chấp kinh doanh, thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Đánh giá chung về tình hình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua Tòa án ở Việt Nam
Theo Báo cáo tổng kết hàng năm của Tòa án Nhân dân Tối cao, tình hình thụ lý, giải quyết các loại vụ án nói chung và các vụ án kinh doanh thƣơng mại nói riêng đã đạt đƣợc những thành tích nhất định. Thể hiện qua các bảng số liệu dƣới đây:
Bảng 2.1: Tình hình thụ lý và giải quyết các loại vụ án nói chung ở cấp sơ thẩm của ngành Tòa án từ năm 2006 đến 2011
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số vụ án thụ lý 242.854 268.051 273.162 295.989 318.295 326.268
Số vụ án đƣợc
giải quyết 222.359 248.577 253.509 274.147 294.105 299.309 Tỷ lệ 91,6% 92,7% 93% 92,6% 92,4% 92%
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 của Tòa án Nhân dân Tối cao
Bảng 2.2: Tình hình thụ lý và giải quyết các tranh chấp trong KDTM ở cấp sơ thẩm của ngành Tòa án từ 2006 đến 2011
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số vụ án thụ lý 2.498 4.287 5.384 5.890 6.165 6.425 Số vụ án đƣợc
giải quyết 1.978 3.783 4.748 5.201 5.437 5.686 Tỷ lệ 79,2% 88,2% 88,2% 88,3% 88,2% 88,5%
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 của Tòa án Nhân dân Tối cao
Bảng 2.3: Tình hình thụ lý và giải quyết các tranh chấp trong KDTM ở cấp sơ thẩm của Tòa án thành phố Hà Nội từ 2006 đến 2011
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số vụ án thụ lý 159 263 222 338 235 319 Số vụ án đƣợc
giải quyết 146 190 190 300 194 285 Tỷ lệ 91,8% 72,2% 85,6% 88,6% 82,6% 89,3%
Nguồn: Báo cáo tổng kết Tòa án thành phố Hà Nội năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011
Bảng 2.4: Tình hình thụ lý và giải quyết các tranh chấp trong KDTM ở cấp sơ thẩm của Tòa án thành phố Hồ Chí Minh từ 2006 đến 2011
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số vụ án thụ lý 1.212 2.169 2.271 1.992 2.126 2.622 Số vụ án đƣợc
giải quyết 821 1.794 1.847 1.897 1.897 2.335 Tỷ lệ 67,74% 82,71% 81,33% 95,2% 89,2% 89,1%
Nguồn: Báo cáo tổng kết Tòa án thành phố Hồ Chí Minh năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011
Nhận xét: Qua kết quả thống kê nói trên, chúng ta nhận thấy một số vấn đề sau:
Thứ nhất, số lƣợng vụ án ngày càng tăng (từ 242.854 vụ án năm 2006 lên 326.268 vụ án năm 2011) thể hiện sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội tăng lên kéo theo nhu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án cũng tăng theo.
Thứ hai, kết quả giải quyết các loại vụ án tại Tòa án nhân dân ngày càng tăng (từ 79,2% năm 2006 lên 92% năm 2011). Điều này cho thấy ngành Tòa án đã có nhiều nỗ lực trong việc thực thi nhiệm vụ của mình. Theo thống kê cho thấy lƣợng án đƣợc giải quyết năm sau cao hơn năm trƣớc. Đây là tín
hiệu đáng mừng đối với việc Tòa án quan tâm đến việc thực thi pháp luật nhằm bảo vệ quyền công dân.
