Dù chăn nuôi heo với mục đích gì đi nữa thì người chăn nuôi cũng hướng đến hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Để đánh giá hiệu quả kinh tế, người chăn nuôi dựa vào một số chỉ tiêu như chi phí thức ăn, chi phí thú y và cả đầu ra của sản phẩm.
Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn của thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.5:
Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn toàn thí nghiệm theo khối
Chỉ tiêu Khối 1 Khối 2 Khối 3
Chi phí thức ăn/kg tăng trọng (đồng) *
23.046 21.885 23.543
So sánh (%) 100,0 95,0 102,2
Tổng chi phí thức ăn (A) (Đồng)
3.161.900 3.363.710 3.284.233 Thu nhập cho tổng tăng
trọng (B) (Đồng) **
10.976.000 12.296.000 11.160.000 Hiệu quả kinh tế về mặt thức
ăn (B-A) (Đồng)
7.814.100 8.932.290 7.875.767
So sánh (%) 100,0 113,3 100,8
* Giá thức ăn NOVO 9651 sử dụng: 16.580 đ/kg ** Giá bán heo con: 80.000 đ/kg
Thông qua bảng 4.5, có thể nhận thấy rằng chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng ở khối 2 là thấp nhất (21.885 đ/kg tăng trọng) do heo con sử dụng thức ăn khá hiệu quả, tiếp đến là khối 1 và khối 3 (23.046 đồng và 23.543 đ/kg tăng trọng). Nếu so sánh % giữa 3 khối, có thể thấy được khối 1 là 100% so với khối 2 là 95,0% và khối 3 là 102,2%.
Về tổng thu nhập cho tăng trọng, có thể thấy được khối 2 cho hiệu quả cao nhất với 8.932.290 đ, tiếp theo là khối 3 với 7.875.767 đ và cuối cùng là khối 1 với 7.814.100 đ. Từ đó có thể kết luận, khối 2 cho hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn cao nhất, kế đến là khối 3 và khối 1. Nếu so sánh % giữa 3 khối với nhau, có thể thấy thấy khối 1 đạt hiệu quả 100% so với khối 2 là 113,3% và khối 3 là 100,8%.
Chi phí thức ăn cho cả khối thì khối 2 là cao nhất với tổng chi phí 3.363.710 đồng, kế đến là khối 3 và khối 1 với tổng chi phí là 3.284.233 đồng 3.161.900 đồng.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT