3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại (khối). NT NT1 Số con ít NT2 Số con trung bình NT3 Số con nhiều 1 - - - 2 - - - 3 - - -
- Nghiệm thức 1: heo con được cai sữa từ những bầy có số con ít (7-8 con/ổ).
- Nghiệm thức 2: heo con được cai sữa từ những bầy có số con trung bình (9-10 con/ổ).
- Nghiệm thức 3: heo con được cai sữa từ những bầy có số con nhiều (≥ 11 con/ổ).
- Khối: số lượng heo con sau cai sữa tương ứng với 3 mức độ từ thấp đến cao.
3.3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm
Chọn heo con: heo con được chọn nuôi thí nghiệm là heo được tách từ những bầy có thể trạng tốt, khỏe mạnh, khối lượng tương đối đồng đều.
Chuồng nuôi heo: được sát trùng trước khi đưa heo vào nuôi và sát trùng mỗi 1 tuần 1 lần bằng thuốc sát trùng.
Cân heo: trước khi cân heo thì dụng cụ cân phải được vệ sinh sát trùng. Heo được cân hai lần là lúc đầu thí nghiệm và cuối thí nghiệm. Heo được cân vào lúc sáng sớm trước khi cho heo ăn.
Chăm sóc và nuôi dưỡng: heo được chăm sóc và nuôi dưỡng theo qui trình chăm sóc và nuôi dưỡng của trại. Mỗi ngày heo được cho ăn vào khoảng 7 giờ 30 và 13 giờ 30, thức ăn được cân và đổ vào máng bằng thủ công. Sáng hôm sau sẽ cân lượng thức ăn thừa (nếu có).
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi
3.3.3.1 Sinh trưởng của heo con thí nghiệm
Thể trọng của heo thí nghiệm (kg). Heo được cân ở hai thời điểm là: Đầu kỳ (28 ngày tuổi) và cuối kỳ (58 ngày tuổi).
Sinh trưởng tích lũy (STTL) (kg/con)
STTL (kg) = TL cuối kỳ (kg) - TL đầu kỳ (kg) Sinh trưởng tuyệt đối (STTĐ) (g/con/ngày)
STTL (kg)
STTĐ (g/con/ngày) = x 1000
Thời gian nuôi (ngày) Sinh trưởng tương đối (STTgĐ) (%)
STTL
STTgĐ (%) = x 100 TL đầu kỳ
3.3.3.2 Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày
Lượng thức ăn cho ăn được cân hàng ngày: cân lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trừ đi lượng thức ăn thừa thu được ở ngày hôm sau ta tính được lượng thức ăn đã sử dụng trong ngày.
Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm: Lượng thức ăn thực tế
HSCHTĂ =
3.3.3.3 Tỷ lệ tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy ở heo con sau cai sữa: Hàng ngày heo con được theo dõi sức khỏe, khi phát hiện có heo con bị bệnh tiêu chảy thì ghi nhận cho ngày đó. Hôm sau, nếu phát hiện có thêm heo con bị bệnh tiêu chảy mà heo bệnh hôm qua vẫn chưa hết, thì số heo con bệnh ngày đó sẽ bao gồm số heo con mới bệnh và số heo con chưa khỏi bệnh. Từ đó, ta tính được tỉ lệ bình quân heo con bị bệnh tiêu chảy mỗi ngày ở mỗi nghiệm thức theo Nguyễn Chí Linh (2005).
Tổng số lượt heo con bị bệnh tiêu chảy
Tỷ lệ bình quân heo con = x 100 bị bệnh tiêu chảy (%) Số heo con theo dõi (con) x 28 (ngày)
3.3.4 Hiệu quả kinh tế trong quá trình thí nghiệm
Dù chăn nuôi heo với mục đích gì đi nữa thì người chăn nuôi cũng hướng đến hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Để đánh giá hiệu quả kinh tế, người chăn nuôi dựa vào một số chỉ tiêu như chi phí thức ăn, chi phí thú y và cả đầu ra của sản phẩm.