Thứ ba, có sự phân hóa không đồng đều trong việc giải quyết các loại vụ án. Các loại vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình chiếm đa số trong tổng số các loại vụ án mà Tòa án thụ lý giải quyết hằng năm (chiếm 74% năm 2011). Trong khi đó, số lƣợng các vụ án KDTM do Tòa án thụ lý giải quyết chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với các loại vụ án khác. Cụ thể năm 2011 vụ án kinh doanh thƣơng mại Tòa án thụ lý là 6.425 vụ án chiếm chƣa đầy 2% trong tổng số vụ án mà ngành Tòa án thụ lý. Điều này phản ánh thực trạng tình hình giải quyết các vụ án KDTM ở Tòa án ở nƣớc ta là không nhiều chƣa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Thứ tư, hầu hết các vụ việc KDTM phát sinh chủ yếu ở các trung tâm kinh tế lớn, có đời sống kinh tế năng động, phát triển. Các thành phố đồng thời là các trung tâm kinh tế, nơi hình thành nhiều nhất các đơn vị kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh sôi động nhất và hiệu quả kinh tế cũng đạt đƣợc nhiều nhất. Tƣơng ứng với mức độ kinh tế, các thành phố lớn là nơi xảy ra nhiều tranh chấp trong kinh doanh và số lƣợng án chiếm số lƣợng lớn hơn so với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Cụ thể năm 2011 án KDTM ở Hà Nội chiếm 5%, ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm 40,8% so với cả nƣớc.
Qua phân tích chúng ta thấy rằng giải quyết TCKDTM tại Tòa án ở nƣớc ta chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong điều kiện hiện nay. Nguyên nhân xuất phát từ việc các chủ thể kinh tế ngại yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp bởi vì thời gian giải quyết dài, qua nhiều cấp xét xử ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; xét xử công khai dẫn đến bí mật kinh doanh, uy tín, danh dự của doanh nghiệp không đƣợc đảm bảo bí mật; chi phí công sức bỏ ra để tham gia tố tụng Tòa án nhiều hơn so với hiệu quả đạt đƣợc. Bên cạnh đó, pháp luật về thẩm quyền của Tòa trong giải quyết
TCKDTM còn có những hạn chế nhất định ảnh hƣởng đến hiệu quả giải quyết của Tòa án. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn của mình, tác giả xin đƣa ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên. Đó là: những vƣớng mắc trong quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án và những khó khăn này sinh trong thực tiễn thực hiện thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết TCKDTM
2.2.2. Những vướng mắc trong quy định của pháp luật về xác định thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
a) Thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp kinh doanh, thương mại Một là, việc áp dụng phương pháp liệt kê để xác định TCKDTM. Lập pháp theo hƣớng này có ƣu điểm là cụ thể, rõ ràng và dễ áp dụng. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là dễ bị trùng lặp và bị thiếu. Tác giả đồng ý với quan điểm của ThS.Nguyễn Thị Vân Anh [1] cho rằng Điều 29 BLTTDS còn thể hiện nhiều quy định bất hợp lý về thẩm quyền thể hiện cụ thể ở những điểm sau:
Thứ nhất, điểm b khoản 1 Điều 29 quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ là loại việc TCKDTM. Tuy nhiên, các hoạt động thƣơng mại khác đƣợc quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i, k, n, o khoản 1 Điều 29 là phân phối, đại diện, đại lý, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, tƣ vấn, vận chuyển, bảo hiểm có bản chất đều là các dịch vụ thƣơng mại. Việc quy định liệt kê nhƣ vậy là bị thừa. Ví dụ: tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa. Khi xác định thẩm quyền theo loại việc có thể đƣa tranh chấp này vào điểm b Khoản 1 Điều 29 (cung ứng dịch vụ) vì đại lý thƣơng mại là một dịch vụ thƣơng mại hoặc điểm d Khoản 1 Điều 29 (đại diện, đại lý). Hoặc một trƣờng hợp khác nhƣ quy định về hoạt động phân phối và đại lý tại điểm c và d. Khái niệm dịch vụ phân phối chƣa đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật nào. Xét về bản chất, hiểu theo nghĩa rộng, dịch vụ phân
phối bao trùm cả dịch vụ đại lý vì nó là các dịch vụ nhằm đƣa sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng nhƣ dịch vụ vận chuyển, lƣu kho, quảng cáo, môi giới, bán lẻ. Hiểu theo nghĩa hẹp, dịch vụ phân phối chính là dịch vụ đại lý. Trong một vụ tranh chấp hợp đồng đƣợc kí kết giữa công ty sữa F. Việt Nam và Doanh nghiệp tƣ nhân T.N, tên hợp đồng là hợp đồng phân phối sản phẩm sữa, tuy nhiên, khi nghiên cứu nội dung bản hợp đồng thì bản chất của hợp đồng là hợp đồng đại lý bán sản phẩm sữa. Do đó khi ghi phần trích yếu của bản án và phần căn cứ về thẩm quyền thì phải căn cứ vào điểm c (phân phối) hay điểm d (đại lý)?
