2.6.1 Phòng bệnh
Nguyên tắc chung về vệ sinh phòng bệnh (Nguyễn Thanh Sơn, 2005): - Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi: nên có khu vực nuôi và chuồng phù hợp với các loại heo và độ tuổi khác nhau. Ví dụ: nuôi heo thịt riêng, heo nái riêng; các lứa heo khác nhau nuôi ở những ngăn chuồng riêng. Cần giữ cho chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi như cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ... Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng khoảng 3-5 ngày trước khi nuôi lứa mới. Heo mới mua về phải cách ly ở khu vực riêng từ 15-20 ngày trước khi nhập đàn. Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung riêng để giữ chuồng luôn sạch sẽ. Có thể ủ phân bằng phương pháp ủ phân vi sinh vật hoặc xử lý bằng hầm biogas. Hạn chế người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi để tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi.
- Các biện pháp khử trùng tiêu độc: sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi. Rắc vôi bột hoặc quét nước vôi pha loãng nồng độ 10% (1 kg vôi tôi/10 lít nước) xung quanh và bên trong chuồng nuôi, để 2-3 ngày rồi quét dọn. Dùng một số hóa chất sát trùng như: Formol từ 1-3%, Crezil 3-5%, Cloramin-T... theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Chú ý: Không dùng bột vôi hoặc nước vôi khử trùng khi có gia súc trong chuồng vì bột vôi có thể xông vào mũi, họng làm ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp và nước vôi có thể gây bỏng cho gia súc.
- Vệ sinh thức ăn và nước uống: cần rửa sạch các loại thức ăn thô xanh trước khi cho heo ăn. Không sử dụng thức ăn bị ôi, thiu, mốc. Không cho heo ăn thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng. Không cho heo ăn các phụ phẩm và các loại thịt sống của heo bệnh và heo mua từ chợ về không rõ nguồn gốc. Sử dụng nước uống sạch, không dùng nước đục, nước ao hồ tự động hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho heo uống.
2.6.2 Trị bệnh
2.6.2.1 Bệnh tiêu chảy ở heo con
Phổ biến ở heo con sau cai sữa chuyển sang thịt, gây viêm ruột cấp tính và mãn tính. Nguyên nhân chính do chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn thay đổi, không đảm bảo dinh dưỡng, phương thức và thời gian cho ăn thay đổi… bệnh không chỉ xảy ra ở 1-2 con mà xảy ra với số lượng lớn (Trương Lăng, 2000).
2.6.2.2 Một số bệnh khác thường gặp trên heo con
Bệnh phân trắng heo con: thường xảy ra ở heo con còn bú, ở thể viêm ruột, viêm dạ dày cấp tính, đặc trưng là ỉa chảy màu hơi vàng, trắng kèm theo thể độc huyết (toxemie) hoặc bại huyết (cepticemie) (Trương Lăng, 2003).
Bệnh phó thương hàn: heo con đang bú sữa ít thấy bệnh xuất hiện, cai sữa thường mắc bệnh ở thể nặng (Trương Lăng, 2000).
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013 tại Trại heo giống Cờ Đỏ thuộc Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Huyện Cờ Đỏ bao gồm 1 thị trấn và 9 xã với diện tích 310,48 km2, dân số 124.069 người (2009). Phía Bắc giáp với huyện Vĩnh Thạnh, phía Đông Bắc giáp với quận Ô Môn, phía Tây giáp với Kiên Giang.
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ
Nông trường Cờ Đỏ là một vùng đất màu mỡ phù hợp cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Về vị trí địa lý, phía Đông nông trường giáp với xã Thạnh Phú, phía Tây giáp với tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp xã Thới Đông, phía Bắc giáp xã Thạnh Quới. Khí hậu tại đây chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều và chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa này tương đối nóng). Nhiệt độ trung bình từ 25-29 0C. Độ ẩm trung bình khoảng 83-85%.
