Thực trạng vai trò của phụ nữ trong các nhóm hộ điều tra ở xã

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn. (Trang 42)

(Nguồn:số liệu thống kế UBND xã Tân Đoàn Năm 2013)

Hình 4.2: Biểu đồ phụ nữ trong cơ cấu các ngành nghề của xã Tân Đoàn năm 2013

Do đặc điểm riêng của người phụ nữ là chịu khó, kiên trì, khéo léo vì vậy rất thích hợp với các ngành nghề như trồng trọt, chăn nuôi… (chiếm 70,32%). Trong khi đó nữ tham gia ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 9,69% do ngành này lại đòi hỏi phải có sức khoẻ và làm việc xa nhà, còn lại 19,99% lao động nữ tham gia vào ngành dịch vụ. Như vậy, lực lượng lao

động nữ tập trung chủ yếu trong ngành nông, lâm nghiệp. Do đó muốn nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành này, cần quan tâm giải quyết vấn đề liên quan đến lực lượng lao động nói chung, lao động nữ nói riêng. Đó là các vấn

đề: nâng cao năng lực trong sản xuất, năng lực trong quản lý hộ gia đình.

4.2.2: Thực trạng vai trò của phụ nữ trong các nhóm hộ điều tra ở xã Tân Đoàn Đoàn

Thông tin chung về hộ điều tra ở xã

Người phụ nữ nông thôn bao giờ cũng là trung tâm của các gia đình. Họ

là một trong hai chủ thể chính tạo nên sức sống về cả vật chất và tinh thần của một gia đình. Thực trạng đời sống của một gia đình là sự thể hiện thực tại vai trò và địa vị của người phụ nữ. Hiện nay cùng với sự đi lên của nền kinh tế, bộ mặt kinh tế nông thôn cũng đang từng bước chuyển mình theo hướng tích cực trên mọi phương diện: kinh tế, văn hóa, xã hội, kể cả năng lực của người

10%

20%

70%

công nghiệp và xây dựng

dịch vụ

36

phụ nữ. Để có cái nhìn tổng quát về hộ gia đình và thực trạng vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ chúng tôi tiến hành điều tra 60 hộđể

có được thông tin cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Hầu như các hộđều làm nông nghiệp tuy nhiên mức độ tham gia vào sản xuất giữa các nhóm hộ là khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguồn lực sản xuất (đất đai, lao động, vốn, công nghệ...) trình độ của chủ hộ

và các thành viên trong gia đình

Trong tổng số 60 hộđiều tra thì hộ khá chiếm 28,3% chủ yếu là làm kinh doanh, buôn bán, có lương ổn định và ngoài ra còn có các hộ kiêm. Các hộ

kiêm ở đây là nông nghiệp kiêm thương mại- dịch vụ và nông nghiệp kiêm xây dựng thủ công nghiệp. Xu hướng hiện nay các hộ kiêm phát triển nhanh, nó giải quyết được lao động nông nhàn đồng thời làm tăng thu nhập cho gia đình.

Ta thấy nhóm hộ trung bình chiếm tỉ lệ lớn 55% các hộ chủ yếu làm nông nghiệp và hộ kiêm. Những hộ này là những hộđã biết chi tiêu một cách có kế hoạch, am hiểu và chăm chỉ làm ăn, ngoài thời gian nông nhàn những hộ này chủ yếu có chồng làm thêm nghề hoặc dịch vụ giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên hộ nghèo chiếm 16,7% trong tổng số hộ điều tra, nguyên nhân là do hộ chi tiêu không có kế hoạch, thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, trình độ học vấn thấp, sinh đẻ không có kế hoạch, hoặc một số hộ không có chồng hoặc có nhưng chồng không được minh mẫn nên người vợ phải gánh vác phần lớn công việc gia đình.

Trong tổng số 60 hộđiều tra thì tỉ lệ chủ hộ là nam chiếm 80% còn nữ là 20%. Kết quả đó cho thấy các công việc lớn và quyền quyết định vẫn do nam giới làm chủ. Những hộ có nữ làm chủ hộ là do chồng mất hoặc người vợ có trình độ học vấn cao hơn chồng.

