0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Điểm đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ so với quyền sở hữu các tài sản hữu

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 37 -37 )

hữu hình

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ. Tài sản trí tuệ trong mối tương quan với các tài sản hữu hình có những điểm đặc trưng khác biệt do bản chất tài sản trí tuệ tạo nên.

Một là, tài sản trí tuệ mang đặc tính vô hình. Khác với các tài sản hữu hình thường được tồn tại dưới một hình thái vật chất cụ thể mà chúng ta có thể

34

nhìn thấy và cầm, nắm được. Tài sản trí tuệ mang đặc tính của tài sản vô hình. Nó không tồn tại dưới một hình thái vật chất cụ thể, con người không thể cầm, nắm được. Nó không thể được nhìn thấy hay cảm nhận bằng mùi vị, màu sắc nhưng chúng ta có thể cảm nhận được bằng trực giác của mình. Chính do đặc tính này mà tài sản trí tuệ khó kiểm soát hơn so với các tài sản hữu hình.

Hai là, việc chiếm hữu, sử dụng tài sản trí tuệ có thể do nhiều người cùng

chiếm hữu, sử dụng mà không làm giảm bớt đi giá trị của nó. Một tri thức có thể thuộc quyền sở hữu của nhiều người và một người có thể sử dụng nhiều lần mà không phải trả thêm tiền. Đây là điểm khác biệt của tài sản trí tuệ so với các tài sản hữu hình do đặc tính vô hình của tài sản trí tuệ tạo nên. Trong khi đó nếu tài sản hữu hình được nhiều người cùng chiếm hữu và sử dụng tài sản hữu hình sẽ không còn giữ nguyên được giá trị của nó.

Ba là, giá trị của tài sản trí tuệ chịu ảnh hưởng, chi phối của nhiều yếu tố

khác biệt so với tài sản hữu hình. Nếu như giá trị của tài sản hữu hình được tạo ra bởi giá trị của các kết cấu vật chất hình thành nên tài sản đó hay giá trị của tài sản hữu hình tạo ra từ tính chất vật lý của nó và hoàn toàn phụ thuộc trên tính chất vật lý. Thì giá trị của tài sản trí tuệ lại phụ thuộc vào tính sáng tạo, tính bí mật, sự lôi cuốn, khả năng cạnh tranh của chủ thể nắm giữa tài sản trí tuệ đó và yếu tố tâm lý xã hội. Bởi tài sản trí tuệ tồn tại vô hình và không có tính chất vật lý, con người không thể cầm, nắm được, do đó việc xác định giá trị của tài sản trí tuệ không thể xác định theo cách thông thường.

Bốn là, giá trị của tài sản trí tuệ có thể được nâng cao thông qua sự bảo hộ

của nhà nước. Tài sản trí tuệ là một tài sản đặc biệt, quyền sở hữu của các chủ thể đối với các tài sản này được nhà nước bảo hộ. Khi được nhà nước bảo hộ, chủ sở hữu tài sản trí tuệ sẽ có những đặc quyền kiểm soát đối với tài sản đó như kiểm soát khối lượng sản phẩm và thiết lập một mức giá độc quyền trong phạm

35

vi giới hạn mà lượng cầu sản phẩm chấp nhận được. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị của tài sản trí tuệ.

Xuất phát từ những đặc tính nêu trên của tài sản trí tuệ, nên trong mối tương quan với quyền sở hữu các tài sản hữu hình, quyền sở hữu trí tuệ có những điểm đặc trưng nhất định.

Một là, quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với một tài sản vô hình.

Nếu đối tượng của quyền sở hữu các tài sản hữu hình đó là sản phẩm hay hiện vật, mà con người có thể cầm, nắm được thì đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ lại là các tài sản vô hình. Đó là những thành quả do trí tuệ con người tạo ra và nó không tồn tại dưới dạng vật chất nhất định.

Hai là, căn cứ phát sinh và xác lập quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ

khác với các tài sản hữu hình. Quyền sở hữu đối với các tài sản hữu hình là thời điểm chủ sở hữu xác lập việc chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản đó. Theo quy định của Bộ Luật dân sự căn cứ xác lập quyền sở hữu gồm: do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; thu hoa lợi, lợi tức; tạo thành vật mới do trộn lẫn, sáp nhập, chế biến; được thừa kế tài sản; chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn dấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; chiếm giữ tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu do pháp luật quy định [12, Điều 170]. Tuy nhiên, quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra bởi trí tuệ của con người hoặc từ những hoạt động cảm hứng. Hoạt động như vậy là riêng biệt và có ý thức và sáng tạo. Do tiến trình sáng tạo là duy nhất, quyền sở hữu trí tuệ được đặt dưới sự bảo hộ của nhà nước. Do đó, căn cứ phát sinh và xác lập quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ hầu hết là khi tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ hoặc nhận chuyển

36

nhượng, thừa kế từ chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan; quyền đối với bí mật kinh doanh; quyền đối với tên thương mại việc phát sinh và xác lập quyền khi đáp ứng đầy đủ điều kiện của pháp luật mà không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ.

