Thẩm quyền theo cấp xét xử của Toà án

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam hiện nay. Luận văn ThS. Luật (Trang 36)

Thẩm quyền theo cấp xét xử của Tòa án là giới hạn do pháp luật quy định để Tòa án các cấp thực hiện chức năng giải quyết các TCKDTM. Thông thƣờng thẩm quyền của Tòa án các cấp đƣợc phân chia căn cứ vào giá trị tranh chấp, tính chất của sự việc và khả năng, điều kiện của từng cấp Tòa án. Theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp đƣợc quy định căn cứ vào các tiêu chí:

Thứ nhất, tính chất phức tạp của vụ việc. Tính chất phức tạp của vụ việc là độ khó của việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc đó. Độ khó của vụ việc phụ thuộc vào các yếu tố: phạm vi không gian, thành phần chủ thể của quan hệ pháp luật, mức độ sử dụng nghiệp vụ trong hoạt động áp dụng pháp luật. Các quan hệ pháp luật về KDTM có thể diễn ra trong phạm vi hẹp nhƣng cũng có thể đƣợc xác lập trong phạm vi không gian liên quan đến nhiều quốc gia phụ thuộc vào tính chất quan hệ. Điều này hẳn nhiên có nhiều khó khăn cho các đƣơng sự trong việc thu thập chứng cứ để chứng minh, Tòa án thực hiện các thủ tục tƣ pháp để giải quyết vụ việc. Với khả năng của mình, một số Tòa án có thể không áp dụng các biện pháp tƣ pháp để thực hiện nhiệm vụ mà cần có sự can thiệp của Tòa án cấp cao hơn.

Thứ hai, điều kiện khả năng giải quyết các tranh chấp của từng cấp Tòa án. Năng lực của Tòa án phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó có yếu tố nhân lực, phƣơng tiện trang bị kỹ thuật và khả năng thực hiện ủy thác tƣ pháp. Do đó, những Tòa án có kinh nghiệm, khả năng thực hiện xét xử sẽ thuận lợi hơn các Tòa án khác chƣa có điều kiện thực thi những vấn đề này. Thẩm

quyền của Tòa án các cấp của một số nƣớc trên thế giới cũng quy định theo hƣớng này (Trung Quốc, Nga, Đài Loan).

Thẩm quyền của Tòa án các cấp phân định cấp Tòa án có chức năng xét xử sơ thẩm đối với các TCKDTM. Pháp luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án các cấp đối với TCKDTM xuất phát từ những đặc thù của hệ thống Tòa án của Việt Nam. Hệ thống Tòa án của Việt Nam đƣợc xây dựng theo cấp Tòa án, theo đó việc xét xử sơ thẩm có thể ở Tòa án cấp huyện hoặc cấp tỉnh. BLTTDS căn cứ vào tính chất phức tạp của vụ việc để phân định thẩm quyền giải quyết TCKDTM giữa Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh.

BLTTDS quy định Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ TCKDTM về: Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tƣ vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thuỷ nội địa; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đƣờng hàng không, đƣờng biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Đầu tƣ, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò, khai thác (điều 33 BLTTDS).

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết đối với tất cả các vụ tranh chấp về KDTM thuộc thẩm quyền của Tòa án, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Bao gồm: Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty; Các tranh chấp khác về KDTM mà pháp luật có quy định; TCKDTM mà có đƣơng sự hoặc tài sản ở nƣớc ngoài hoặc cần ủy thác tƣ pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nƣớc ngoài, cho Tòa án nƣớc ngoài

(Quan hệ có yếu tố nước ngoài là một lĩnh vực rộng và khá phức tạp, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tác giả xin phép không nghiên cứu sâu về lĩnh vực này, nếu có cơ hội tác giả sẽ đề cập lĩnh vực này trong một nghiên cứu khác). Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền lấy lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện khi xét thấy cần thiết (điều 34 BLTTDS).

Việc mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho Tòa án cấp huyện là một điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS 2004 (gọi tắt là Luật sửa đổi, bổ sung). Trƣớc đây các tranh chấp về “vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đƣờng hàng không, đƣờng biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tƣ, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác” thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, từ ngày 01/01/2012 (ngày Luật sửa đổi bổ sung có hiệu lực) các tranh chấp đó đƣợc quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện. Quy định mới của BLTTDS “phù hợp với tinh thần của cải cách tƣ pháp, cũng nhƣ phân quyền mạnh cho Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết chủ yếu các vụ án kinh tế theo thủ tục sơ thẩm, còn Tòa án nhân dân cấp tỉnh hƣớng dẫn xét xử, quản lý Tòa án cấp huyện và chỉ giải quyết sơ thẩm các vụ án kinh tế phức tạp và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm các vụ án kinh tế mà Tòa án cấp huyện đã giải quyết” [9, tr51]

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam hiện nay. Luận văn ThS. Luật (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)