37

Hiện trạng về các yếu tố sản xuất của hộ điều tra

Bảng 4.9: Hiện trạng về các yếu tố sản xuất của hộ

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)

1 Nhà kiên cố Hộ 15 25,0 2 Nhà bán kiên cố Hộ 45 75,0 3 Đài rađio Hộ 5 8,3 4 Ti vi Hộ 50 83,3 5 Tủ lạnh Hộ 13 21,7 6 Xe máy Hộ 42 70,0 7 Xe đạp Hộ 24 40,0 8 Điện thoại Hộ 55 91,7 9 Bếp ga Hộ 18 30,0 10 Công trình vệ sinh tiện nghi Hộ 8 13,3

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng trên cho thấy chủ yếu là nhà bán kiên cố chiếm 75% trong tổng số hộ điều tra. Kết quả đó cho thấy đời sống của nhân dân đã phần nào

được nâng cao, về phương tiện thông tin đại chúng thì hầu như các hộ đều có tivi, điện thoại. Đồng thời bếp ga, xe máy, xe đạp cũng chiếm tỉ lệ cao, những phương tiện sinh hoạt này đã gần như trở thành phương tiện thiết yếu đối với người dân ngày nay khi cuộc sống của ngườ dân ngày càng được nâng cao. Từ khi có bếp ga thì chị em phụ nữ đã giảm được thời gian dành cho nội trợ

và giành thời gian vào làm việc khác cho phát triển kinh tế hộ. Những phương tiện khác như tủ lạnh, công trình vệ sinh tiện nghi chiếm tỉ lệ nhỏ vì đây là những phương tiện đắt tiền đối với người dân nông thôn nên chỉ có những hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giàu, khá mới có

Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phân công lao động ở các nhóm hộ điều tra

1)Phụ nữ trong phân công lao động hoạt động sản xuất nông nghiệp được điều tra

Trong cuộc sống hàng ngày của các gia đình thì người phụ nữ và nam giới đều tham gia các hoạt động sản xuất để tạo thu nhập. Các hoạt động tạo thu nhập các hộ phong phú và đa dạng, ở mỗi loại hộ khác nhau đều có ít nhất 02 hoạt động tạo thu nhập, hộ nông dân chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm

38

nghiệp, chăn nuôi, ngoài ra một số hộ còn hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp, làm thuê... Trong 3 loại hộ nghiên cứu thì nam giới thường làm những công việc nặng như: cày bừa, phun thuốc, phát cây, dọn đồi, khai thác gỗ... còn phụ nữ ngoài các công việc nội trợ, chăm sóc gia đình thì chủ

yếu đảm nhiệm các công việc như: nhổ mạ, cấy, hái, chăm sóc, thu hoạch và bán các sản phẩm. Đối với các công việc chăn nuôi gia súc người phụ

nữ đảm nhận công việc như: chọn giống, chăm sóc...Sự bình đẳng trong công việc gia đình cũng như trong các hoạt động sản xuất có thể thấy rõ qua các công việc mà người phụ nữ và người đàn ông đảm nhận. Ta cũng nhận thấy sự đóng góp của phụ nữ trong sản xuất là rất lớn song sựđóng góp đó thường không được đánh giá ngang bằng với nam giới.

Cũng nhưở nhiều vùng nông thôn, sản xuất nông nghiệp bao giờ cũng là lĩnh vực thu hút nhiều lao động cả nam và nữ, nhất là vào thời vụ. Trong gia

đình có sự phân công lao động theo từng loại cộng việc. Nhưng sự phân công

ấy không dựa vào đặc điểm sinh học và sức khỏe mỗi giới mà được quyết

định theo thói quen tục lệ và truyền thống lâu đời. Các khâu công việc trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trong các nhóm hộ điều tra cho thấy hầu như

do nữ đảm nhiệm, tuy nhiên tỷ lệ này ở các nhóm hộ có sự khác nhau thể hiện qua bảng 4.10

39

Bảng 4.10: Sự phân công lao động của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp

ĐVT: (%)

Loại hộ Các khâu

Hộ Giàu và Khá Hộ Trung Bình Hộ Nghèo

Chồng Vợ Cả hai Thuê Chồng Vợ Cả hai Thuê Chồng Vợ Cả hai I.Trồng trọt 1. Làm đất 40,0 - 15,8 44,2 70,5 - 15,5 14,0 36,3 33,3 30,4 2. Gieo trồng 10,3 68,2 12,8 9,7 - 65,5 34,5 - 12,5 69,5 18,0 3. Làm cỏ - 73,4 26,6 - 13,5 73,0 13,5 - - 85,6 15,4 4. Bón phân - 66,6 33,4 - 15,6 60,6 23,8 - - 67,3 32,7 5.Thu hoạch - 55,2 30,4 14,2 12,2 23,6 64,2 - - 60,4 40,6 II. Chăn nuôi 1. Mua con giống 20,4 79,6 - - - 76,6 23,4 - 17,3 82,7 - 2. Cho ăn 5,5 94,5 - - 10,8 64,8 24,4 - - 88,5 12,5 3. Vệ sinh chuồng trại 20,5 32,3 48,2 - 20,3 50,2 49,5 - - 90,4 9,6 III. Bán sản phẩm 5,5 94,5 - - 7,5 80,2 12,3 - 20,4 80,6 -

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.10 ta thấy ở nhóm hộ khá thì phụ nữ nhận được sự sẻ chia từ

chồng nhiều hơn.

