Xác định thẩm quyền theo vụ việc là xác định phạm vi các tranh chấp phát sinh từ hoạt động KDTM đƣợc pháp luật xác định thuộc quyền hạn giải quyết của Tòa án. Theo quy định tại Điều 29 BLTTDS thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM bao gồm:
a) Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại
Theo quy định tại khoản 1 điều 29 BLTTDS tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với
nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tƣ vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thuỷ nội địa; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đƣờng hàng không, đƣờng biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Đầu tƣ, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò, khai thác. Các tranh chấp này đƣợc điều chỉnh trong các luật chuyên ngành nhƣ: Luật Thƣơng mại, Luật đƣờng sắt, Luật hàng không dân dụng, Luật giao thông đƣờng thủy nội địa, Luật giao thông đƣờng bộ, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tƣ, Luật xây dựng, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật khoáng sản.
Qua đó, các tranh chấp đƣợc coi là tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại phải hội đủ ba điều kiện:
Thứ nhất, chủ thể của quan hệ tranh chấp phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, trong đó cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh là cá nhân tổ chức đƣợc các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhƣ: cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác; doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Thứ hai, tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM. “Hoạt động KDTM không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký KDTM mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh thƣơng mại” (Nghị quyết 01/2005 của Hội đồng Thẩm phán ngày 31/3/2005 Hƣớng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của BLTTDS 2004, gọi tắt là Nghị quyết 01).
Thứ ba, các bên tranh chấp đều có mục đích lợi nhuận. Theo hƣớng dẫn Nghị quyết 01 mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trong hoạt động
KDTM là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu đƣợc lợi nhuận mà không phân biệt có thu đƣợc hay không thu đƣợc lợi nhuận từ hoạt động KDTM đó.
b) Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ
Do sự phát triển mạnh mẽ của thông tin,công nghệ… Sở hữu trí tuệ là một loại tài sản rất đặc biệt, nó vô hình, nhƣng có giá trị cao, là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Do đó, tài sản trí tuệ này thƣờng bị xâm hại dẫn đến những tranh chấp. Trƣớc yêu cầu hội nhập thế giới pháp luật tố tụng dân sự quy định thẩm quyền cho Tòa án giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức là cần thiết, nó đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, là cơ sở pháp lý để Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích các đƣơng sự, tạo niềm tin cho các chủ thể sáng tạo.
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ là tranh chấp về quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ là tranh chấp về các thỏa thuận trong việc chuyển giao bí quyết, kỹ thuật, kiến thức kỹ thuật về công nghệ dƣới dạng phƣơng án công nghệ các giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chƣơng trình máy tính, thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao, giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ, cấp phép đặc quyền kinh doanh và các đối tƣợng khác do pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định.
Đối với tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ thì không đòi hỏi cá nhân tổ chức phải đăng ký kinh doanh mà chỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức đều có mục đích lợi nhuận từ hoạt động KDTM. Nếu chỉ có một bên có mục đích lợi nhuận, còn bên kia không có mục đích lợi nhuận thì tranh
chấp đó đƣợc coi là tranh chấp dân sự đƣợc quy định khoản 4 Điều 25 BLTTDS. Nhƣ vậy “mục đích lợi nhuận là tiêu chí duy nhất dùng để xác định một vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ là TCKDTM hay tranh chấp dân sự.
c) Tranh chấp phát sinh trong nội bộ công ty liên quan đến quản lý điều hành và phân phối lợi nhuận trong nội bộ công ty
Đó là tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. Trong đó:
Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty là các tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thƣờng phần vốn góp đó đƣợc tính bằng tiền, nhƣng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổ phần; về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tƣơng ứng với phần vốn góp vào công ty; về quyền đƣợc chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tƣơng ứng với phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty; về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp giữa các thành viên của công ty về việc trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty; về việc chuyển nhƣợng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhƣợng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho ngƣời khác không phải là thành viên của công ty; về việc chuyển nhƣợng cổ phiếu không ghi tên và cổ
phiếu có ghi tên; về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tƣơng ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền đƣợc chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty; về việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trƣờng hợp công ty bị giải thể, về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Trên thực tế, có nhiều tranh chấp phát sinh giữa thành viên công ty với công ty hoặc giữa các thành viên công ty với nhau. Tuy nhiên, các tranh chấp này không phải tất cả đều là các TCKDTM thuộc thẩm quyền của Tòa án. Qua đó để xác định một tranh chấp là tranh chấp công ty cần có hai điều kiện, đó là (i) các bên tranh chấp phải là công ty hoặc thành viên công ty; và (ii) tranh chấp phát sinh từ việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
d) Tranh chấp khác về kinh doanh mà pháp luật quy định
Đây là quy định mở trong BLTTDS nhằm dự liệu những tranh chấp trong hoạt động kinh doanh chƣa đƣợc liệt kê trong BLTTDS nhƣng đƣợc quy định trong luật khác hoặc các tranh chấp mới phát sinh từ thực hiện hoạt động kinh doanh và đƣợc xác định là hoạt động KDTM.
Phải thừa nhận rằng so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế trƣớc đây thì các quy định trong BLTTDS hiện hành về phạm vi giải quyết TCKDTM của Tòa án đã đƣợc mở rộng rất nhiều trƣớc mắt cũng giúp cho Tòa án tháo gỡ đƣợc một số vƣớng mắc trong thực tiễn. Đặc điểm chung của việc lập pháp về thẩm quyền theo kiểu liệt kê này có ƣu điểm là: nội dung rõ ràng, cụ thể dễ dàng trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án đối với tranh chấp thuộc thẩm quyền. Tuy nhiên về mặt khoa học lập pháp cách quy định thẩm quyền theo kiểu liệt kê nhƣ vậy chắc chắn sẽ làm cho pháp luật giải
quyết TCKDTM nhanh chóng lạc hậu trong nền kinh tế thị trƣờng sôi động, sự thay đổi và mở rộng các quan hệ thƣơng mại ngày một gia tăng ở nƣớc ta hiện nay. Điều này cũng kéo theo những vƣớng mắc trong việc áp dụng thẩm quyền giải quyết TCKDTM của Tòa án.