3.3.4.1 Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn của thí nghiệm
Chí phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng = chi phí 1 kg thức ăn x HSCHTĂ. Thu nhập cho tăng trọng = tăng trọng toàn kỳ (kg) x giá bán heo con (đồng/kg).
Chi phí thức ăn toàn kỳ = chi phí thức ăn/kg tăng trọng x tăng trọng toàn kỳ.
Hiệu quả kinh tế về thức ăn = thu nhập cho tăng trọng – chi phí thức ăn toàn kỳ.
3.4 Xử lý số liệu
Số liệu trong thí nghiệm được thu thập và xử lý bằng chương trình Excel và phần mềm Minitab Version 13, phần thống kê mô tả, phân tích phương sai và so sánh trung bình nghiệm thức.
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Ghi nhận tổng quát
Sau thời gian thí nghiệm từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2013, thí nghiệm có được một số ghi nhận như sau:
Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện chuồng trại thông thoáng, khô ráo đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của heo trong giai đoạn sau cai sữa.
Trong khoảng thời gian thí nghiệm tại trại heo, thời tiết có những thay đổi bất thường như: thỉnh thoảng có những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột khi trời đang nắng nóng, nhiệt độ chuồng nuôi tăng cao khi trời nắng, ban đêm nhiệt độ hạ thấp, có những ngày lạnh khác thường... Những bất lợi về thời tiết, sự chệnh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao cùng với việc cai sữa (chuyển chuồng, tách mẹ, dinh dưỡng hoàn toàn dựa vào nguồn thức ăn ăn vào...) ảnh hưởng không ít đến heo con. Các ảnh hưởng đến heo được hạn chế tối đa bằng các biện pháp như có đèn sưởi ấm và nền chuồng luôn được giữ khô thoáng. Vào những ngày đầu cai sữa, heo con có tình trạng ăn kém, không ăn và cắn nhau, một số ít còn bị tiêu chảy. Những biểu hiện trên cuả heo là những biểu hiện thường thấy trên heo sau cai sữa. Nó là những nhân tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sức đề kháng của heo con; heo dễ bị tiêu chảy, xù lông, bỏ ăn, viêm phổi... làm cho heo giảm tiêu thụ thức ăn và giảm tăng trưởng.
Do quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và cách chăm sóc tại đây nên heo con lúc cai sữa cũng như lúc tách bầy có khối lượng không được cao.
4.2 Kết quả về sinh trưởng của heo thí nghiệm theo khối
Bảng 4.1: Khối lượng và sinh trưởng của heo thí nghiệm theo khối
Chỉ tiêu Khối 1 Khối 2 Khối 3 SEM P TL đầu kỳ (kg/con) TL cuối kỳ (kg/con) TL đầu kỳ (kg/ổ) TL cuối kỳ (kg/ổ) STTL (kg/con) STTĐ (g/con/ngày) STTgĐ (%) 7,4 12,3 68,0 113,7 4,9 175,5 67,0 7,9 13,2 77,7 129,0 5,3 190,5 67,9 7,1 11,6 73,1 121,0 4,5 162,5 64,9 0,70 0,90 7,48 10,35 0,26 9,36 4,41 0,751 0,524 0,684 0,616 0,223 0,223 0,879 Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy khối lượng bình quân đầu thí nghiệm (lúc 28 ngày tuổi) của heo cao nhất là khối 2 (7,9 kg), kế đến là khối 1 (7,4 kg) và thấp nhất là khối 3 (7,1 kg). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), điều này nói lên heo con được chọn nuôi thí nghiệm đồng đều về thể trọng.