Qua số liệu điều tra ta có thể thấy rõ được sự phân công lao động trong ba loại hộ trong xã có sự khác nhau. Những hộ nghèo có điều kiện kinh tế

khó khăn, các công việc như làm đất, phun thuốc, bón phân, gặt lúa, … phụ

nữ vẫn đảm nhiệm với tỷ lệ cao, ít sử dụng các dịch vụ thuê ngoài, mọi hoạt động sản xuất hầu như lao động trong gia đình tự đảm nhiệm. Còn hộ

trung bình và khá do có điều kiện kinh tế phát triển hơn, khả năng tiếp cận thông tin dễ hơn nên trong công việc lao động nữ được sử dụng một cách

đúng mức, giải phóng sức lao động của phụ nữ, thay vì làm những công việc nặng nhọc, phụ nữ tham gia các công việc ít tiêu hao nhiều sức lực. Những công việc nặng nhọc, vất vả trong quá trình sản xuất đều được thuê ngoài hoặc người chồng làm như: làm đất, tuốt lúa …những công việc cần đảm bảo thời gian của mùa vụ như gặt lúa, …cũng được đổi công hoặc cả hai cùng làm.

40

Có thể thấy rằng trong các nhóm hộđiều tra đều có sự giúp đỡ của người chồng, tuy nhiên mức độ là khác nhau giữa các nhóm hộ. Những công việc nặng nhọc như làm đất, phun thuốc trừ sâu thì người vợ nhận được sự chia sẻ

nhiều hơn từ chồng. Còn các khâu công việc khác như gieo trồng, làm cỏ, bón phân thì mức độ tham gia của nữ giới cao hơn và là người làm chính. Đó là sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bất bình đẳng giới do nhận thức về quan niệm truyền thống các vấn đề về giới còn hạn chế, nếp gia trưởng vẫn còn và chi phối nhiều trong quan hệ gia đình,

đặc biệt là ở gia đình đông con, người phụ nữ là người chủ nhưng tiếng nói lại không có trọng lượng. Trong gia đình nếu người chồng là người hiểu biết, năng động sáng tạo thì người phụ nữ sẽ được đỡ đần nhiều hơn, được quan tâm hơn, ngược lại ở những hộ mà người chồng có sự hiểu biết ít, không năng

động sáng tạo hoặc chồng mất sớm thì người vợ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn về cả vật chất, sức khỏe và tinh thần, phải làm việc nhiều hơn bất kể các công việc gì. Qua đây ta thấy người phụ nữ tham gia hầu hết các khâu công việc trong sản xuất nông nghiệp, họ đã thể hiện vai trò của mình trong kinh tế hộ

gia đình cũng như kinh tế xã hội.

2)Vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh doanh - dịch vụ

Hoạt động kinh doanh - dịch vụ trên địa bàn xã Tân Đoàn trong mấy năm gần đây đang phát triển do có cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển. Qua

điều tra có 15% số hộ làm kinh doanh dịch vụ trong tổng sốđiều tra, chủ yếu là các hộ khá.

41

Bảng 4.11: Người ra quyết định và thực hiện trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ĐVT: (%) Loại hộ Các khâu Hộ Giàu và Khá Hộ Trung Bình Chồng Vợ Cả hai Chồng Vợ Cả hai

I. Người ra quyết định các khâu Loại mặt hàng kinh

doanh 20,0 50,0 30,0 33,3 50,0 16,7

Hướng kinh doanh 25,0 45,0 30,0 16,6 66,6 16,8 Nơi mua, bán hàng, giá

mua, giá bán 20,0 60,0 20,0 30,7 55,6 13,7 II. Người thực hiện các khâu

Quản lý thu chi, thanh

toán 15,5 70,5 14,0 14,3 85,7 -

Vận chuyển. bốc dỡ

hàng 70,5 20,3 10,2 65,5 15,6 18,9

Trực tiếp phục vụ hay

bán hàng 10,0 80,5 9,5 - 85,4 15,6

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Các hộ hoạt động kinh dịch vụ là các hộ buôn bán nhỏ cung cấp các mặt hàng hàng ngày như: hàng tạp hóa, thực phẩm, hàng ăn và một số chuyên kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng,…