Chú thích:
1. Đường đi
2. Văn phòng và nơi tiếp khách 3. Cổng ra vào
4. Nhà kho 5. Ao nuôi cá
6. Các dãy chuồng nuôi heo nái, nái nuôi con, heo con cai sữa 7. Các dãy chuồng nuôi heo thịt
8. Nhà nghỉ dành cho công nhân
Hình 3.2: Quy hoạch tổng thể trại heo Nông trường Cờ Đỏ
3.2 Phương tiện thí nghiệm 3.2.1 Chuồng trại thí nghiệm 3.2.1 Chuồng trại thí nghiệm
Tại đây có 3 dãy chuồng nuôi heo nái (bao gồm nái hậu bị, nái khô, nái mang thai, nái đẻ đang nuôi con) và heo con cai sữa. Dãy chuồng nuôi là kiểu chuồng hở hoàn toàn, vách và nền được xây bằng xi măng, vách cao 60 cm, mái chuồng được lợp bằng ngói và tôn. Mỗi dãy chuồng có 16 ô chuồng nuôi heo con theo mẹ (kèm theo ổ úm diện tích 100 x 100 cm có trang bị đèn dây tóc 100 W sưởi ấm), 35 chuồng ép dành cho nái khô, nái mang thai và 6 ô chuồng dành cho heo con cai sữa.
Trong giai đoạn thí nghiệm heo con từ 28-56 ngày tuổi được nuôi trong những ô chuồng dành cho heo con cai sữa có đèn sưởi ấm vào ban đêm. Mỗi ô chuồng đều có núm uống tự động cho heo con.
Hình 3.3: Chuồng trại được dùng trong thí nghiệm
3.2.2 Đối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên 88 heo con sau cai sữa (28 ngày tuổi) gồm 3 nhóm heo chính được chọn ra từ 12 bầy heo con theo mẹ.
- Nhóm 1: gồm 24 heo con được tách từ những bầy có số con ít (7-8 con/ổ).
- Nhóm 2: gồm 27 heo con được tách từ những bầy có số con trung bình (9-10 con/ổ).
- Nhóm 3: gồm 37 heo con được tách từ những bầy có số con nhiều (≥ 11 con/ổ).
Hình 3.4: Heo con cai sữa dùng trong thí nghiệm
Do đặc thù về chuồng trại và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tại đây, heo con sau khi đủ ngày tách mẹ sẽ được đưa sang ô chuồng dành cho heo cai sữa
một số trại chăn nuôi khác. Vì thế, thí nghiệm được tiến hành theo hướng đánh giá khả năng sinh trưởng của heo theo khối lượng cai sữa trên toàn ổ.
3.2.3 Thức ăn dùng trong thí nghiệm
Thí nghiệm dùng loại thức ăn hỗn hợp dạng viên NOVO 9651 dành cho heo con giai đoạn từ 5 ngày tuổi đến khi đạt được 20 kg thể trọng. Thức ăn là sản phẩm của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, được dùng trực tiếp và không pha chế hay bổ sung thêm bất cứ nhiên liệu nào khác.
Hình 3.5: Thức ăn NOVO 9651 dùng trong thí nghiệm Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng thức ăn NOVO 9651
Thành phần Giá trị
Độ ẩm tối đa Protein tối thiểu Xơ thô tối đa Ca tối thiểu-tối đa P tối thiểu-tối đa Lysin tối thiểu
Methionin+Cystin tối thiểu Năng lượng trao đổi tối thiểu
14% 20% 5% 0,6-1,2% 0,4-0,9% 1,3% 1,3% 3300 Kcal/kg
3.2.4 Nước uống dùng trong thí nghiệm
Nước uống dùng trong thí nghiệm được lấy từ mạch nước ngầm và bơm lên bồn chứa trên cao, sau đó được phân phối đến cái ống có gắn vòi uống tự động ở mỗi ô chuồng.
3.2.5 Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm
Thuốc phòng bệnh: vaccine ngừa dịch tả trên heo Coglapest, dung dịch tiêm vitamin C Vime C của công ty Vemedim.
Thuốc trị bệnh: thuốc đặc trị tiêu chảy Aralis của công ty Vemedim.
3.2.6 Dụng cụ thí nghiệm
Dụng cụ dùng trong thí nghiệm bao gồm:
- Cân đồng hồ 5 kg dùng cân thức ăn với độ chính xác 20 g.
- Cân đồng hồ 30 kg dùng để cân khối lượng heo lúc cai sữa và lúc tách bầy với độ chính xác 100 g.
- Thùng cạc tông, sổ ghi chép, bút lông, sơn xịt màu đỏ, ống chích sắt.
Hình 3.6: Cân đồng hồ 5 kg và 30 kg dùng trong thí nghiệm
3.3 Phương pháp thí nghiệm 3.3.1 Bố trí thí nghiệm 3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại (khối). NT NT1 Số con ít NT2 Số con trung bình NT3 Số con nhiều 1 - - - 2 - - - 3 - - -
- Nghiệm thức 1: heo con được cai sữa từ những bầy có số con ít (7-8 con/ổ).
