Vị trí địa lý
Xã Tân Đoàn là một xã nông nghiệp nằm ở phía Đông của huyện Văn Quan
- Phía Bắc giáp với xã Chu Túc - Phía Đông giáp với xã Tràng Các
- Phía Tây giáp với xã Tràng Sơn, Yên Phúc - Phía Nam giáp với xã Tràng Phái
Xã cách thị trấn huyện 22km và cách thành phố Lạng Sơn 30km.
Đặc điểm địa hình, khí hậu
Địa hình: Xã Tân Đoàn có địa hình đồi núi, đồng ruộng bậc thang, diện tích nông nghiệp nhỏ lẻ xen lẫn giữa các đồi núi.
Thổ nhưỡng: Theo kết quả phân loại đất của xã có 3 nhóm đất chính:
Đất phù sa, đất bạc màu, đất đỏ vàng nhạt. Nhìn chung đất canh tác của xã có
độ màu mỡ kém.
Khí hậu, thủy văn: Xã chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Xã Tân Đoàn có một hồ nước lớn ở thôn Bản Nầng do đắp đập mà tạo thành nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra trên đia bàn xã còn có một số ao, hồ nhỏ lẻ và một suối cạn chỉ có nước vào mùa mưa do vậy gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Các nguồn tài nguyên
*Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 2.083,24 ha và
ổn định trong thời kỳ dài, là xã có diện tích trung bình trong huyện về diện tích đất tự nhiên, cụ thể cơ cấu đất đai của xã được trình bảng sau:
23
Bựng 4.1: Cự cựu đựt đai cựa xã Tân Đoàn năm 2013
Chỉ Tiêu Diện Tích (ha) Cơ Cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 2.083,24 100,00 I. Đất nông nghiệp 1.583,11 76 1. Đất sản xuất nông nghiệp 1.080,15 68,22 1.1 Đất trồng cây hàng năm 321,25 20,3 1.1.1 Đất trồng lúa 212,50 13,42 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 108,77 6,87 1.2 Đất trồng cây lâu năm 758,90 47,93 2. Đất lâm nghiệp 496,61 31,36
II. Đất phi nông nghiệp 103,79 4,98
1. Đất ở 29,92 1,43
2. Đất chuyên dùng 18,53 0,95
3. Đất nghĩa trang , nghĩa địa 1,02 0,92 4. Đất sông suối, mặt nước 3,54 1,69
III. Đất chưa sử dụng 396,12 19,01
(Nguồn: số liệu thống kê của UBND xã Tân Đoàn)
Cơ cấu đất đai được phân bố như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp có tổng diện tích là 1.583,11 ha chiếm 76% diện tích
đất tự nhiên, xã Tân Đoàn người dân chủ yếu làm nghề nông, đặc biệt nguồn thu ngân sách của xã từ hoạt động nông nghiệp chiếm số lượng lớn. Trong đó
đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 1.080,15 ha chiếm 68,22% so với tổng diện tích đất tự nhiên và chủ yếu phục vụ cho cây trồng hàng năm và lúa là cây được trồng nhiều nhất nó chiếm tới 13,42% so với diện tích đất tự
nhiên. Tuy nhiên bình quân diện tích đất nông nghiệp trên hộ và bình quân
đất nông nghiệp trên nhân khẩu không cao so với các xã trong huyện nên chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong xã. Diện tích đất phục vụ
cho trồng cây lâm nghiệp là tương đối cao chiếm 31,36% tổng diện tích tự
nhiên. Diện tích nuôi trồng thủy sản có diện tích nhỏ do địa hình và thời tiết không thuận lợi mà chủ yếu là các hộ nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ, hiệu quả
24
- Nhóm đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp ở xã có tổng diện tích là 103,79 ha chiếm 4,98% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp được chia làm nhiều loại như sau: đất ở, đất chuyên dùng, đất nghĩa trang , nghĩa địa, đất sông suối, mặt nước. Trong đó đất ở và đất chuyên dùng chiếm tỉ lệ lớn nhất. Tuy nhiên
đất dành cho các mục đích này còn ít, các công trình công cộng, văn hóa cũng như cơ sở hạ tầng còn hạn chế, xuống cấp. Trong tương lai ngoài việc quan tâm đầu tư chiều sâu, cần dành một quỹđất thích hợp cho việc mở rộng, xây mới các công trình.
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 3,54 ha chiếm 1,69% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là các ao, hồ chứa nước phục vụ cho mục đích nước tưới tiêu cho sản xuất. Có thể nói diện tích này là quá thấp, không đáp
ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Trong những năm tới cần phải đầu tư
xây dựng cho hệ thống thủy lợi để phục vụ cho sản xuất. - Đất chưa sử dụng:
Đất chưa sử dụng có diện tích là 396,12 chiếm 19,01% so với tổng diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có cây rừng. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng hai loại đất này gặp rất nhiều khó khăn.
* Tài nguyên nước
- Nước mặt: Xã có một hệ thống hồ (hồ Bản Nầng) cùng với một hệ
thống ao trong xã tạo ra nguồn nước mặt phong phú về mùa mưa và tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và cân bằng sinh thái. Đồng thời có một nguồn nước mặt khác là nước mưa với lượng mưa trung bình là 1500mm/năm đã bổ
sung nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân.
- Nước ngầm: Xã có một suối nước ngầm chảy qua dưới lòng đất nên cũng rất thuận lợi cho việc khoan giếng lấy nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân.
* Tài nguyên khoáng sản : Theo kết quả điều tra, tìm kiếm thăm dò của các đoàn địa chất phát hiện xã Tân Đoàn có những tài nguyên khoáng sản
25
như: Quặng Bô xít nhôm, đá vôi xi măng, đá đen, đá xây dựng,… Tuy nhiên những tài nguyên này chưa được khai thác một cách thích hợp.