Các nguyên nhân ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triẻn

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn. (Trang 57)

phát triẻn kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn

4.3.1. Quan niệm bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại

Mặc dù không còn những hủ tục hay những quan niệm khắt khe về giới nhưng ở xã Tân Đoàn vấn đề bất bình đẳng giới vẫn chưa được cộng đồng nhìn nhận một cách đúng đắn. Có nhiều quan niệm cũ về hành vi thích hợp 6.7 42.4 15.3 30.2 5.4 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

51

của phụ nữ thường bị yêu cầu là đặt gia đình trên hết, thậm chí phải hy sinh cả

sức khỏe và nguyện vọng cá nhân, người phụ nữ phải tuân thủ quyền lực của nam giới, kết quả là người phụ nữ có thể không biết đến hoặc không thể thực hiện quyền của họ đã được pháp luật công nhận. Cũng có nhiều phụ nữ khi

được điều tra đều trả lời rằng dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, giặt giũ là công việc của phụ nữ, họ cho rằng mình sinh ra là để làm việc đó. Chính quan niệm sai lệch này đã tước đi cơ hội được học hỏi vươn lên tự khẳng định mình, hạn chế

sự cống hiến của họ cho gia đình và xã hội. Người phụ nữ bị cột chặt vào gia

đình, sự phân công đó tồn tại lâu đời khiến cho người phụ nữ không còn thời gian vui chơi giải trí. Gia đình ít con còn đỡ vất vả nhưng ở các gia đình đông con thì họ lại càng vất vả hơn, mất nhiều sức khỏe, thời gian cũng như công sức trong việc nuôi dạy chúng. Để có thể xóa bỏđược tư tưởng làm công việc nội trợ của phụ nữ cũng như cách ứng xử của xã hội là cả một quá trình lâu dài và phức tạp bởi nó đã tồn tại rất lâu và đã ăn sâu vào suy nghĩ của mỗi người.

4.3.2. Trình độ học vấn và chuyên môn của phụ nữ còn thấp

Trình độ học vấn, chuyên môn và KHKT là một yếu tố rất quan trọng

ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển gia đình và xã hội. Chỉ khi có trình độ học vấn và chuyên môn thì chị em mới có thể khẳng định

được mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Qua điều tra chúng tôi thấy trình độ chuyên môn của phụ nữ xã Tân Đoàn là khá cao so với mặt bằng chung của huyện nhưng so với nam giới thì vẫn thấp.

Tỷ lệ có trình độ học vấn THCS và THPT của phụ nữ trong các nhóm hộ điều tra ở xã là tương đối cao, song số phụ nữ có trình độ TC- CĐ- ĐH là rất thấp.

Xét về trình độ chuyên môn, KHKT giữa nam và nữ có sự chênh lệch không lớn thậm chí nhiều chị em đã được tham gia tập huấn nhiều hơn cả

nam giới. Tuy nhiên ở nhóm hộ nghèo họ ít có điều kiện tham gia tập huấn vì công việc tạo thu nhập và chăm sóc gia đình đã tốn rất nhiều thời gian của họ, nên họ vẫn tự lao động theo kinh nghiệm là chính và không có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật vào xản xuất.

Hạn chế về trình độ học vấn và KHKT đã kìm hãm khả năng tiếp cận với những cái mới với sự phát triển của nhân loại từ đó đã ảnh hưởng rất nhiều

52

xã hội làm cho họ mặc cảm tự ti không dám vươn lên tự khẳng định mình. Vì vậy các tổ chức đoàn thể xã hội cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho chị em tiếp cận với KHKT, nâng cao trình độ học vấn từ đó giúp họ nâng cao vị trí vai trò của mình trong gia đình và tự tin hơn trong cuộc sống xã hội.

4.3.3. Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ

Nắm được nhiều thông tin sẽ rất có lợi cho tất cả mọi người không chỉ

riêng cho phụ nữ mà còn cho cả nam giới. Tuy nhiên sự tiếp cận thông tin của phụ nữ còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở đến bước tiến của người phụ nữ trong phát triển sản xuất, tổ chức gia đình và tham gia hoạt động xã hội đó chính là tình trạng thiếu thông tin. Qua tìm hiểu tình hình tiếp cận thông tin của phụ nữ xã Tân Đoàn cho thấy phụ nữ trong xã tiếp cận thông tin chủ yếu là từ các phương tiện thông tin đại chúng như: TV,

đài, sách báo, tập huấn…tuy nhiên do chị em phải làm nhiều công việc trong một ngày nên ít có thời gian xem ti vi, đọc sách báo…vì thế mà nó hạn chế

rất nhiều đến việc tiếp cận thông tin của phụ nữ .

