Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình nông thôn mới tại xã Trung Thành – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang. (Trang 41)

- Từ số liệu điều tra thu thập được thông tin về địa bàn nghiên cứu tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu. Biểu diễn trên bảng biểu, biểu đồ.

- Phương pháp xử lý số liệu chủ yếu là các phương pháp của thống kê. - Công cụ xử lý và tính toán chủ yếu sử dụng phần mềm Excel để xử lý các số liệu đã thu thập được.

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Số liệu thu thập được tổng hợp, phân tích và được trình bày trên word.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Trung Thành

4.1.1. Đặc đim t nhiên

- Vị trí địa lý và địa hình

Trung Thành là một xã vùng 2 của huyện Vị Xuyên cách trung tâm huyện 12 km về phía Đông Nam.

- Vị trí địa lý:

+ Phía Bắc giáp xã Ngọc Linh.

+ Phía Nam giáp xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang. + Phía Đông giáp xã Bạch Ngọc.

+ Phía Tây giáp thị trấn Nông trường Việt Lâm và xã Việt Lâm, ngăn cách bởi Sông Lô chạy dọc theo chiều dài của xã.

- Địa hình: Được phân bố thành 2 dải rõ rệt một dải núi cao chạy dọc từ thôn Cốc Héc đến thôn Trung Sơn giáp với xã Bạch Ngọc và xã Đồng Tiến huyện Bắc Quang, diện tích vùng này chiếm khoảng 30% diện tích đất tự nhiên của xã; một dải bám theo đường liên xã là những đồi núi thấp và các cánh đồng xen kẽ với các khu dân cư được bố chí theo 12 thôn bản(vùng này chiếm khoảng 70% diện tích) [12].

Tổng diện tích tự nhiên 5.763 ha, dân số 1.314 hộ với 5.547 nhân khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. Địa bàn xã được phân chia làm 12 đơn vị thôn bản, xã có 2 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn (Vùng 3).

- Khí hậu: Xã Trung Thành nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm 600 mm.

- Đặc điểm đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Trung Thành là 5.763ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 88,8% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm 3,74 %, đất chưa sử dụng 7,46%. Đất đai xã Trung Thành phong phú, đa dạng về chủng loại đặc biệt là đất nông nghiêp có thể trồng được nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Bảng 4.1: Diện tích đất đai của xã Trung Thành STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 5.763 100 1 Đất nông nghiệp 5.117,18 88,8 Đất sản xuất nông nghiệp 1.474,18 28,82 Đất lâm nghiệp 3.614,14 70,63 Đất nuôi trồng thủy sản 28,4 0,56

2 Đất phi nông nghiệp 215,68 3,74

Đất ở 48,65 22,56

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 3,59 1,66

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 84,58 39,22

Đất có mục đích công cộng 76,66 35,54

Đất tôn giáo tín ngưỡng 1 0,56

Đất nghĩa trang nghĩa địa 1,2 0,56

3 Đất chưa sử dụng 430,14 7,46

(Nguồn: Ban địa chính xã Trung Thành năm 2013).

- Tài nguyên nước: Có 2 hệ thống suối chính một suối bắt nguồn từ Cốc Héc chảy dọc theo xã qua các thôn Cuôm, Minh Thành, thôn Trang, suối thứ 2 chảy qua Bản Tàn, thôn Đồng hợp lưu với các suối chính kết thúc ra Sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có 2 hồ lớn hồ là Thủy Lâm và hồ Bản Tàn vừa cung cấp nước cho sản xuất và có thể khai thác làm khu du lịch sinh thái.

- Tài nguyên nhân văn:

Bảng 4.2: Dân số theo dân tộc trên địa bàn xã Trung Thành năm 2013

STT Dân tộc Số lượng Hộ Tỷ lệ (%) Khẩu tỷ lệ (%) 1 Tày 476 36,2 1.998 35 2 Nùng 407 31 1.984 36 3 Kinh 293 22,2 1.080 19 4 Hoa (Hán) 53 4,02 220 4 5 Mông 34 2,6 148 2,7 6 Dao 31 2,4 84 1,5 7 La Chí 14 1,1 79 1,4 8 Cao Lan 5 0,4 17 0,3 9 Cờ Lao 1 0,08 4 0,07 10 Giấy 2 0,04 Tổng 1.314 100 5.547 100

Trên địa bàn xã có 10 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất 36,5%; dân tộc Nùng cũng chiếm tỷ lệ cao chiếm 34,24%; trong tổng số dân tộc trên địa bàn xã, dân tộc Giấy, Cờ Lao chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dân số. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng đã tạo ra các hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện nay giá trị văn hóa vẫn được lưu giữ và phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2. Đặc đim kinh tế - xã hi

a. Đặc điểm dân số và lao động

Bảng 4.3: Tình hình dân số, lao động xã Trung Thành qua 3 năm 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 12/11 13/12 BQ 1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 5.396 100 5.458 100 5.547 100 101,15 101,6 101,4 2. Tổng số hộ Hộ 1.252 100 1.279 100 1.314 100 102,2 102,7 102,4 3. Tổng số lao động Người 3.821 100 3.856 100 3.879 100 100,9 100,6 100,75 Lao động nam Người 2.015 52,7 2.003 51,9 2.050 53,8 99,4 102,34 100,87 Lao động Nữ Người 1.806 47,3 1.853 48,1 1.829 47,2 102,6 98,7 100,65 Lao động nông nghiệp Người 3.500 91,6 3.062 79,4 2.793 72 87,5 91,2 89,35 Lao động phi nông nghiệp Người 321 8,4 794 20,6 1.086 28 247,4 136,8 192,1 4. Một số chỉ tiêu BQ - - - - - - - - - - Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,3 - 4,267 - 4,22 - 99,23 98,9 99,065 Lao động/hộ LĐ/hộ 3,05 - 3,015 - 2,95 - 98,8 97,9 98,4

(Nguồn:Thống kê xã Trung Thành).

Qua bảng 4.3 ta thấy tổng số nhân khẩu qua 3 năm tăng nhanh. Năm 2011 là 5.396 khẩu đến năm 2013 là 5.547 khẩu, tăng thêm 151 khẩu, tốc độ tăng bình quân khoảng 1,4%. Tổng số nhân khẩu/ hộ bình quân qua 3 năm giảm 0,935% khẩu/hộ. Tổng số lao động qua 3 năm tăng 0,75% (tăng thêm 58 lao động), trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp qua 3 năm giảm 10,65%, lao động phi nông nghiệp tăng lên 92,1% (làm mộc, buôn bán, công nhân, xuất khẩu lao động,…), lao động đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

b. Đặc điểm cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

Hiện nay có 3 tuyến đường liên xã, trục chính xã tổng 22 km, 100% kết cấu đường nhựa thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu buôn bán với các xã. Nhưng đường liên thôn, xã, đường ngõ xóm còn chưa được bê tông hóa ở nhiều thôn, khó khăn trong việc đi lại vào mùa mưa. Giai đoạn tới cần đầu tư xây dựng, nâng cấp đường.

* Điện:

Hiện nay, trên địa bàn xã có 7/12 thôn có trạm biến áp, cung cấp điện thường xuyên cho 1.001 hộ.

Tổng chiều dài đường dây trung thế trên địa bàn xã khoảng 11,5km, đường dây hạ thế 34 km. Chất lượng điện trong xã mới chỉ phục vụ được nhu cầu sinh hoạt, chưa phục vụ được cho sản xuất.

* Y tế:

Duy trì công tác khám chữa bệnh cho nhân dân được kịp thời, tổng số cán bộ 06 đồng chí, y tế thôn bản 12/ 12 thôn bản. Khám chữa bệnh cho 5.045 lượt người, duy trì công tác tiêm chủng đầy đủ 87 trường hợp, sinh con thứ 3 có 09 trường hợp.

Thực hiện công tác tuyên truyền cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai, hàng tháng lập danh sách khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi được kịp thời.

* Giáo dục:

Duy trì và giữ vững sĩ số học sinh tham gia theo học đầy đủ, cơ sở vật chất của các nhà được đảm bảo tốt phục vụ cho công tác giảng dạy.

