Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn. (Trang 62)

4.4.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp

Phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình và xã hội, họ có chức năng phát triển, duy trì sự ổn định của gia đình và xã hội. Vì vậy trong công việc xây dựng và đổi mới đất nước, cần phải phát huy sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong đó rất cần thiết phải phát huy sức mạnh của phụ nữ.

Chúng ta không ngừng thực hiện tốt các chủ trương chính sách và pháp luật về giới, tạo điều kiện cho họ tham gia nhiều hơn vào các cấp lãnh đạo chính quyền và các tổ chức quần chúng, đào tạo nghề nghiệp nâng cao trình

độ học vấn để họ có đủ khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào mô hình sản xuất và phát triển kinh tế hộ gia đình. Qua một thời gian nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và xã hội tại xã Tân Đoàn chúng tôi đưa ra một số căn cứ như sau:

- Căn cứ vào thực trạng và vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã những năm qua đã cho thấy sự tác động của các yếu tố chủ

56

- Căn cứ vào khả năng của người phụ nữ nói chung và phụ nữ ở địa phương nói riêng trong phát triển kinh tế và hoạt động xã hội.

- Căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của

địa phương nói chung và các hộ gia đình điều tra nói riêng trong thời gian tới Từ một số căn cứ trên chúng tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế

hộ gia đình và cũng như ngoài xã hội.

4.4.2.Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Tân Đoàn- Văn Quan- Lạng Sơn

Nâng cao kiến thức về mọi mặt cho phụ nữ

Có thể khẳng định một điều rằng không có sự tham gia đóng góp của phụ nữ thì không có sự phát triển của kinh tế hộ gia đình và cộng đồng bởi họ

là lực lượng đông đảo, là trụ cột trong gia đình, đặc biệt là ở các gia đình nông thôn. Do vậy mà sự hạn chế về trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật tay nghề đã và đang là những nhân tố kìm hãm sự phát huy vai trò của người phụ nữ. Chỉ có giáo dục toàn diện mới mở mang trí tuệ, tài năng và sức lực của người phụ nữ, cho phép họ có những cống hiến cho gia đình và xã hội. Học tập để nâng cao trình độ học vấn và hiểu biết chính là chìa khóa vàng mở

cửa cho chị em vươn lên giành quyền bình đẳng, chống phân biệt đối xử. Do vậy cần phải đẩy mạnh công việc đào tạo cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để

năng cao năng lực và trình độ của người phụ nữ để họ có thể tự tin tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng. Khi đó họ sẽ thực hiện dễ dàng hơn và quá trình tham gia thực hiện sẽ kích thích quá trình ra quyết định và như vậy vai trò của phụ nữ sẽđược nâng cao.

Để thực hiện được điều này phải tạo điều kiện bình đẳng cho phụ nữ

trong giáo dục và nâng cao trình độ về mọi mặt cho phụ nữ, có các chế độ hỗ

trợ và khuyến khích cho phụ nữ và trẻ em gái nghèo đi học cả về kiến thức phổ thông, xã hội và đào tạo nghề, có các biện pháp điều chỉnh sự tách biệt giới trong ngành học, kết hợp giới vào các chương trình hướng nghiệp. Nâng cao tỷ lệ nữ ở các vị trí quản lý, bên cạnh đó cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe và bảo vệ phụ nữ và trẻ em bằng việc nâng cao các dịch vụ chăm sóc

57

sức khỏe bằng những mô hình như tổ chức hội phụ nữ tiết kiệm lồng ghép với dân số, sức khỏe sinh sản, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc,... có như vậy mới có

điều kiện để học hỏi nâng cao tầm hiểu biết của phu nữ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bồi dưỡng và giáo dục những kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức về pháp luật, từng bước xây dựng nếp sống văn hóa, làng xã văn hóa, nuôi con khỏe dạy con ngoan và có ích cho xã hội.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tạo thêm thu nhập cho gia đình và cho xã hội.

Hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay vốn cho phát triển kinh tế là một vấn đề rất quan trọng, thiếu vốn là nguyên nhân cản trở khả năng phát triển sản xuất của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Thực tế cho thấy vốn vay ở xã Tân Đoàn đang gặp nhiều khó khăn vì ngân hàng quy định lượng vay, thời hạn vay và thế chấp tài sản. Chính điều này đã làm cho chị em nghèo rất khó khăn trong việc vay vốn để phát triển sản xuất. Do vậy mà nguồn vốn vay về có khi lại được sử dụng vào các mục đích khác. Vì vậy đòi hỏi Nhà nước cần có chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho chị em

được vay vốn từ các tổ chức chính trị- xã hội như: hội phụ nữ, hội nông dân, ... tăng khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, vốn từ chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho phụ nữ được tập huấn về cách sử dụng và trực tiếp sử dụng các nguồn vốn. Đặc biệt trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc nâng cao quản lý kinh doanh, định hướng cho họ phát triển sản xuất theo hướng chuyển dịch cơ cấu ngành, có như vậy đồng vốn của chị em bỏ ra mới sinh lời.