Thứ hai, rất nhiều loại dịch vụ thƣơng mại không đƣợc liệt kê trong khoản 1 Điều 29. Ví dụ nhƣ cùng là các dịch vụ trung gian thƣơng mại nhƣng chỉ có dịch vụ đại diện và dịch vụ đại lý đƣợc quy định nhƣng dịch vụ ủy thác mua bán hàng hóa và dịch vụ môi giới thƣơng mại lại không đƣợc quy định. Hoặc các dịch vụ thƣơng mại khác nhƣ gia công hàng hóa, dịch vụ logistic, các dịch vụ liên quan đến xúc tiến thƣơng mại nhƣ quảng cáo, hội chợ, triển lãm… chƣa đƣợc quy định. Khi tranh chấp phát sinh từ việc kí kết và thực hiện các hợp đồng dịch vụ này thì phần căn cứ về thẩm quyền sẽ phải căn cứ vào điểm b Khoản 1 Điều 29 (cung ứng dịch vụ) hay là Khoản 4 Điều 29 các tranh chấp khác về KDTM mà pháp luật có quy định?
Thứ ba, hoạt động thuê mua tài chính là một trong những nội dung của hoạt động ngân hàng theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004. Hoạt động thuê mua tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn của các tổ chức tín dụng. BLTTDS đã gộp hoạt động thuê mua với hoạt động thuê, cho thuê quy định tại điểm e và tách khỏi hoạt động ngân hàng quy định tại điểm m là không chính xác.
Thứ tư, các tranh chấp phát sinh trong quá trình thành lập, tổ chức hoạt động, tổ chức quản lý của nhiều loại hình doanh nghiệp mà sự hoạt động
dựa vào sự góp vốn của các thành viên nhƣ hợp tác xã hoặc các loại hình doanh nghiệp đặc thù trên thực tế (nhƣ Trƣờng tƣ thục, Trƣờng dạy nghề, trƣờng dân lập, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán…) khiến nhiều Tòa án lúng túng. Tranh chấp phát sinh từ những loại hình doanh nghiệp này theo Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành không đƣợc coi là tranh chấp công ty mặc dù chúng có cùng bản chất với tranh chấp công ty.
Thứ năm, tranh chấp liên quan đến kiện đòi con dấu, giấy tờ thuộc về hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp mà ngƣời có thẩm quyền ở công ty nắm giữ. Trên thực tế đã nảy sinh rất nhiều tranh chấp loại này. Nhiều ý kiến cho rằng đây cũng là tranh chấp công ty theo Khoản 3 Điều 29 vì con dấu công ty có liên quan mật thiết đến hoạt động quản lý công ty và về ý nghĩa thì con dấu đƣợc coi là biểu hiện của công ty trong hoạt động giao dịch.
Chúng ta biết rằng, trong đời sống thực tiễn, các quan hệ xã hội luôn vận động, liên tục nảy sinh và ngày càng phong phú hơn so với các quy định trong pháp luật. Sự phát triển không ngừng của xã hội đòi hỏi pháp luật phải có cơ chế mềm dẻo, dự liệu trƣớc sự phát triển này và điều chỉnh chúng. Việc “khuôn mẫu hóa” nội dung thẩm quyền của toà án là hình thức loại trừ các quan hệ mới. Về nguyên tắc, Tòa án chỉ đƣợc thụ lý, giải quyết những gì mà pháp luật tố tụng đã nêu (theo hƣớng liệt kê), còn các tranh chấp khác nếu luật không quy định, Tòa án không có thẩm quyền. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là thực tiễn công dân có quyền bị xâm phạm và sự việc đó phù hợp với quy định của pháp luật nội dung nhƣng theo luật tố tụng thì công dân không có quyền khởi kiện.