Lĩnh vực giáo dục đào tạo đã có những bước chuyển biến tích cực, phát triển cả về quy mô và chất lượng ở các cấp học, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến lớp đạt cao, đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Toàn xã có 3 trường chính, 4 điểm trường trong đó: Có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học (4 điểm trường) và 01 trường THCS. Nhìn chung toàn bộ hệ thống trường học của xã Trung Thành cơ bản đã đảm bảo cho công tác dạy và học. Tuy nhiên, trang thiết bị vẫn còn thiếu, cơ sở vật chất cần phải tiếp tục nâng cấp để đạt chuẩn quốc gia, chỉ có trường Mầm Non đạt chuẩn Quốc gia [10].

b. Văn hóa, thể dục - thể thao

* Văn hoá: Trong những ngày đầu xuân các thôn đã tổ chức vui chơi và duy trì nét văn hóa bản sắc dân tộc.

- Tổ chức Lễ hội Chọi trâu lần thứ 6, thu hút được đông đảo các du khách gần xa, trong và ngoài tỉnh đến dự Lễ hội và ủng hộ về vật chất và tinh thần cho lễ hội. Lễ hội được tổ chức trong 2 ngày 13 và 14 tháng giêng âm lịch và thành công tốt đẹp.

- Tổ chức Lễ hội cúng thần rừng của dân tộc Nùng tại 4 thôn (Cốc Héc, Bản Tàn, Khuổi Lác, Khuổi Khài).

- Tổ chức Lễ hội ra quân sản xuất đầu Xuân Quý Tỵ 2013 tại thôn Đồng vào ngày 16/02/2013 tức ngày 07/1 âm lịch.

- Tổ chức Đêm rằm Trung thu cho các cháu vào ngày 15 tháng 8 (Âm lịch). - Phối hợp với UBMTTQ bình xét gia đình văn hoá, làng văn hóa năm 2013.

- Tổ chức ngày hội đại đoàn kết khu dân cư năm 2013.

- Tổ chức giải Chọi trâu hạng B lần thứ nhất vào tháng 11 năm 2013 đảm bảo an toàn, tiết kiệm.

* Văn nghệ: Duy trì các đội văn nghệ quần chúng phục vụ cho các ngày tết, ngày lễ.

- Kết hợp với Đoàn nghệ thuật Hương Thảo tổ chức đêm giao lưu văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân Quý tỵ 2013 đêm ngày 16/02/2013 (Tức 07/1 âm lịch) tại khu Trung tâm Văn hóa thể thao của xã.

* Thể thao: Duy trì và phát triển phong trào thể thao, tổ chức thi đấu bóng chuyền giao hữu giữa các thôn trong ngày tết, ngày lễ.

- Tổ chức giao lưu bóng truyền với các thôn bản vào ngày mùng 6 âm lịch tại khu Trung tâm văn hóa thể thao của xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tham gia thi đấu giải bóng chuyền mừng Xuân Quý Tỵ do Trung tâm Văn hóa - Thể thao & Du lịch tổ chức vào ngày 18/ 02/ 2013.

- Tổ chức giao lưu bóng chuyền với các xã Đạo Đức nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9.

- Tham gia đại hội thể dục thể thao huyện Vị Xuyên vào ngày 25 - 26/10/2013, đạt giải nhất môn kéo co [10].

c. Đặc điểm đời sống, sản xuất

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của nhân dân cũng được cải thiện đáng kể. Năm 2011 thu nhập bình quân đầu người đạt 11,7 triệu/người/năm. Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người đạt 12,2 triệu/người/năm. Năm 2013 thu nhập bình quân đạt 12,6 triệu/người/năm.

Trong 3 năm 2011, 2012, 2013 có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu kinh tế tích cực. Giảm giá trị ngành nông nghiệp, tăng giá trị các ngành nghề khác.

Thực trạng về sản xuất năm 2013: * Trồng trọt:

Tiếp tục tập trung đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp thâm canh tăng năng suất cây lương thực:

- Cây lúa: Thực hiện 363 ha, phấn đấu năng suất bình quân đạt 58,6 tạ/ha, sản lượng đạt 2.127,18 tấn.