Tổ chức chính quyền địa phương cần phải tuyên truyền giới thiệu việc làm , động viên phụ nữ tiếp thu các giống mới cho năng suất cao, đưa tiến bộ

kỹ thuật vào sản xuất. Để nhân dân nhiệt tình hưởng ứng thì cán bộ xã, cán bộ

hội phải là người đi đầu làm thí điểm.

Hội phụ nữ, hội nông dân cần hướng dẫn chị em lập kế hoạch sản xuất, hạch toán lỗ lãi trên một đồng vốn vay, đầu tư vào các mô hình sản xuất có khả năng đem lại hiệu quả cao nhất, tổ chức các buổi học tập trao đổi kinh nghiệm làm ăn từ đó từng bước xóa đói giảm nghèo và nâng cao hơn nữa vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và xã hội.

58

Tuyên truyền vận động phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội .

Phụ nữ tham gia các hoạt động đoàn thể xã hội sẽ giúp cho họ có được cơ hội giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp, trao đổi kinh nghiệm sản xuất giúp nhau mở rộng sự hiểu biết kiến thức về mọi lĩnh vực. Vì vậy một mặt cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, chức năng của phụ

nữ. Mặt khác tự bản thân chị em cũng phải có ý thức tự mình vươn lên khắc phục khó khăn, tích cực học tập trau dồi kiến thức và tham gia các đoàn thể

xã hội.

Chính quyền đoàn thể địa phương cần phải quan tâm đến việc phát triển

đội ngũ cán bộ nữ, cử họ đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời người chồng và các thành viên trong gia đình phải tôn trọng người vợ, thông cảm với sự vất vả của phụ nữ, quan tâm chia sẻ

gánh nặng mà người phụ nữ phải đảm đương như: gánh vác việc nhà, chăm sóc con cái, người già để người phụ nữ yên tâm công tác ngoài xã hội. Khi

được quan tâm chia sẻ việc nhà họ sẽ có thời gian học tập, vui chơi giải trí,

đây cũng là một trong những điều kiện giúp chị em phụ nữ được bình đẳng trong công tác xã hội và trong gia đình, từđó từng bước xóa bỏ mặc cảm, tự ti mình là phận kém cỏi hơn nam giới. Đó là những hoạt động thiết thức giúp chị em phụ nữ có cơ hội nâng cao vai trò và vị thế của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Làm tốt công tác KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe và đời sống cho phụ nữ.

Thực tế cho thấy phụ nữ thường phải chịu sự can thiệp của y tế nhiều hơn nam giới. Do họ phải chịu hậu quả nặng nề của việc sinh nở, sau mỗi lần sinh nở sức khỏe của họ lại yếu đi. Vì thế làm tốt công tác KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe tốt cho phụ nữ sẽ giúp họ hiểu biết hơn về sức khỏe sinh sản, giúp họđược mạnh khỏe hơn, ít nhiễm bệnh hơn, sinh con an toàn.

Thực hiện KHHGĐ cho cả nam lẫn nữ, làm cho toàn bộ cộng đồng hiểu hết ý nghĩa của việc thực hiện KHHGĐ. Có như vậy chị em phụ nữ mới được

đảm bảo sức khỏe và có thời gian chăm sóc con cái và có điều kiện phát triển kinh tế gia đình.

Đồng thời chiến lược dân số phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Để làm được điều này

59

các cấp chính quyền, các đoàn thể, hội phụ nữ cần tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền, vận động các gia đình thực hiện KHHGĐ không sinh con thứ

ba, tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho phụ nữ, cấp phát thuốc miễn phí cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, vận động phụ nữ mang thai đi tiêm phòng bệnh và uống các thuốc bổ dinh dưỡng.

Bên cạnh đó phải tìm cách giảm cường độ lao động cho phụ nữ nông thôn vì trên thực tế họ phải làm việc tạo thu nhập tốn rất nhiều thời gian trong khi họ phải đảm nhận hầu hết các công việc nội trợ của gia đình nên không có thòi gian để chăm sóc bản thân. Do vậy giảm cường độ làm việc của phụ nữ là một giải pháp thiết thực để nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc nuôi dưỡng con cái và đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ.