- Nghiệm thức 2: heo con được cai sữa từ những bầy có số con trung bình (9-10 con/ổ).
- Nghiệm thức 3: heo con được cai sữa từ những bầy có số con nhiều (≥ 11 con/ổ).
- Khối: số lượng heo con sau cai sữa tương ứng với 3 mức độ từ thấp đến cao.
3.3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm
Chọn heo con: heo con được chọn nuôi thí nghiệm là heo được tách từ những bầy có thể trạng tốt, khỏe mạnh, khối lượng tương đối đồng đều.
Chuồng nuôi heo: được sát trùng trước khi đưa heo vào nuôi và sát trùng mỗi 1 tuần 1 lần bằng thuốc sát trùng.
Cân heo: trước khi cân heo thì dụng cụ cân phải được vệ sinh sát trùng. Heo được cân hai lần là lúc đầu thí nghiệm và cuối thí nghiệm. Heo được cân vào lúc sáng sớm trước khi cho heo ăn.
Chăm sóc và nuôi dưỡng: heo được chăm sóc và nuôi dưỡng theo qui trình chăm sóc và nuôi dưỡng của trại. Mỗi ngày heo được cho ăn vào khoảng 7 giờ 30 và 13 giờ 30, thức ăn được cân và đổ vào máng bằng thủ công. Sáng hôm sau sẽ cân lượng thức ăn thừa (nếu có).
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi
3.3.3.1 Sinh trưởng của heo con thí nghiệm
Thể trọng của heo thí nghiệm (kg). Heo được cân ở hai thời điểm là: Đầu kỳ (28 ngày tuổi) và cuối kỳ (58 ngày tuổi).
Sinh trưởng tích lũy (STTL) (kg/con)
STTL (kg) = TL cuối kỳ (kg) - TL đầu kỳ (kg) Sinh trưởng tuyệt đối (STTĐ) (g/con/ngày)
STTL (kg)
STTĐ (g/con/ngày) = x 1000
Thời gian nuôi (ngày) Sinh trưởng tương đối (STTgĐ) (%)
STTL
STTgĐ (%) = x 100 TL đầu kỳ
3.3.3.2 Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày
Lượng thức ăn cho ăn được cân hàng ngày: cân lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trừ đi lượng thức ăn thừa thu được ở ngày hôm sau ta tính được lượng thức ăn đã sử dụng trong ngày.
Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm: Lượng thức ăn thực tế
HSCHTĂ =
3.3.3.3 Tỷ lệ tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy ở heo con sau cai sữa: Hàng ngày heo con được theo dõi sức khỏe, khi phát hiện có heo con bị bệnh tiêu chảy thì ghi nhận cho ngày đó. Hôm sau, nếu phát hiện có thêm heo con bị bệnh tiêu chảy mà heo bệnh hôm qua vẫn chưa hết, thì số heo con bệnh ngày đó sẽ bao gồm số heo con mới bệnh và số heo con chưa khỏi bệnh. Từ đó, ta tính được tỉ lệ bình quân heo con bị bệnh tiêu chảy mỗi ngày ở mỗi nghiệm thức theo Nguyễn Chí Linh (2005).
Tổng số lượt heo con bị bệnh tiêu chảy
Tỷ lệ bình quân heo con = x 100 bị bệnh tiêu chảy (%) Số heo con theo dõi (con) x 28 (ngày)
3.3.4 Hiệu quả kinh tế trong quá trình thí nghiệm
Dù chăn nuôi heo với mục đích gì đi nữa thì người chăn nuôi cũng hướng đến hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Để đánh giá hiệu quả kinh tế, người chăn nuôi dựa vào một số chỉ tiêu như chi phí thức ăn, chi phí thú y và cả đầu ra của sản phẩm.
3.3.4.1 Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn của thí nghiệm
Chí phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng = chi phí 1 kg thức ăn x HSCHTĂ. Thu nhập cho tăng trọng = tăng trọng toàn kỳ (kg) x giá bán heo con (đồng/kg).
Chi phí thức ăn toàn kỳ = chi phí thức ăn/kg tăng trọng x tăng trọng toàn kỳ.
Hiệu quả kinh tế về thức ăn = thu nhập cho tăng trọng – chi phí thức ăn toàn kỳ.
3.4 Xử lý số liệu
Số liệu trong thí nghiệm được thu thập và xử lý bằng chương trình Excel và phần mềm Minitab Version 13, phần thống kê mô tả, phân tích phương sai và so sánh trung bình nghiệm thức.
