Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn của Toà án

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam hiện nay. Luận văn ThS. Luật (Trang 41)

Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn là giới hạn do luật định cho các chủ thể trong việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết TCKDTM. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn là hình thức pháp luật đƣa ra các quy định về các Tòa án có thẩm quyền giải quyết và nguyên đơn đƣợc lựa chọn theo ý chí của mình. Thực chất của thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn là ngoại lệ của những quy tắc chung về thẩm quyền [7, tr198]. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, bên cạnh những tranh chấp nguyên đơn bắt buộc phải khởi kiện tại Tòa án đã quy định thì một số tranh chấp khác pháp luật trao quyền chủ động cho nguyên đơn đƣợc tự mình quyết định chọn Tòa án để khởi kiện. Quy định này hƣớng đến mục tiêu là tạo sự thuận lợi cho nguyên đơn thực hiện quyền bảo vệ quyền của họ. Quy định về thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn nhà lập pháp căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của ngƣời khởi kiện; tính chất của đối tƣợng tranh chấp.

Khi nguyên đơn lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp, họ cũng có thể chọn Tòa án theo sự bắt buộc hoặc theo yêu cầu. Tuy nhiên, việc lựa chọn Tòa án giải quyết cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định nhƣ chỉ đƣợc lựa chọn những Tòa án mà pháp luật quy định, việc lựa chọn phải tuân theo yêu cầu luật định (lựa chọn có điều kiện và không điều kiện) và khi đã lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp thì nguyên đơn không đƣợc lựa chọn Tòa án khác giải quyết nữa.

Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn đƣợc quy định tại điều 36 BLTTDS. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án để khởi kiện đối với các tranh chấp trong KDTM nhƣ sau:

Nếu không biết nơi cƣ trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cƣ trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

Nếu tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cƣ trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng đƣợc thực hiện giải quyết;

Nếu các bị đơn cƣ trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cƣ trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phƣơng khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn đƣợc quy định trong BLTTDS 2004 đƣợc chia thành 2 loại: lựa chọn có điều kiện và lựa chọn không có điều kiện. Lựa chọn có điều kiện là việc lựa chọn phải tuân thủ các yêu cầu của luật khi lựa chọn Tòa án để khởi kiện. Pháp luật tố tụng nêu ra các Tòa án để nguyên đơn có thể chọn và khởi kiện. Chẳng hạn, theo điểm a, khoản 1, điều 36 BLTTDS 2004 quy định nguyên đơn chỉ có thể khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cƣ trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết, nếu không biết nơi cƣ trú làm việc. Thẩm quyền theo sự lựa chọn có điều kiện vừa tạo điều kiện cho nguyên đơn đƣợc chọn Tòa án để khởi kiện nhƣng đồng thời cũng hạn chế việc khởi kiện tại Tòa án không có thẩm quyền.

Thẩm quyền theo sự lựa chọn không có điều kiện không ràng buộc chủ thể khởi kiện phải tuân thủ các yêu cầu khi lựa chọn Tòa án khởi kiện. Pháp luật tố tụng nêu ra các Tòa án có thẩm quyền giải quyết, nguyên đơn có thể chọn một trong số các Tòa án để khởi kiện. Tuy nhiên, khi nguyên đơn đã khởi kiện tại một Tòa án nhất định thì họ không đƣợc khởi kiện về vụ án đó tại Tòa án khác, trừ các quy định khác của pháp luật. Tòa án có trách nhiệm giải thích cho đƣơng sự biết về quy định này để họ thực hiện đúng quyền của mình. Chẳng hạn theo điểm b, khoản 1, điều 36 BLTTDS quy định nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết. Việc pháp luật quy định thẩm quyền theo sự lựa chọn là nhằm tăng cƣờng quyền chủ động của công dân trong việc bảo vệ quyền trƣớc Tòa án.

Nhìn chung, việc quy định thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc, theo cấp Tòa án, theo lãnh thổ, theo sự lựa chọn của nguyên đơn là phù hợp với xu hƣớng chung của pháp luật giải quyết TCKDTM và phù hợp với tổ chức hệ thống Tòa án ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn xác định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết TCKDTM không hề dễ dàng. Những vƣớng mắc trong áp

dụng pháp luật và khó khăn trong thực tiễn thực thi thẩm quyền sẽ đƣợc phân tích cụ thể ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam hiện nay. Luận văn ThS. Luật (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)