Ba là, việc thực hiện quyền chiếm hữu của chủ sở hữu quyền sở hữu trí

tuệ khác với các tài sản hữu hình. Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản. Quyền chiếm hữu trong quyền sở hữu các tài sản hữu hình được thể hiện bằng việc các chủ sở hữu nắm giữ và quản lý các tài sản của mình. Và việc nắm giữ, quản lý này của chủ sở hữu sẽ loại trừ việc nắm giữ tài sản hữu hình đó của các chủ thể khác. Trong trường hợp, tài sản thuộc sở hữu chung của hai hay nhiều người thì việc chiếm hữu tài sản chung này phải được các chủ sở hữu thực hiện trên nguyên tắc nhất trí. Ngược lại đối với quyền sở hữu trí tuệ, việc chủ sở hữu thực hiện quyền chiếm hữu tài sản của mình sẽ không loại trừ việc chiếm hữu của các chủ thể khác - trong trường hợp những chủ thể này được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc là các chủ sở hữu chung.

Bốn là, sự khác biệt trong việc thực hiện quyền năng sử dụng tài sản. Quyền sử dụng tài sản là quyền của chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng của chủ sở hữu đối với tài sản hữu hình sẽ làm giảm tính tác dụng của nó đối với người khác. Nhưng đối với tài sản trí tuệ, việc chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng sẽ không làm thuyên giảm tính tác dụng của nó đối với các chủ thể khác. Điều này có nghĩa là tài sản trí tuệ có thể được nhiều người cùng sử dụng mà không làm tuyên giảm tính tác dụng của tài sản. Vấn đề này được minh chứng rất rõ trong trường hợp chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ li-xăng quyền sở hữu trí tuệ của

37

mình cho người khác sử dụng. Khác với quyền sở hữu tài sản thông thường, quyền sở hữu trí tuệ đem lại cho các cá nhân đặc quyền kiểm soát đối với một đối tượng nào đó. Quyền sở hữu trí tuệ cho phép người chủ sở hữu loại trừ những người khác, kiểm soát khối lượng sản phẩm và thiết lập một mức giá độc quyền trong phạm vi giới hạn mà lượng cầu sản phẩm chấp nhận. Do vậy mọi người muốn thực hiện ý tưởng của người khác thì phải được sự cho phép của người có bản quyền và phải trả tiền.

Năm là, khác biệt trong việc thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản.

Đối với các tài sản hữu hình, khi chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản thông qua các hình tức bán, tặng cho, thừa kế... thì mọi sự liên hệ đối với tài sản của chủ sỡ hữu sẽ chấm dứt từ thời điểm chuyển giao. Ngược lại chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ khi thực hiện quyền năng định đoạt tài sản của mình, trong một số trường hợp do pháp luật quy định chủ thể nắm giữ quyền vẫn có thể dõi theo tài sản của mình thông qua các quyền nhân thân đối với tài sản trí tuệ. Đối với một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, luật bảo hộ quyền nhân thân của tác giả sáng tạo ra các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Và đây là những quyền nhân thân và không được chuyển giao. Điều này, sẽ giúp cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ trong một số trường hợp có thể dõi theo tài sản của mình mặc dù đã chuyển giao tài sản đó.

Sáu là, căn cứ chấm dứt quyền sở hữu tài sản. Quyền sở hữu chấm dứt

trong các trường hợp: Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác; chủ sở hữu từ chối quyền sở hữu của mình; tài sản bị tiêu hủy; tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu; tài sản bị trưng mua; tài sản bị tịch thu; vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định. Cũng giống như quyền sở hữu tài sản thông thường

38

quyền sở hữu trí tuệ cũng đều được phát sinh và chấm dứt dựa trên những căn cứ nhất định. Tuy nhiên, quyền sở hữu tài sản thông thường thường được phát sinh và chấm dứt gắn liền với sự tồn tại của tài sản. Còn quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt theo thời hạn bảo hộ của Nhà nước đối với các tài sản trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ chỉ được nhà nước bảo hộ trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cân bằng hài hòa lợi ích của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích chung của toàn xã hội.

Bảy là, một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được xác lập theo thủ

tục đăng ký bảo hộ bị giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ và thời hạn bảo hộ. Hay nói cách khác quyền sở hữu trí tuệ là quyền có tính chất lãnh thổ. Điều này là điểm khác biệt của quyền sở hữu trí tuệ so với quyền sở hữu các tài sản hữu hình. Quyền sở hữu đối với các tài sản hữu hình là quyền tuyệt đối và nó không bị giới hạn bởi lãnh thổ và thời hạn bảo hộ. Chủ sở hữu tài sản hữu hình luôn được ghi nhận là chủ sở hữu đối với tài sản dù họ ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Còn đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ nêu trên chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ mà họ tiến hành đăng ký và trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật của quốc gia mà họ tiến hành đăng ký bảo hộ.

Tám là, đối với một số đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình. Trong đó, quyền nhân thân của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ là quyền gắn liền với nhân thân của tác giả và không được chuyển giao. Còn đối với các tài sản hữu hình, sẽ không xuất hiện quyền nhân thân của chủ sở hữu.

1.2.2 Khái niệm và đặc trưng của góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 37 -37 )

×