0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TRUNG THÀNH – HUYỆN VỊ XUYÊN – TỈNH HÀ GIANG. (Trang 31 -31 )

2.2.1. Kinh nghim xây dng nông thôn mt s nước trên thế gii

a. Xây dựng NTM ở Thái Lan

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước,….

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển.

Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [8]

b. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc

Vào những năm 1960, nông thôn Hàn Quốc còn hết sức lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp vô vàn khó khăn. Trong cả nước có 34% dân thuộc vào nhóm nghèo đói và chỉ 20% có thể tiếp cận với điện. Dù đã đình chiến nhưng tình hình hai miền Bắc- Nam vẫn đang căng thẳng, không có đủ kinh phí để đầu tư phát triển nông thôn. Trước hoàn cảnh đó, bước vào những năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực hiện mô hình “Nông thôn mới” để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

Từ năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện mô hình “Nông thôn mới” (Saemaul Undong- SMU) với mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn. Mô hình này thực hiện 16 dự án mà mục tiêu chính là cải thiện môi trường sống cho người dân nông thôn: Mở rộng đường giao thông, hoàn thiện hệ thống nước thải sinh hoạt, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, trồng thêm cây xanh và xây dựng sân chơi cho trẻ em,… Cải thiện môi trường sống cho người dân nông thôn được coi là nền tảng để bắt đầu cho quá trình phát triển nông thôn

Kết quả của việc thực hiện mô hình nông thôn mới đựơc thể hiện rất nhanh chóng tại các làng mà các dự án đựơc triển khai. Sau 7 năm thực hiện, tổng chiều dài đường giao thông nội làng được tăng lên 42.000 km, đường giao thông nối các làng với nhau là 43.000 km. Hệ thống cầu cống, các công trình cung cấp nước sạch đã được hoàn thiện đồng bộ.

Thay đổi lớn nhất là việc thay đổi vật liệu làm nhà từ rơm rạ sang các vật liệu công nghiệp (xi măng, tôn,…). Các nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt của cư dân nông thôn đựoc thay thế theo hướng hiện đại, thay bếp và gần 100% dân nông thôn được dùng điện. Các giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Một tác động to lớn nhất là làm tăng thu nhập của người dân. Năm 1970, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn mới chỉ đạt 824 USD/người/ năm. Nhưng năm 1976, thu nhập đã tăng lên 3000 USD/người/ năm. Đó là một sự chuyển biến rất nhanh chóng và rõ nét.

Đến đầu những năm 1980, bộ mặt của nông thôn Hàn Quốc đã thay đổi to lớn và toàn diện. Quá trình hiện đại hoá nông thôn đã được hoàn thành. Chính phủ điều chỉnh chiến lược phát triển sang một giai đoạn mới. [8]

c. Phát triển nông nghiệp ở Đài Loan, “Nông hội Đài Loan, cầu nối giữa chính ph và nông dân”.

Nông Hội Đài Loan được thành lập năm 1990, nông hội được xây dựng để làm cầu nối giữa chính phủ và nông dân, gắn nông dân với chính phủ và được hiểu như là HTX của các HTX thành lập ở cấp huyện, tỉnh và trung ương. Mặt khác giúp chính phủ thực thi chiến lược nông nghiệp một cách hiệu quả cũng như là phản ánh những nhu cầu phát triển của nông dân với chính phủ và bảo vệ quyền lợi của họ. Đây là điểm khác biệt giữa nông hội với các tổ chức khác, thuần túy phục vụ lợi ích cho nhân dân.

Nông hội là tổ chức của nhân dân, nhằm bảo vệ quyền lợi và là đại biểu của nhân dân. Thực hiện các dịch vụ nông hộ như: khuyên nông, tín dụng, bảo hiểm, thông tin, tiếp thị và tiêu thụ nông sản.

Là tổ chức được chính phủ ủy thác giải quyết các vấn đề nhằm phục vụ các mục tiêu của Chính phủ về phát triển nông nghiệp nông thôn. Là tổ chức

kinh tế - xã hội - chính trị đặc biệt để tổ chức và giúp đỡ các trang trại hộ nông dân quy mô nhỏ trong quá trình sản xuất hàng hóa lớn. Cho nên nhà nước tập trung cho nông hội. Trước hết là sự hỗ trợ to lớn về tài chính: 50% vốn của Nông hội do chính phủ cung cấp, chưa kể các đầu tư trực tiếp cho nông thôn như xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao giống mới, tiến bộ kỹ thuật qua các chương trình phát triển. [8]

d. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có dân số trên 1,3 tỷ người, trong đó nông dân sống ở nông thôn gần 900 triệu người. Dân số của Trung Quốc chiếm 21% dân số thế giới, trong khi đó, diện tích đất canh tác chỉ chiếm có 9% của thế giới. Lại xuất phát điểm là một nước nghèo nhưng nhờ có công cuộc cải cách mở cửa, Trung Quốc đã trỗi dậy như một hiện tượng thần kỳ của khu vực Châu Á và trên thế giới.

Với một diện tích đất canh tác ít ỏi như vậy, để nuôi sống 21% dân số của thế giới là một bài toán hóc búa. Lời giải cho bài toán đó chính là chính sách Tam nông của Trung Quốc mà nhiều người gọi là “Quốc sách”.