Do vậy để nâng cao vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ

gia đình cần phải có những giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ. Muốn giải quyết được vấn đề này đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ các vấn đề khác, đồng thời chị em cũng phải mạnh dạn tham gia và tự mình nỗ

lực phấn đấu vươn lên, có như thế mới tạo điều kiện để nâng cao mức sống cả

về vật chất cũng như tinh thần, dần dần từng bước đưa đời sống đi lên.

4.3.4. Hệ thống luật và chính sách còn chưa thiết thực đối với phụ nữ

Việc thực hiện các chính sách đối với phụ nữ được coi là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Tuy nhiên cho đến nay việc thực hiện các chính sách đó vẫn còn thiếu các quy chế, chế độ. Bên cạnh đó cũng còn nhiều ý kiến cho rằng chính sách đối với phụ nữ là công tác phong trào, vì vậy làm cũng được mà không làm cũng chẳng sao. Xét cho cùng các chính sách khi đem ra thực hiện người phụ nữ vẫn chưa thực sự được hưởng những quyền lợi ngang với nam giới. Vậy tác động của các chính sách đó xét về mặt kinh tế, xã hội đối với các tầng lớp nhân dân và đặc biệt đối với người phụ nữ ra sao?

Chính sách đất đai: Ở nông thôn thì đất đai là nguồn lực rất quan trọng. Về nguyên tắc, Nhà nước quy định đứng tên sử dụng ruộng đất là cả hai vợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

53

chồng nhưng thực tế chủ hộ chủ yếu là nam giới, việc sử dụng ruộng đất như

thế nào, cho thuê, nhường quyền sử dụng cho người khác… thì người chồng lại nắm quyền quyết định với lý lẽ phụ nữ ít có sự hiểu biết về vấn đề này. Mặc dù lao động vất vả trên ruộng đất của gia đình mà họ vẫn không có quyền gì. Khi xảy ra ly hôn thì không được chia ruộng cũng như không có các tài sản lớn như: nhà cửa, trâu bò, xe máy,…

Chính sách tín dụng: Hiện nay vốn là một vấn đề rất quan trọng, hầu hết các hộ đều muốn phát triển sản xuất kinh doanh nhưng đều thiếu vốn. Nhưng khi đi vay vốn họ gặp phải rất nhiều trở ngại bởi vì thủ tục vay vốn còn rờm rà và lãi suất còn cao. Hơn nữa muốn vay thì phải có tài sản thế chấp mà phụ

nữ lại không có tài sản lớn vì họ không đứng tên chứng nhận quyền sử dụng

đất mà việc này thường do các chủ nhà tức người chồng quyết định trong khi

đi vay vốn lại là người vợ. Ở nông thôn hiện nay chỉ có hội nông dân và hội phụ nữ là hai tổ chức mà người phụ nữ có thể tin cậy nhất, họ được vay với lãi suất thấp tuy nhiên vốn lại không được nhiều. Muốn vay nhiều thì phải chấp nhận lãi suất cao và ở tổ chức tín dụng, ngân hàng, các tổ chức tư nhân khác. Mặt khác quỹ phục vụ giúp đỡ người nghèo nhiều khi được sử dụng không đúng mục đích. Những hộ nghèo không có tài sản thế chấp nên không vay được vốn và một phần quỹ này thường bị thất thoát do nhiều mục đích khác nhau. Chính vì vậy quỹ này khi đến tay người dân thì lại bị hao hụt tương đối cao.

Chính sách bảo hiểm: Một thực tế cho thấy rằng người phụ nữ nông thôn phải làm việc vất vả hơn nam giới nhưng thu nhập lại không ổn định và họ

không được hưởng chế độ hưu trí khi về già, cũng như bảo hiểm y tế thương tật, nghỉ phép và các khoản đền bù khác. Vì vậy chính sách này gần như

không có ý nghĩa đối với phụ nữ nông thôn.