60

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Tân Đoàn là một xã nông nghiệp, trong những năm qua xã đã có sự thay

đổi rõ rệt, điều kiện kinh tế xã hội khá hơn trước. Cùng với sự đi lên của điều kiện kinh tế xã hội thì vai trò và vị thế của người phụ nữ nơi đây cũng được tăng lên đáng kể. Song trong cách nghĩ và quan niệm về phụ nữ miền núi vẫn chưa thực sự được thay đổi, những nếp sống, suy nghĩ lạc vẫn còn nên đã làm cản trở sự tiến bộ của vấn đề bình đẳng giới, đó là nguyên nhân kìm hãm việc nâng cao và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và sự đóng góp của phụ nữ trong công tác xã hội

Xã Tân Đoàn- Văn Quan - Lạng Sơn trong phát triển kinh tế hộ gia đình

đã phần nào phản ánh khá rõ tình hình kinh tế xã hội đang ngày càng phát triển, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao có được thành quảđó không thể không nói dến sựđóng góp quan trọng của người phụ nữ.

Từ Kết quả nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế

nông thôn tại xã Tân Đoàn, chúng tôi có những kết luận sau:

- Cơ cấu dân số nữ và nam tương đối cân bằng. Nữ trong độ tuổi lao

động phần lớn tập trung trong nhóm tuổi từ 15- 35 (chiếm 58,3% tổng số nữ

trong độ tuổi lao động, và chiếm 35% dân số nữ). Lao động nữ nông thôn có số lượng rất lớn.

- Trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị của phụ nữ còn thấp và tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, hội đồng nhân dân các cấp còn rất thấp so với nam giới

- Số phụ nữ trong độ tuổi không tham gia sinh hoạt hội đoàn thể

chiếm tỷ lệ lớn (34%) và lại thuộc các nhóm hộ khó khăn. Phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng, hoạt động xã hội ít hơn nam giới.

- Phụ nữ trong độ tuổi lao động tham gia chủ yếu vào các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp (trên 70,3%). Cả nữ và nam đều đóng góp vào hoạt động tạo ra của cải vật chất. Còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế và thu nhập của gia đình. P h á i nữ

61

đảm nhiệm chính vai trò nội trợ và chăm sóc các thành viên trong gia đình, sốđông cả nữ và nam đều bằng, lòng với vai trò đó.

- Có sự không công bằng giữa nam và nữ trong công tác quản lý và

kiểm soát các nguồn lực như: đất đai, vốn, nguồn thông tin kỹ thuật…

- Quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình thuộc về

nam giới, phụ nữ thường quyết định những việc liên quan đến nội trợ và chăm sóc các thành viên trong gia đình.

5.2. Kiến nghị

Tạo điều kiện để phụ nữ phát triển cùng với nam giới không những

đem lại lợi ích cho mỗi phụ nữ, mỗi gia đình mà cho toàn xã hội. Đó không chỉ là vấn đề công bằng xã hội, mà còn là lợi ích kinh tế.

Từ những phân tích trên, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề nhằm tạo sự

hài hoà cân đối trong gia đình, tạo điều kiện phụ nữ có cơ hội học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

5.2.1. Đối với Nhà nước

Nhà nước cần có các chính sách kinh tế xã hội thiết thực hơn nữa đối với phụ nữ, đảm bảo sự bình đẳng giới, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao địa vị của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Tạo những điều kiện tốt nhất cho họ bắt kịp với những tiến bộ phát triển chung của nhân loại.

Ban hành các chính sách và biện pháp loại bỏ những định kiến, những hủ tục lạc hậu giúp phụ nữ đạt được sự bình đẳng toàn diện.

Xây dựng các dự án chương trình nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó cần đặc biệt quan tâm đến những dự án dành cho phụ nữ, giúp họ có công ăn việc làm, có vốn, kiến thức chuyên môn để sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống gia đình.

5.2.2. Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương

Tổ chức đoàn thể địa phương cần tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, tổ

chức tuyên truyền sâu rộng và thường xuyên về bình đẳn giới, về KHHGĐ.... Phối hợp và phát huy vai trò của các đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân trong công tác tập huấn, tổ chức tốt công tác đào tạo, nâng cao trình đọ

62

kiến thức chuyên môn khoa học kỹ thuật cho phụ nữ, đào tạo kỹ năng kinh doanh và cách tổ chức cuộc sống gia đình.

Tổ chức đoàn thể địa phương tạo điều kiện cho phụ nữ được vay vốn với lãi suất thấp, thành lập các nhóm phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, khuyến khích thành lập những tổ làm nghề thủ công, nghề truyền thống… để tăng thu nhập cho phụ nữ.

Tăng cường học hỏi và tiếp cận đời sống, văn hóa hiện đại, từng bước mở mang kiến thức, xóa bỏ thủ tục và định kiến với phụ nữ

5.2.3. Đối với người nông dân

Cần phải có sự trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất giữa người dân với nhau và giữa các thành viên trong gia đình. Những chủ hộ là nam giới, phải có hướng nhìn tích cực hơn về phụ nữ, nên để cho phụ nữ tham gia thực hiện những quyết định trong gia đình, kể cả những quyết định liên quan đến

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn. (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)