Song song với việc thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ để đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời sống nhân dân, Trung Quốc tìm cách để phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn để giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Hiện nay, cơ cấu lao động nông thôn Trung Quốc cũng chuyển dịch rất mạnh, 226 triệu lao động nông thôn chuyển sang chế độ làm thuê trong các xí nghiệp hoặc các ngành dịch vụ khác. Đạt được thành tựu đó là nhờ Trung Quốc đã phát triển mạnh các doanh nghiệp ở nông thôn.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động; mở rộng các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn là chìa khóa giúp Trung Quốc thành công trong chính sách “Li nông, bất ly hương”. Việc thực thi chính sách “cho nhiều, thu ít, tạo nhiều việc làm” đã mở rộng con đường giúp nông dân tăng thu nhập.

Kinh nghiệm thực hiện chính sách tam nông ở Trung Quốc là bài học cho chúng ta trong chiến lược đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nhằm rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân. [8]

2.2.2. Tình hình xây dng nông thôn mi Vit Nam

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới tại Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 tại Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2020.

Ngày 02 tháng 02 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 193/QĐ- TTg Phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Kết quả thực hiện đến nay trên các lĩnh vực như sau:

a. Thành lập b máy chỉđạo t Trung ương đến cơ s

Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1013/QĐ-TTg Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020. Ban Chỉ đạo Trung ương có 24 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát làm Phó trưởng ban thường trực.

Ban chỉ đạo Trung ương đã ban hành Quy chế hoạt động (tại quyết định 437/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010) và Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (tại quyết định 435/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010).

Để giúp việc cho Ban chỉ đạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Văn phòng điều phối Chương trình với 24 cán bộ chuyên trách (4 chuyên trách, 9 kiêm nhiệm từ các Bộ, ngành, 11 kiêm nhiệm từ các đơn vị trong Bộ).

Theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ương, trong năm 2010, các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện đều đã thành lập ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ở cấp xã, thành lập Ban quản lý Chương trình nông thôn mới (do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, các ủy viên Ủy ban phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, giao thông công chính, đại diện Mặt trận tổ quốc, các

đoàn thể quần chúng làm thành viên) và Ban giám sát công đồng (gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư).

Cấp thôn bản: Mỗi thôn, bản thành lập một Ban phát triển thôn làm nòng cốt trong quá trình thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Nhiệm vụ của Ban phát triển thôn là động viên, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát các quá trình xây dựng các nội dung về nông thôn mới ở xóm, bản.[2]

b. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, chọn điểm chỉđạo

Cũng trong năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (ngày 06/8/2010). Nhiều hoạt động tuyên truyền như họp báo, tổ chức Hội nghị với các tổ chức quốc tế... cũng đã được tiến hành.

Ban chỉ đạo Trung ương đã chọn 5 tỉnh là Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Bình Phước, An Giang và 05 huyện là Nam Đàn - Nghệ An, Hải Hậu - tỉnh Nam Định, Phước Long - tỉnh Bạc Liêu, Phú Ninh - tỉnh Quảng Nam, K’Bang - tỉnh Gia Lai làm điểm chỉ đạo.

Theo Cục kinh tế hợp tác Phát triển nông thôn (công bố tại hội nghị ngày 15/2/2011), đến tháng 2 năm 2011, có 60 tỉnh chọn xã làm điểm chỉ đạo trước khi nhân ra diện rộng (766 xã/119 huyện), trong đó đa số lựa chọn 4 -10 xã (chiếm 3 - 4%). Một số tỉnh chọn số xã làm điểm lớn như Phú Yên 22%, Đồng Tháp 25%, Hà Giang 23%, Lào Cai 31%,... Có tỉnh đề ra kế hoạch hoàn thành xây dựng nông thôn mới sớm hơn kế hoạch của Trung ương như Quảng Ninh phấn đầu 70% xã đạt nông thôn mới vào năm 2015. [2]

c. Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉđạo

Theo sự chỉ đạo của Chính Phủ, các bộ, ngành Trung ương đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn quản lý, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009, về “Hướng dẫn dẫn thực

hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” và Thông tư 07/2010/TT- BNNPTNT, ngày 08/02/2010 về “Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã”.

Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 21/2009/TT-BXD, ngày 30/6/2009 về “Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn”; Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 về “ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn” và Thông tư số 32/2009/TT-BXD, ngày 10/9/2009 về “Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn”; Thông tư 09/2010/TT-BXD ngày 4/8/2010 và Sổ tay Hướng dẫn lập quy hoạch nông thôn mới.

Liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT- BKHDT-BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 để hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

Các bộ, ngành khác đều đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Chính phủ.

d. Chỉ đạo cơ s tp trung thc hin mt s ni dung

Mục tiêu của Chính phủ là trong năm 2011, cả nước cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Để đảm bảo cho công tác quy hoạch có chất lượng, các địa phương (cấp xã) đã tiến hành rà soát thực trạng. Việc xây dựng quy hoạch dự kiến đến cuối năm 2011 sẽ hoàn tất trên phạm vi cả nước.

Song song với việc quy hoạch, các địa phương đang từng bước thực hiện các nội dung như xây dựng đường giao thông, thủy lợi, chuyển dịch kinh tế... Một số tỉnh triển khai tích cực như Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, An Giang, Nam Định, Tuyên Quang, Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Nam,... Tỉnh Tuyên Quang có cơ chế hỗ trợ 100% xi măng, ống cống qua đường, công vận chuyển, kinh phí quản lý cho xây dựng giao thông nông thôn, Hải Phòng hỗ trợ 15-20% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng,...

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TRUNG THÀNH – HUYỆN VỊ XUYÊN – TỈNH HÀ GIANG. (Trang 31 -31 )

×