Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình nông thôn mới tại xã Trung Thành – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang. (Trang 42)

- Vị trí địa lý và địa hình

Trung Thành là một xã vùng 2 của huyện Vị Xuyên cách trung tâm huyện 12 km về phía Đông Nam.

- Vị trí địa lý:

+ Phía Bắc giáp xã Ngọc Linh.

+ Phía Nam giáp xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang. + Phía Đông giáp xã Bạch Ngọc.

+ Phía Tây giáp thị trấn Nông trường Việt Lâm và xã Việt Lâm, ngăn cách bởi Sông Lô chạy dọc theo chiều dài của xã.

- Địa hình: Được phân bố thành 2 dải rõ rệt một dải núi cao chạy dọc từ thôn Cốc Héc đến thôn Trung Sơn giáp với xã Bạch Ngọc và xã Đồng Tiến huyện Bắc Quang, diện tích vùng này chiếm khoảng 30% diện tích đất tự nhiên của xã; một dải bám theo đường liên xã là những đồi núi thấp và các cánh đồng xen kẽ với các khu dân cư được bố chí theo 12 thôn bản(vùng này chiếm khoảng 70% diện tích) [12].

Tổng diện tích tự nhiên 5.763 ha, dân số 1.314 hộ với 5.547 nhân khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. Địa bàn xã được phân chia làm 12 đơn vị thôn bản, xã có 2 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn (Vùng 3).

- Khí hậu: Xã Trung Thành nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm 600 mm.

- Đặc điểm đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Trung Thành là 5.763ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 88,8% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm 3,74 %, đất chưa sử dụng 7,46%. Đất đai xã Trung Thành phong phú, đa dạng về chủng loại đặc biệt là đất nông nghiêp có thể trồng được nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Bảng 4.1: Diện tích đất đai của xã Trung Thành STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 5.763 100 1 Đất nông nghiệp 5.117,18 88,8 Đất sản xuất nông nghiệp 1.474,18 28,82 Đất lâm nghiệp 3.614,14 70,63 Đất nuôi trồng thủy sản 28,4 0,56

2 Đất phi nông nghiệp 215,68 3,74

Đất ở 48,65 22,56

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 3,59 1,66

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 84,58 39,22

Đất có mục đích công cộng 76,66 35,54

Đất tôn giáo tín ngưỡng 1 0,56

Đất nghĩa trang nghĩa địa 1,2 0,56

3 Đất chưa sử dụng 430,14 7,46

(Nguồn: Ban địa chính xã Trung Thành năm 2013).

- Tài nguyên nước: Có 2 hệ thống suối chính một suối bắt nguồn từ Cốc Héc chảy dọc theo xã qua các thôn Cuôm, Minh Thành, thôn Trang, suối thứ 2 chảy qua Bản Tàn, thôn Đồng hợp lưu với các suối chính kết thúc ra Sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có 2 hồ lớn hồ là Thủy Lâm và hồ Bản Tàn vừa cung cấp nước cho sản xuất và có thể khai thác làm khu du lịch sinh thái.

- Tài nguyên nhân văn:

Bảng 4.2: Dân số theo dân tộc trên địa bàn xã Trung Thành năm 2013

STT Dân tộc Số lượng Hộ Tỷ lệ (%) Khẩu tỷ lệ (%) 1 Tày 476 36,2 1.998 35 2 Nùng 407 31 1.984 36 3 Kinh 293 22,2 1.080 19 4 Hoa (Hán) 53 4,02 220 4 5 Mông 34 2,6 148 2,7 6 Dao 31 2,4 84 1,5 7 La Chí 14 1,1 79 1,4 8 Cao Lan 5 0,4 17 0,3 9 Cờ Lao 1 0,08 4 0,07 10 Giấy 2 0,04 Tổng 1.314 100 5.547 100

Trên địa bàn xã có 10 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất 36,5%; dân tộc Nùng cũng chiếm tỷ lệ cao chiếm 34,24%; trong tổng số dân tộc trên địa bàn xã, dân tộc Giấy, Cờ Lao chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dân số. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng đã tạo ra các hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện nay giá trị văn hóa vẫn được lưu giữ và phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình nông thôn mới tại xã Trung Thành – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)