Hai là, có sự mâu thuẫn, không đồng bộ giữa các quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung, bao gồm các hướng dẫn thi hành của cơ quan có thẩm quyền. Điều 29 BLTTDS 2004 quy định các bên trong quan hệ tranh chấp “phải có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi
nhuận”. Trong khi đó Nghị quyết 01 lại quy định “Tòa kinh kế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp về KDTM quy định tại Điều 29 BLTTDS, các tranh chấp về KDTM mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhƣng đều có mục đích lợi nhuận”. Nhƣ vậy, quy định của Nghị quyết 01 mở rộng hơn so với quy định của BLTTDS. Theo đó, những TCKDTM mà một bên hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh nhƣng đều có mục đích lợi nhuận vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa kinh tế. Sự mở rộng này đang gây nhiều tranh cãi với những quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất: Theo quy định tại Điều 67 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008: “Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đƣợc ban hành để hƣớng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử” thì Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là văn bản hƣớng dẫn những quy định pháp luật chƣa rõ nghĩa, còn nhiều cách hiểu khác nhau nhằm đảm bảo các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật. Nghị quyết không đƣợc quy định thêm những vấn đề đã đƣợc văn bản quy định rõ. Do vậy, Nghị quyết quy định loại bỏ tiêu chí “có đăng ký kinh doanh với nhau” khi xác định tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM là trái với điều 29 BLTTDS 2004.
Quan điểm thứ hai: Nghị quyết 01 quy định thêm các tranh chấp về KDTM là một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhƣng đều có mục đích lợi nhuận là phù hợp với khoản 4 điều 29 BLTTDS 2004 quy định những tranh chấp về KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án còn bao gồm “các tranh chấp khác về KDTM mà pháp luật có quy định”.
Chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ hai, bởi vì, quy định của Nghị quyết tạo nên sự đồng bộ giữa pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật thƣơng mại. Bởi vì ngoài những quan hệ thƣơng mại thông thƣờng, Luật thƣơng mại điều chỉnh cả những quan hệ giữa những cá nhân, tổ chức hoạt động thƣơng mại
thƣờng xuyên, độc lập nhƣng không phải đăng ký kinh doanh theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thƣơng mại một cách độc lập, thƣờng xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Do vậy, những tranh chấp phát sinh từ hoạt động thƣơng mại của những chủ thể này cần đƣợc xem là những tranh chấp về KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là hợp lý.
Ba là, việc xác định mục đích lợi nhuận. Theo pháp luật tố tụng dân sự, các tranh chấp về kinh doanh phải là những tranh chấp mà các bên khi tham gia vào quan hệ kinh doanh đều có mục tiêu lợi nhuận. Tiêu chí này chƣa thực sự rõ ràng về mặt lý luận và thực tiễn. Về cơ bản, lợi nhuận là lợi ích phát sinh ra trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Bản chất của hoạt động kinh doanh là nhằm đến lợi nhuận. Tuy nhiên trong quan hệ dân sự lợi nhuận vẫn phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện các hành vi xác lập và thực hiện giao dịch dân sự. Mục tiêu của các chủ thể trong quá trình thực hiện giao dịch dân sự hay trong hoạt động kinh doanh đều nhằm đến việc xác lập quyền sở hữu tài sản. Nếu phân biệt quan hệ về kinh doanh và dân sự dựa trên yếu tố lợi nhuận mà không đƣa ra tiêu chí cụ thể, khác biệt thì có sự bất ổn về cách phân loại các tranh chấp. Chẳng hạn các trang thiết bị có thể vừa dùng cho mục đích kinh doanh, vừa dùng cho sinh hoạt. Điều này sẽ dẫn đến việc cùng một quan hệ nhƣng bao hàm cả hai mục tiêu là tiêu dùng và phục vụ sản xuất kinh doanh. Vậy khi xảy ra tranh chấp, quan hệ này sẽ thuộc tranh chấp dân sự hay kinh doanh.
b) Về thẩm quyền theo cấp xét xử của Tòa án
Thẩm quyền của Tòa án các cấp xác định quyền hạn của Tòa án nhân dân mỗi cấp trong việc thụ lý, giải quyết các TCKDTM. Mặc dù thẩm quyền của Tòa án các cấp đã đƣợc quy định theo điều 33 và điều 34 BLTTDS 2004