Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ là giới hạn (khả năng) do pháp luật quy định xác định chức năng giải quyết các vụ việc KDTM của Tòa án theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định Tòa án có nghĩa vụ giải quyết các vụ việc KDTM theo yêu cầu của đƣơng sự khi khởi kiện. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đƣợc xác định:
Thứ nhất, nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở. Khác với nguyên đơn là ngƣời trực tiếp bảo vệ quyền lợi của mình, chủ động trong việc yêu cầu Tòa án giải quyết mâu thuẫn thì bị đơn là ngƣời tham gia tố tụng trong trạng thái bị động và yếu thế hơn nên pháp luật quy định Tòa án nơi bị đơn cƣ trú có thẩm quyền giải quyết [7, tr194]. Hơn nữa xét ở góc độ tâm lý, bị đơn thông thƣờng là ngƣời thực hiện nghĩa vụ trƣớc nguyên đơn nên thái độ tham gia tố tụng của họ kém tích cực, thiếu sự hợp tác trong việc làm sáng tỏ nội dung vụ việc. Việc quy định Tòa án nơi bị đơn cƣ trú, làm việc, có trụ sở là phù hợp và cần thiết.
Bên cạnh đó, sự thuận lợi của Tòa án nhân dân trong quá trình giải quyết tranh chấp cũng là yếu tố đƣợc tính đến khi quy định thẩm quyền của Tòa án theo cấp lãnh thổ. Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân gắn liền với hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Tòa án nơi bị đơn cƣ trú, làm việc có trụ sở có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, có điều kiện thuận lợi trong việc xác định thông tin, tài liệu liên quan, thực hiện các thủ tục tố tụng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
Hơn nữa, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ còn là cơ sở giúp Tòa án ngăn chặn, kiểm soát việc xét xử nhiều lần đối với một vụ án. Về nguyên tắc, một sự việc chỉ đƣợc Tòa án giải quyết một lần từ khi thụ lý vụ án cho đến khi ra bản án quyết định có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật là kết luận cuối cùng về nội dung sự việc. Việc cần có cơ chế phù hợp ngăn chặn tình trạng một sự việc giải quyết nhiều lần là cần thiết. Đó chính là hình thức ngăn chặn lạm quyền, chồng chéo, mâu thuẫn trong hoạt động thực thi và áp dụng pháp luật.
Thứ hai, theo sự lựa chọn của đương sự. Theo pháp luật tố tụng dân sự, các đƣơng sự có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp bằng thoả thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, sự lựa chọn này giới hạn trong phạm vi hẹp
giữa các đƣơng sự và do pháp luật quy định sẵn. Đó là Tòa án nơi nguyên đơn cƣ trú, làm việc, có trụ sở.
Thứ ba, đối với tranh chấp bất động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi có bất động sản. Quy định này có ƣu điểm:
Trƣớc hết, do bản chất của bất động sản gắn liền với đất và là đối tƣợng tranh chấp trong vụ án nên Tòa án sẽ thuận lợi trong hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ, xác minh sự việc. Điều đó cũng giúp cho đƣơng sự dễ dàng trong việc chứng minh là quyền lợi của mình bị ngƣời khác xâm phạm cũng nhƣ phản bác yêu cầu của đƣơng sự khác đặt ra đối với mình.
Bên cạnh đó, bất động sản gắn liền với quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và các yếu tố pháp lý liên quan đến bất động sản đó. Hầu hết các bất động sản có quá trình hình thành, tồn tại trong thời gian dài và đòi hỏi có chứng thƣ pháp lý ghi nhận và những ngƣời sống lâu năm chứng nhận. Để xác định tính hợp pháp của tài sản và tính có căn cứ của yêu cầu, chỉ có Tòa án nơi có bất động sản giải quyết mới có đầy đủ thông tin, tài liệu về tài sản đó. Từ đó, Tòa án dễ dàng hơn trong việc xác định sự thật của vụ án.
Ngoài ra, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ còn có mối liên hệ mật thiết với hoạt động thi hành án dân sự. Về cơ bản, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đƣợc quy định trong pháp luật tố tụng dân sự cũng là thẩm quyền theo địa hạt đối với hoạt động thi hành án. Cơ quan thi hành án cùng cấp với Tòa án xét xử sơ thẩm trừ trƣờng hợp ủy thác. Các tiêu chí xây dựng thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ cũng là tiêu chí xác định thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án. Đối tƣợng tranh chấp trong các vụ án cũng chính là đối tƣợng của hoạt động thi hành án sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Điều này tạo thuận lợi cho cơ quan thi hành các bản án, quyết định do Tòa án tuyên.
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đối với các TCKDTM đƣợc quy định tại điều 35 BLTTDS. Đây là cơ sở pháp lý xác định Tòa án cụ thể có trách nhiệm giải quyết các vụ án KDTM theo yêu cầu của công dân, tổ chức kinh tế.
Theo khoản 1 điều 35 BLTTDS, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh gồm:
Toà án nơi bị đơn cƣ trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
Các đƣơng sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cƣ trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về KDTM;
Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.