Qua bảng trên ta thấy khâu chọn mặt hàng kinh doanh là một khâu quan trọng quyết định quá trình sản xuất và tỉ lệ người vợ tham gia vào công việc này khá cao. ở hai nhóm hộ người vợ chiếm tỉ lệ là 50% vì người vợ là người làm chính trong công việc buôn bán dịch vụ nên quyền quyết định trong việc lựa chọn địa điểm bán và giá cả bán cũng đa số là do người vợ quyết định.

Việc vận chuyển và chuyên chở hàng là công việc nặng nhọc nên chủ

yếu là do người chồng đảm nhận. Các khâu còn lại chủ yếu là do người vợ đảm nhận, người chồng có tham gia bán hàng nhưng chỉ tham gia với vai trò phụ giúp, do thường xuyên bán hàng nên người phụ nữ hiểu rõ được thị hiếu của khách hàng cũng như biết được thời gian và mặt hàng kinh doanh nào có

42

lợi nhất và họ cũng là người quản lý tài chính quyết định đến việc chi tiêu sao có lợi nhất.

Có thể khẳng định buôn bán dịch vụ đã và đang là một động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong sự phát triển đó người phụ nữ đang là lực lượng chính. Điều này càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của người phụ

nữ trong việc tạo thu nhập cho các hộ gia đình ở nông thôn.

3)Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế và tạo ra thu nhập trong gia đình

Người phụ nữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống gia đình không chỉ thể hiện họ là người thực hiện hầu như tất cả những công việc nội trợ gia đình mà hơn thế họ còn thể hiện rõ vai trò của mình trong việc tạo ra thu nhập đóng góp xây dựng kinh tế gia đình. Trong xã hội hiện nay mục đích sản xuất vẫn hướng vào thỏa mãn những nhu cầu vật chất thiết yếu của các thành viên trong gia đình. Do đó nếu tạo được nguồn thu nhập sẽ là điều kiện, là nhân tố thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất, mua sắm các trang thiết bị sinh hoạt cho gia đình. Do tính chất của từng công việc và năng lực của từng cá nhân nên khả năng đóng góp kinh tế và tạo thu nhập của các thành viên trong gia đình là khác nhau. Trong gia đình phụ nữ phải gánh vác phần công việc nhiều hơn, dành nhiều thời gian và công sức cho công việc nhiều hơn nam giới. Họ tranh thủ cả thời gian nghỉ nên hiệu quả thường cao hơn nam nhưng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để xem mức thu nhập của người phụ nữ so với nam giới thì ta cần điều tra mức thu nhập của vợ và của chồng của các hộ điều tra ở xã và kết quả đó

43

Bảng 4.12: So sánh thu nhập của vợ so với chồng trong hộ gia đình ở các nhóm hộ điều tra

Mức so sánh Nhóm hộ

Cao Hơn Thấp Hơn Ngang Bằng

Số hộ Cơ cấu (%) Số hộ Cơ cấu (%) Số hộ Cơ cấu (%) Hộ NN 20 44,45 15 33,33 10 22,22 Hộ TM-DV 5 50,00 4 40,00 1 10,00 Hộ kiêm 1 20,00 3 60,00 1 20,00 Tổng số 26 43,33 22 36,67 12 20,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng số liệu ta thấy đối với hộ thuần nông, phụ nữ tham gia vào sản xuất nhiều hơn, họ luôn cố gắng để không bị thua kém nam giới trong mọi công việc, vì thế mà các khâu công việc đều do phụ nữ đảm nhận với tỉ lệ cao hơn chồng nên thu nhập của phụ nữ trong nhóm hộ này tạo ra cũng cao hơn chồng. Tuy nhiên có những công việc đòi hỏi lao động phải có sức khỏe nên phần thu nhập của phụ nữ tạo ra lại ít hơn chồng.

Qua điều tra ở 45 hộ sản xuất nông nghiệp thì có 20 hộ có mức thu nhập do người phụ nữ tạo ra cao hơn chồng, chiếm 44,45% và 10 hộ có mức ngang nhau chiếm 22,22% , và có 15 hộ người vợ có thu nhập thấp hơn chồng chiếm 33,33% điều này đã khẳng định người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn. (Trang 42)