Chính sách dân số: Khi nói đến chính sách này các cấp chính quyền cũng như đoàn thể thường tập trung vào vận động chị em phụ nữ sinh đẻ có kế

hoạch. Nhưng trên thực tế việc sinh bao nhiêu con và vào thời gian nào không phải do phụ nữ quyết định mà phần lớn là do chồng. Có nhiều trường hợp gia

đình nhà chồng vì muốn có con nối dõi đã buộc người phụ nữ phải sinh được con trai. Mặt khác vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản được coi là rất nhạy

54

cảm tế nhị, phụ nữ thường rất xấu hổ khi đề cập đến vấn đề này. Chính vì thế

việc nâng cao nhận thức cho chị em phụ nữ là rất khó.

Hệ thống luật, chính sách của Nhà nước ta cũng chưa có điều luật cụ thể

rõ ràng quy định về thời gian làm việc của lao động nông nghiệp. Trên thực tế

lao động phụ nữ không thể cạnh tranh với nam giới, giá ngày công của phụ nữ

rẻ nên trong thuê mướn thường có tình trạng bóc lột và lợi dụng sức lao động nữ đặc biệt là thuê mướn theo vụ việc, không có hợp đồng mà chỉ có hợp

đồng miệng. Họ phải lao động quá sức và quá thời gian, đó là một thiệt thòi rất lớn, hạn chế vai trò của họ đối với gia đình và xã hội. Mặt khác sự thiếu chặt chẽ trong hệ thống luật đã và đang làm gia tăng tình trạng “ bạo lực gia

đình” ở nông thôn. Người phụ nữđã khổ lại còn khổ hơn

Trong mấy năm qua hội phụ nữ của xã Tân Đoàn hoạt động đạt được một số kết quảđáng kể, tuy nhiên năng lực còn yếu và nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn nên chất lượng hội viên tham gia còn chưa cao, sự tiếp nhận các thông tin kiến thức của phụ nữ còn hạn chế. Đồng thời sự hạn chế của các chính sách và hệ thống luật của Nhà nước là nguyên nhân rất lớn gây cản trở

khó khăn cho phụ nữ trong quá trình tham gia phát triển kinh tế- xã hội.

4.3.5. Nhận xét đánh giá chung về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Tân Đoàn- Văn Quan- Lạng Sơn

Qua phân tích thực trạng về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ

gia đình và xã hội ta thấy: phụ nữ đã và đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình và xã hội. Trong gia đình họ là lực lượng lao động chính tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình đồng thời cũng là người thực hiện phần lớn các công việc gia đình, tạo điều kiện cho chồng con

được học tập và làm việc tốt. Ngoài xã hội, họđã tích cực tham gia nhiều hơn vào các hoạt động cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, mặc dù họ chưa được

đánh giá tương xứng với khả năng của mình.

Phụ nữ là người đóng góp nhiều trong hoạt động tạo thu nhập cũng như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các công việc gia đình song họ cũng không phải là người có quyền quyết định cao các vấn đề lớn trong gia đình như hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm các tài sản có giá trị. Hiện nay ở xã Tân Đoàn vấn đề giới và quyền bình

55

người chồng, cùng bàn bạc và đưa ra các quyết định quan trọng cuối cùng.

Đây là một tiến bộ đáng nghi nhận vì trước kia mọi việc trong gia đình người phụ nữ đều phải nghe theo sự xếp đặt của chồng, phải làm nhiều hơn và nhận

được sự trợ giúp ít hơn.

Trong công tác xã hội, họ tham gia ngày một tích cực hơn song năng lực của họ vẫn chưa được đánh giá đúng mức so với đồng nghiệp nam. Bằng chứng là việc giữ các cương vị chủ chốt thường là do nam giới đảm nhận. Bên cạnh đó nhiều định kiến xã hội, những quan niệm cổ hủ, trình độ hiểu biết của chị em còn hạn chế là những nguyên nhân khách quan và chủ quan cản trở sự bước tiến của phụ nữ. Chính vị vậy không chỉ riêng phụ nữ xã Tân

Đoàn mà tất cả các chị em ở nơi khác cần được quan tâm giúp đỡ nhiều hơn nữa từ Nhà nước, các cấp chính quyền vì sự tiến bộ của phụ nữ vì sự tiến bộ

của nhân loại.

4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn. (Trang 57)