Khối lượng cuối kỳ của heo thí nghiệm cao nhất là khối 2 (13,2 kg) kế đến là khối 1 (12,3 kg) và thấp nhất là khối 3 (11,6 kg). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Điều này nói lên trong quá trình thí
nghiệm sự tăng trọng của heo giữa các nghiệm thức đều nhau. Song kết quả ghi nhận thấp hơn các nghiên cứu của Lê Hoàng Thế (2008) lúc 60 ngày tuổi là 17,27-18,6 kg; Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỹ (2004) heo cai sữa lức 55 ngày tuổi (14–16 kg); khối lượng heo ở 60 ngày tuổi là 17,59–18,19 kg trong điều tra của Lưu Tuấn Kiệt (2007) tại trại Tà Niên thuộc tỉnh Kiên Giang và phù hợp với Nguyễn Thị Mai Thảo (2008) lúc 56 ngày tuổi là 11,5–13,2 kg.
Kết quả khối lượng đầu kỳ của heo con trên ổ thì ở khối 1, khối lượng heo con là 68,0 kg/ổ, khối 2 là 77,7 kg/ổ và khối 3 là 73,1 kg/ổ. Sự sai khác này không có ý nghĩ thống kê (P > 0,05). Khối lượng cuối kỳ của heo con trên ổ thì ở khối 1, khối lượng heo con là 113,7 kg/ổ, khối 2 là 129,0 kg/ổ và khối 3 là 121,0 kg/ổ. Sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Điều này là phù hợp vì theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận (2005), khối lượng heo con đạt được lúc sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng có mối tương quan thuận với nhau, có nghĩa là khối lượng lúc sơ sinh càng cao dẫn đến khối lượng cai sữa càng cao từ đó khối lượng sau cai sữa, xuất chuồng càng cao.
Kg/con 4,9 5,3 4,5 0 1 2 3 4 5 6
Khối 1 Khối 2 Khối 3
Khối 1 Khối 2 Khối 3
Hình 4.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy trên heo ở các NT
Biểu đồ 4.1 cho thấy sinh trưởng tích lũy của heo con cao nhất là ở khối 2 (5,3 kg) kế đến là khối 1 (4,9 kg) thấp nhất là khối 3 (4,5 kg). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Điều này nói lên khả năng tăng trọng của heo lai ở cả 3 nghiệm thức có sự đồng đều, không bị ảnh hưởng bởi số lượng con trong một ổ.
Qua kết quả bảng 4.1 và biểu đồ 4.2 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của heo cao nhất là khối 2 (190,5 g/con/ngày) kế là khối 1 (175,5 g/con/ngày) và thấp nhất là khối 3 (162,5 g/con/ngày). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
g/con/ngày 175,5 190,5 162,5 0 50 100 150 200 250
Khối 1 Khối 2 Khối 3
Khối 1 Khối 2 Khối 3
Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối trên heo ở các NT
Kết quả này thấp hơn so với tiêu chuẩn NRC (2000) về sinh trưởng tuyệt đối của heo con giai đoạn 5–10 kg là 250 g/con/ngày và giai đoạn 15–25 kg là 350–400 g/con/ngày (Lưu Kỹ và Phạm Hữu Doanh, 2004). Điều này chứng tỏ heo được chọn nuôi trong thí nghiệm được nuôi dưỡng chưa thực sự tốt, chưa được phát huy tối đa khả năng tăng trọng của heo.
Kết quả thu được đã thể hiện khối lượng đầu thí nghiệm, khối lượng cuối thí nghiệm và tăng trọng toàn thí nghiệm có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khối lượng cai sữa cao dẫn đến tăng trọng cao. Ngoài ra yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng cũng không kém phần quan trọng trong khả năng sinh trưởng của heo. Điều này hướng người chăn nuôi đến việc phải nâng cao kỹ thuật và đầu tư đúng mức cho chăn nuôi heo, nhất là chăn nuôi heo nái; đồng thời phải chú ý chọn giống heo sao cho phù hợp để được khối lượng sơ sinh cao dẫn đến tăng khối lượng cai sữa nhằm nâng cao năng suất và mang lại hiệu quả kinh kế cho nhà chăn nuôi.
