0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Khái niệm góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 42 -42 )

39

Quyền sở hữu trí tuệ là một quyền tài sản. Nó có đầy đủ những đặc tính của quyền tài sản đó là có thể trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự. Nghĩa là, nó có thể được sử dụng để góp vốn, mua, bán, tặng cho... Quyền sở hữu trí tuệ đã mang lại cho chủ sở hữu tài sản trí tuệ những quyền như đối với các tài sản khác, trong đó có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp. Và việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ cũng đã được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp năm 2005 lại quy định: “Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng,

giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ doanh nghiệp do thành viên góp để tạo thành vốn của doanh nghiệp.” [15, Khoản 4, Điều 4]. Theo khái niệm nêu trên,

ta có thể hiểu đối tượng dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ đó chính là “giá trị quyền sở hữu trí tuệ”. Theo đó, giá trị quyền sở hữu trí tuệ là giá trị bằng tiền của quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ được xác định trong thời hạn được bảo hộ. Ở đây, dường như có sự mâu thuẫn với các quy định của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật trong hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp, sẽ có sự chuyển dịch về tài sản góp vốn từ bên góp vốn sang cho doanh nghiệp nhận góp vốn “Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây” [13, Điều 29]. Do đó, một trong những điều kiện để một tài sản có thể được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp đó phải là tài sản có thể được đưa vào trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, nếu sử dụng khái niệm “giá trị quyền sở hữu trí tuệ” trong hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp thì sẽ không thể hiện được sự chuyển dịch tài sản từ bên góp vốn sang cho doanh nghiệp nhận góp vốn bởi giá trị quyền sở hữu trí tuệ không phải là một tài

40

sản và nó không thể chuyển dịch trong giao lưu dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Tuy vậy, trong Bộ Luật dân sự năm 2005, lại coi “quyền sở hữu trí tuệ là một quyền tài sản: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.” [12, Điều 181]. Ngoài ra, giá trị quyền sở hữu trí tuệ lại rất khó để xác định. Việc xác định giá trị của một quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào thời gian, địa điểm và tính sinh lời của loại tài sản đặc biệt này. Ngay khi tiến hành xác lập quyền đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu cũng không tính hết được tính hữu dụng và khả năng sinh lời trong tương lai của tài sản mà mình được sở hữu, nó chỉ được thể hiện giá trị qua thời gian và mức độ chấp nhận của xã hội. Và khi góp vốn thành lập doanh nghiệp, đối tượng các bên quan tâm và hướng tới đó là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, còn xác định giá trị của quyền sở hữu trí tuệ đó có thể do các chủ thể tự thỏa thuận. Dường như ở đây đang có sự không thống nhất về tính chất của việc góp vốn có đối tượng là quyền sở hữu trí tuệ. Những quy định này của luật còn chưa cụ thể gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ buộc người góp vốn phải bảo đảm cho doanh nghiệp khai thác tài sản để đem lại các lợi ích phát sinh từ đó. Ngược lại người góp vốn có quyền lợi tương ứng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, do tài sản trí tuệ là yếu tố rất rộng, nên việc góp vốn phụ thuộc rất nhiều vào thỏa thuận của các thành viên và bị điều tiết bởi Luật sở hữu trí tuệ. Từ việc tìm hiểu khái niệm góp vốn thành lập doanh nghiệp như đã nêu trên, ta có thể rút ra định nghĩa: “Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ là việc các chủ thể quyền chuyển giao

41

quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đối với tài sản trí tuệ của mình để góp vốn thành lập doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của doanh nghiệp.”

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 42 -42 )

×