như vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế của nước ta, quan hệ sở hữu trí tuệ đã và đang được hình thành.

Vào đầu năm 1995, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta còn vận hành chủ yếu trên cơ sở các văn bản “dưới luật”, đó là Pháp lệnh Bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp (số 131-LCT/HĐNN ngày 11/02/1989) và Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả do Hội đồng Nhà nước ban hành năm 1994. Ngày 28/10/1995 Quốc hội đã thông qua Bộ Luật Dân sự năm 1995, trong đã có Phần IV nói về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bao gồm 61 Điều luật về sở hữu trí tuệ. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc đưa vấn đề quyền sở hữu trí tuệ vào trong Bộ luật dân sự là ở chỗ lần đầu tiên trong lịch sử của nước ta, quyền sở hữu trí tuệ được nhà nước thừa nhận như một loại quyền dân sự tương tự như quyền sở hữu tài sản, và sự thừa nhận đã được thực hiện bởi cơ quan quyền lực cao nhất đó là Quốc hội, chứ không phải là cơ quan quyền lực cấp dưới như trước đây. Tuy nhiên, trong phạm vi điều chỉnh của mình Bộ luật dân

48

sự 1995 mới chỉ đề cập đến những đối tượng đã được nêu trong hai Pháp lệnh: Pháp lệnh Bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp (số 131-LCT/HĐNN ngày 11/02/1989) và Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả do Hội đồng Nhà nước ban hành năm 1994. Còn một số đối tượng khác như: thông tin bí mật, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp chưa được đề cập tương ứng trong Bộ luật dân sự 1995. Để bổ sung văn bản bảo hộ các đối tượng nêu trên Chính phủ đã lần lượt ban hành các văn bản nhằm điều chỉnh những đối tượng nêu trên.

Trong đó, phải kể đến những văn bản đó là Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 về Sở hữu công nghiệp (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001) quy định chi tiết về việc bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 45 -45 )

×