4.3 Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày của heo con thí nghiệm theo nghiệm thức nghiệm theo nghiệm thức
Nhìn chung mức ăn và tiêu thụ dưỡng chất của heo thí nghiệm có thấp vì khối lượng heo lúc cai sữa lẫn cuối kì (lúc 2 tháng tuổi) không được lớn. Theo Võ Văn Ninh (2001) thì dù cai sữa heo ở thời điểm nào thì cũng phải đảm bảo heo con nuôi tiếp đến 2 tháng tuổi đạt khối lượng 14–15 kg ở heo ngoại và heo lai ngoại, nuôi đến 3 tháng tuổi heo đạt 18–20 kg. Điều này chứng tỏ heo nuôi thí nghiệm được đảm bảo tương đối đầy đủ về mặt dinh dưỡng cho heo sinh trưởng và phát triển tốt.
Mức ăn và tiêu thụ dưỡng chất hằng ngày của heo thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:
Bảng 4.2: Mức ăn và tiêu thụ dưỡng chất hàng ngày của heo theo khối
Chỉ tiêu Khối 1 Khối 2 Khối 3 SEM P
Mức ăn (g/con) 243,8 251,5 231,0 10,49 0,452 Protein tiêu thụ (g/con) 48,7 50,3 46,2 2,10 0,452 ME tiêu thụ (Kcal/con) 804,65 829,95 762,30 34,60 0,452 Qua bảng 4.2 cho thấy mức ăn của heo ở khối 2 cao nhất với 251,5 g/con/ngày, kế đó là khối 1 và khối 3 với 243,8 và 231,0 g/con/ngày. Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Kết quả này thấp so với chế độ dinh dưỡng dành cho heo ngoại và heo lai ngoại có khối lượng từ 10–20 kg do hội chăn nuôi Việt Nam (2006) khuyến cáo, thấp hơn tiêu chuẩn ăn cho heo lai ngoại nhiều nạc nuôi ở đồng bằng có khối lượng từ 10–20 kg do Nguyễn Thiện và ctv (2004) khuyến cáo là 300–400 g/con/ngày. Lượng protein ăn vào mỗi con bằng 20% so với tổng lượng ăn. Ở khối 1, heo con ăn mỗi ngày 48,7 g protein tương đương 234,8 g thức ăn hỗn hợp, khối 2 là 50,3 g và khối 3 là 46,2 g. Sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
Lượng ME ăn vào mỗi ngày của heo ở khối 2 cao nhất là 829,95 kcal/con/ngày, kế đến là khối 1 và khối 3 là 804,65 và 762,30 kcal/con/ ngày. Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên, kết quả này thấp hơn nhiều so với khuyến cáo của Nguyễn Thiện và ctv (2004) dành cho heo từ 10–20 kg là 2125–3176 kcal/con/ngày.
4.4 Tỷ lệ tiêu chảy của heo con thí nghiệm theo nghiệm thức
Trong giai đoạn cai sữa heo con dễ bị stress do nhiều nguyên nhân như heo đổi sang ăn khẩu phần hoàn toàn là thức ăn, nhập đàn… nên heo con dễ bị tiêu chảy, viêm phổi. Nhất là cai sữa vào lúc heo khoảng 4 tuần tuổi theo Võ Văn Ninh (2001) thì ngày tuổi thứ 28-29 đại đa số heo con mọc răng tiền hàm sữa 4 hàm trên nên cai sữa ngày thứ 28 có thể là tăng stress cho heo con. Thường khi mọc răng heo con bị sốt, tiêu chảy trước và sau khi răng nhú khỏi nướu một vài ngày. Tình trạng này làm heo mất sức, kém sức kháng bệnh và heo thí nghiệm cũng không tránh khỏi những stress đó nên ngay khi cai sữa và vài ngày sau đó heo thể hiện tiêu chảy kém ăn trên toàn các ô thí nghiệm.
