Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn. (Trang 25)

- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội và nhân văn của xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn.

- Tìm hiểu thực trạng vai trò của phụ nữ trong các nhóm hộ trên địa bàn xã. - Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ vào phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã.

- Nhận xét đánh giá chung về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế

hộ gia đình ở xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ

nữ trong thời gian tới của xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Tiếp cận nghiên cứu xã hội học (giới): Nhằm nghiên cứu đặc tính của giới, sự khác nhau và các yếu tốảnh hưởng đến giới.

Tiếp cận nghiên cứu kinh tế hệ thống: Nhằm nghiên cứu các hệ thống sản xuất kinh doanh các loại hình cây trồng, vật nuôi, các yếu tố trong nền kinh tế của địa phương, của hộ.

3.3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

-Chọn vùng nghiên cứu:

Theo vị trí địa lý, địa hình, địa mạo đất đai của xã Tân Đoàn, dựa trên vùng sinh thái, đồng thời căn cứ vào sự phát triển kinh tế của các vùng, c h ú n g tôi tiến hành lựa chọn 3 thôn để điều tra, đó là: thôn Khòn Ngòa,

19

thôn Khòn Sày, thôn Lùng Pá. Tiếp đó, căn cứ vào tỷ lệ nữ làm chủ hộ, tỷ

lệ nữ tham gia quản lý sản xuất của hộ, tham gia lãnh đạo chính quyền đoàn thể của địa phương, tham gia hoạt động cộng đồng.

-Thôn Khòn Sày: Cư dân chủ yếu là người Tày, Nùng, là thôn đông dân nhất, sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu.

+ Thôn Lùng Pá: Là thôn có các cư dân sinh sống, chủ yếu là người Nùng, Nơi đây có nền kinh tế còn kém phát triển chủ yếu dựa trên sản xuất nông, lâm nghiệp.

+ Thôn Khòn Ngòa: (Giáp với xã Tràng Phái): Là một trong những thôn có đường tỉnh lộ chạy qua, đây là thôn có các trung tâm hành chính nhà nước như: Bưu điện, chợ, trường học, UBND, bệnh viện. Đồng thời

đây là thôn có nhiều con em được đào tạo tại các trường dạy nghề, cao đẳng,

đại học. Nền kinh tế tương đối phát triển bên cạnh sản xuất nông nghiệp, còn buôn bán - dữchvữ và hoữt đững phi nông nghiữp, đã đem lại thu nhập ổn định cho người dân trong vùng.

- Chọn hộ nghiên cứu

Hộ nghiên cứu phải nằm trong các thôn đã được chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng. Số mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên dựa theo danh sách hộ và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ: nghèo, trung bình và khá. Kết quả chọn mẫu được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả lựa chọn nhóm hộ điều tra

Tên thôn Số hộ điều tra Phân theo mức sống Nghèo Trung bình khá Thôn Khòn Sày 23 3 14 6 Thôn Khòn Ngòa 22 3 13 6 Thôn Lùng Pá 15 4 6 5 Tổng 60 10 33 17

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Thông tin thứ cấp: Được thu thập từ UBND xã Tân Đoàn, hội phụ nữ

20

về thông tin kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu, đồng thời dựa trên thông tin thứ cấp để chọn hộ phỏng vấn.

- Thông tin sơ cấp: Được thu thập qua phỏng vấn chuyên sâu vào tổ chức cá nhân như: UBND xã, Hội phụ nữ, những người am hiểu. Điều tra 60 hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nông dân để đánh giá trách nhiệm, vị trí, sự phát huy vai trò và năng lực của phụ nữ trong gia đình. Số hộđiều tra được chọn ngẫu nhiên và được lập thành 3 nhóm: hộ Khá, hộ Trung Bình, hộ Nghèo. Nội dung điều tra được cụ thể

hóa bằng phiếu điều tra được soạn sẵn theo các nội dung khảo sát kinh tế xã hội hộ gia đình. Số liệu thu thập được từ cuộc điều tra được kiểm tra mã hóa và nhập vào cơ sở dữ liệu máy tính sử dụng phần mềm Excel.

- Nội dung điều tra phỏng vấn hộ

Những đặc trưng cơ bản của hộ gia đình (trình độ văn hóa, số nhân khẩu, giới tính...) nguồn lực của hộ (đất đai, lao động, nhà cửa, tài sản gia đình...) sự

phân công lao động trong hộ, sự phân công quyền lực trong hộ, các thông tin liên quan tới hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần... cũng như những kiến nghị, mong muốn của phụ nữ và của hộ trong tương lai.

-Nội dung điều tra tại xã

Tình hình kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình dân số lao động.

3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu thập được xử lý bằng máy tính cá nhân và bằng chương trình Excel để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp phân tích thống kê: Là phương pháp dựa vào các số liệu

đã đươc phân tổ, được chia tách trong những bảng biểu cụ thể để tìm ra những nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong các bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần phải có những thay đổi gì cho phù hợp.

- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh phân tích để thấy

được vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình, so sánh thu nhập của người phụ nữ so với nam giới (người chồng của họ) để thấy được mức độ

21

Như vậy bằng các phương pháp nghiên cứu trên cho phép chúng tôi thu thập được những kết quả về thực trạng vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình và xã hội. Góp phần làm căn cứ đưa ra những phân tích, nhận xét và đánh gia đầy đủ chính xác các nội dung cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ: + Trang bị tư liệu sản xuất trên hộ.

- Chỉ tiêu phản ánh đời sống của hộ

+ Các tài sản hiện có trong gia đình. + Cơ cấu các khoản thu nhập của hộ.

- Chỉ tiêu phản ánh số lượng và năng lực của phụ nữ

+ Tổng số phụ nữ: Gồm toàn bộ các hộ không phân biệt độ tuổi, ngành nghề.

+ Tỷ lệ nữ: Là tỷ số giữa tổng số phụ nữ trên toàn bộ dân số.

+ Tỷ lệ lao động nữ: Là toàn bộ lao động nữ trong tuổi và có khả năng lao động trên tổng số lao động trong tuổi.

+Tỷ lệ học vấn: Phản ánh trình độ học vấn của phụ nữ.

- Chỉ tiêu biểu hiện sự đóng góp của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình + Số lượng và tỉ lệ nữ làm chủ hộ.

+ Số lượng và tỉ lệ nữ quyết định các công việc gia đình.

22

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn. (Trang 25)