Tài sản trí tuệ là sản phẩm của trí óc con người, là tri thức của nhân loại. Các tài sản này liên quan đến những thông tin mà có thể được thể hiện bằng các vật thể hữu hình với số lượng bản sao không hạn chế, ở cùng một thời điểm và các địa điểm khác nhau trên thế giới. Quyền sở hữu trong trường hợp này không phải là quyền sở hữu bản thân các bản sao, mà chính là những thông tin chứa đựng trong bản sao đó. Để bảo hộ những tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ đã ra đời với tư cách là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ mà tổ chức, cá nhân đó phát minh, chế tạo. Hiện nay, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về khái niệm quyền sở hữu trí tuệ.
Theo Lê Nết: “Quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyền đối với tài sản
vô hình là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ” [7, tr.16, 17].
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới lại định nghĩa: “Sở hữu trí tuệ được hiểu
rộng rãi hơn và bao gồm các quyền liên quan tới các sản phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sự trình diễn của các nghệ sĩ, các chương trình phát và truyền thanh, phát và truyền hình, các sáng chế thuộc mọi lĩnh vực, các phát minh khoa học, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh và các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Văn học nghệ thuật”.
27
Quyền sở hữu trí tuệ là một loại đặc biệt của tài sản vô hình. Quyền sở hữu trí tuệ biểu lộ tất cả sự tồn tại kinh tế và các đặc tính giá trị kinh tế của các tài sản vô hình. Do tình trạng đặc biệt của chúng, quyền sở hữu trí tuệ được sự công nhận pháp lý và sự bảo vệ đặc biệt của pháp luật.
Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ là quyền mà Nhà nước giành cho các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu tài sản trí tuệ được kiểm soát độc quyền tài sản trí tuệ trong một thời gian nhất định nhằm ngăn chặn sự khai thác các tài sản này một cách bất hợp pháp. Theo Luật sở hữu trí tuệ được thông qua vào tháng 11/2005 của Việt Nam (sau đây được gọi là Luật sở hữu trí tuệ 2005): “Quyền
sở hữu trí tuệ là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”