Sau đây là kết quả heo bị tiêu chảy:
Bảng 4.3: Kết quả tỷ lệ tiêu chảy của heo theo nghiệm thức
Chỉ tiêu NT1 Ít con NT2 TB NT3 Nhiều
Số lượt tiêu chảy 1 2 0
Tỷ lệ bình quân heo tiêu chảy (%) 0,15 0,26 0
Qua bảng 4.3 cho thấy heo con ở NT2 có tỷ lệ tiêu chảy cao hơn NT1 và thấp nhất là NT3. Heo con được chọn nuôi thí nghiệm ít bị tiêu chảy vì nền chuồng thí nghiệm luôn được giữ khô ráo, ban đêm có mở đèn sưởi ấm không để heo bị lạnh dẫn đến tiêu chảy. Heo ở NT2 và NT1 bị tiêu chảy có thể là do
hoàn chỉnh. Nếu phát hiện heo con thuộc ô chuồng nào bị tiêu chảy, toàn bộ heo con ô chuồng đó sẽ được cho uống thuốc cùng với heo bị bệnh để phòng ngừa lây lan.
4.5 Tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo con theo khối
Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo trong thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:
Bảng 4.4: TTTĂ và HSCHTĂ theo khối
Chỉ tiêu Khối 1 Khối 2 Khối 3 SEM P
TTTĂ toàn kỳ (kg/ô) 63,4 68,0 66,9 3,9 0,755 TTTĂ toàn kỳ (kg/con) 6,8 7,0 6,5 0,29 0,450 Tăng trọng toàn kỳ (kg/ô) 45,6 51,5 47,5 3,58 0,550
HSCHTĂ 1,39 1,32 1,42 0,03 0,128
Qua kết quả trình bày ở bảng 4.4 thì TTTĂ trong khoảng thời gian thí nghiệm cao nhất là khối 2 (68,0 kg/ô) kế đến là khối 1 (66,9 kg/ô) và thấp nhất là khối 1 (63,4 kg/ô). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Kết quả nói lên khả năng tiêu thụ thức ăn của heo trong thí nghiệm theo khối không chênh lệch nhau và phù hợp với thí nghiệm vì mỗi khối gồm 3 nghiệm thức có số heo từ ít đến nhiều nên tiêu tốn thức ăn sẽ ngang bằng nhau.
HSCHTĂ ở khối 2 (1,32) thấp nhất kế đến là khối 1 (1,39) và khối 3 (1,42). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Điều này nói lên heo ở 3 khối có khả năng tiêu tốn thức ăn đồng đều, không chênh lệch nhiều.
Qua biểu đồ hình 4.3, có thể thấy được HSCHTĂ ở NT3 là thấp nhất và NT3 cũng là nghiệm thức cho kết quả sử dụng thức ăn cao nhất.
HSCHTĂ 1,39 1,32 1,42 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6
Khối 1 Khối 2 Khối 3
Khối 1 Khối 2 Khối 3
4.6 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm về mặt thức ăn
Dù chăn nuôi heo với mục đích gì đi nữa thì người chăn nuôi cũng hướng đến hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Để đánh giá hiệu quả kinh tế, người chăn nuôi dựa vào một số chỉ tiêu như chi phí thức ăn, chi phí thú y và cả đầu ra của sản phẩm.
Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn của thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.5:
Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn toàn thí nghiệm theo khối
Chỉ tiêu Khối 1 Khối 2 Khối 3
Chi phí thức ăn/kg tăng trọng (đồng) *
23.046 21.885 23.543
So sánh (%) 100,0 95,0 102,2
Tổng chi phí thức ăn (A) (Đồng)
3.161.900 3.363.710 3.284.233 Thu nhập cho tổng tăng
trọng (B) (Đồng) **
10.976.000 12.296.000 11.160.000 Hiệu quả kinh tế về mặt thức