- Cây ngô: Thực hiện 226,5 ha, phấn đấu năng suất đạt 38,9 tạ/ha, tổng sản lượng là 874,3 tấn.

- Cây lạc: Thực hiện 277 ha, phấn đấu năng suất đạt 22 tạ/ha, tổng sản lượng là tấn 609,4 tấn.

- Cây rau các loại 54 ha. - Cây đậu các loại 25 ha.

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. - Trồng 7,76 cam theo phương án và vận động nhân dân phát huy nội lực trồng 44 ha cam cành tại địa phương.

- Chỉ đạo nhân dân chăm sóc số diện tích cam và cây thanh long ruột đỏ đã trồng.

- Duy trì chăm sóc diện tích chè hiện có 175,22 ha.

- Thực hiện dự án trồng cây chanh leo tại thôn Trung Sơn, Bản Tàn. - Chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời, bón vôi khử chua đất trước khi gieo trồng và chuẩn bị các điều kiện về giống vật tư đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, đẩy mạnh phong trào làm phân xanh, tu sửa, nạo vét kênh mương đảm bảo nước tưới tiêu.

* Chăn nuôi:

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản cả về số lượng và chất lượng, duy trì số hộ phát triển theo quy mô trang trại chăn nuôi lợn và gà, dự án cải tạo và phát triển đàn trâu giống, phòng chống dịch bệnh kịp thời.

Phát huy có hiệu quả diện tích ao hồ nuôi thả cá. * Lâm nghiệp:

Chỉ đạo tích cực và làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng, khai thác hợp lý các vườn rừng có hiệu quả. Nghiêm cấm và xử lý kịp thời các hành vi khai thác vận chuyển lâm sản trái phép. Vận động nhân dân tự đầu tư trồng rừng phát triển kinh tế.

* Hoạt động công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ:

Khuyến khích nhân dân mở rộng ngành nghề phụ, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các đơn vị hợp tác xã, tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh trên địa bàn; vận động nhân dân phát huy lợi thế của địa phương [10].

4.1.3. Đánh giá chung

- Thuận lợi:

+ Điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, nguồn nước,…..) thuận lợi cho xã phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng, phong phú với nhiều loại cây trồng và vật nuôi.

+ Xã Trung Thành có nhiều tuyến đường giao thông đi qua, tạo điều kiện cho sự liên kết phát triển kinh tế và ngành nghề gắn với dịch vụ thương mại. Có thể giao lưu buôn bán với các xã trong và ngoài huyện lân cận và phát triển thương mại dịch vụ.

+ Nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực của huyện, công tác đầu tư xây dựng mô hình nhân và khảo nghiệm các giống lúa có năng suất, chất lượng phù hợp với môi trường thổ nhưỡng của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa được các cấp lãnh đạo quan tâm.

+ Nguồn lao động dồi dào, cần cù có khả năng tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Người dân trong xã có nhiều kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình sản xuất, bắt đầu có ý thức sản xuất hàng hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xã Trung Thành đã nhận được rất nhiều sự quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhất là cơ sở hạ tầng.

+ Đội ngũ cán bộ xã từng bước được chuẩn hóa, năng động, sáng tạo, đoàn kết.

- Khó khăn:

+ Điều kiện khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt cho người dân trong xã.

+ Công tác bảo quản, chế biến nông sản phẩm chưa phát triển gây thất thoát, giảm chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. Hệ thống dịch vụ vật tư nông nghiệp chưa phát triển, một số giống cây trồng, vật nuôi vẫn là giống cũ, năng suất thấp.

+ Quy hoạch đồng ruộng theo hướng chuyên canh để đầu tư thâm canh sản xuất nhiều loại cây con vẫn mang tính tự phát.

+ Vốn dự án khuyến khích đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa được chưa được quan tâm đúng mức, các mô hình kinh tế chưa theo quy hoạch hiệu quả còn thấp.

+ Việc tổng kết các mô hình, đúc rút kinh nghiệm chưa thường xuyên. + Công tác dự thính, dự báo phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh, tiêm phòng gia súc, gia cầm còn hạn chế. Tình hình sâu bệnh, dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình nông thôn mới tại xã Trung Thành – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang. (Trang 41)