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Ghi nhận tổng quát
Sau thời gian thí nghiệm từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2013, thí nghiệm có được một số ghi nhận như sau:
Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện chuồng trại thông thoáng, khô ráo đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của heo trong giai đoạn sau cai sữa.
Trong khoảng thời gian thí nghiệm tại trại heo, thời tiết có những thay đổi bất thường như: thỉnh thoảng có những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột khi trời đang nắng nóng, nhiệt độ chuồng nuôi tăng cao khi trời nắng, ban đêm nhiệt độ hạ thấp, có những ngày lạnh khác thường... Những bất lợi về thời tiết, sự chệnh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao cùng với việc cai sữa (chuyển chuồng, tách mẹ, dinh dưỡng hoàn toàn dựa vào nguồn thức ăn ăn vào...) ảnh hưởng không ít đến heo con. Các ảnh hưởng đến heo được hạn chế tối đa bằng các biện pháp như có đèn sưởi ấm và nền chuồng luôn được giữ khô thoáng. Vào những ngày đầu cai sữa, heo con có tình trạng ăn kém, không ăn và cắn nhau, một số ít còn bị tiêu chảy. Những biểu hiện trên cuả heo là những biểu hiện thường thấy trên heo sau cai sữa. Nó là những nhân tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sức đề kháng của heo con; heo dễ bị tiêu chảy, xù lông, bỏ ăn, viêm phổi... làm cho heo giảm tiêu thụ thức ăn và giảm tăng trưởng.
Do quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và cách chăm sóc tại đây nên heo con lúc cai sữa cũng như lúc tách bầy có khối lượng không được cao.
4.2 Kết quả về sinh trưởng của heo thí nghiệm theo khối
Bảng 4.1: Khối lượng và sinh trưởng của heo thí nghiệm theo khối
Chỉ tiêu Khối 1 Khối 2 Khối 3 SEM P TL đầu kỳ (kg/con) TL cuối kỳ (kg/con) TL đầu kỳ (kg/ổ) TL cuối kỳ (kg/ổ) STTL (kg/con) STTĐ (g/con/ngày) STTgĐ (%) 7,4 12,3 68,0 113,7 4,9 175,5 67,0 7,9 13,2 77,7 129,0 5,3 190,5 67,9 7,1 11,6 73,1 121,0 4,5 162,5 64,9 0,70 0,90 7,48 10,35 0,26 9,36 4,41 0,751 0,524 0,684 0,616 0,223 0,223 0,879 Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy khối lượng bình quân đầu thí nghiệm (lúc 28 ngày tuổi) của heo cao nhất là khối 2 (7,9 kg), kế đến là khối 1 (7,4 kg) và thấp nhất là khối 3 (7,1 kg). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), điều này nói lên heo con được chọn nuôi thí nghiệm đồng đều về thể trọng.
Khối lượng cuối kỳ của heo thí nghiệm cao nhất là khối 2 (13,2 kg) kế đến là khối 1 (12,3 kg) và thấp nhất là khối 3 (11,6 kg). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Điều này nói lên trong quá trình thí
nghiệm sự tăng trọng của heo giữa các nghiệm thức đều nhau. Song kết quả ghi nhận thấp hơn các nghiên cứu của Lê Hoàng Thế (2008) lúc 60 ngày tuổi là 17,27-18,6 kg; Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỹ (2004) heo cai sữa lức 55 ngày tuổi (14–16 kg); khối lượng heo ở 60 ngày tuổi là 17,59–18,19 kg trong điều tra của Lưu Tuấn Kiệt (2007) tại trại Tà Niên thuộc tỉnh Kiên Giang và phù hợp với Nguyễn Thị Mai Thảo (2008) lúc 56 ngày tuổi là 11,5–13,2 kg.
Kết quả khối lượng đầu kỳ của heo con trên ổ thì ở khối 1, khối lượng heo con là 68,0 kg/ổ, khối 2 là 77,7 kg/ổ và khối 3 là 73,1 kg/ổ. Sự sai khác này không có ý nghĩ thống kê (P > 0,05). Khối lượng cuối kỳ của heo con trên ổ thì ở khối 1, khối lượng heo con là 113,7 kg/ổ, khối 2 là 129,0 kg/ổ và khối 3 là 121,0 kg/ổ. Sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Điều này là phù hợp vì theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận (2005), khối lượng heo con đạt được lúc sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng có mối tương quan thuận với nhau, có nghĩa là khối lượng lúc sơ sinh càng cao dẫn đến khối lượng cai sữa càng cao từ đó khối lượng sau cai sữa, xuất chuồng càng cao.