- Số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại UBND xã.
+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Trung Thành.
+ Báo cáo các giai đoạn thực hiện trương trình NTM và báo cáo tổng kết hàng năm của UBND xã Trung Thành giai đoạn 2011 - 2013.
+ Số liệu thống kê của UBND xã.
+ Báo cáo chi tiết quy hoạch sử dụng đất.
+ Đề án xây dựng nông thôn mới xã Trung Thành. - Thu thập số liệu sơ cấp:
+ Phương pháp quan sát trực tiếp: Khảo sát thực địa để nắm được tình hình, địa thế, cơ sở hạ tầng trên địa bàn nghiên cứu. Quan sát trực tiếp bao gồm cả việc đo đếm, đo lường, khảo sát các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn như: Đường giao thông, mương dẫn nước, nhà ở,…
+ Phương pháp chuyên gia: Đề tài có tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu: Các cán bộ xã, cán bộ nằm trong Ban xây dựng NTM. Đồng thời sử dụng một số kết quả có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Phỏng vấn bán cấu trúc: Là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi tùy vào ngữ cảnh và tâm trạng đối tượng phỏng vấn.
Với đề tài này tôi đã thực hiện: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ xã nằm trong Ban xây dựng NTM bằng câu hỏi đã được chuẩn bị về thực trạng NTM (phụ lục 1). Số lượng phỏng vấn là 4 cán bộ nằm trong ban xây dựng NTM tại xã Trung Thành. Thông qua phỏng vấn để thu thập những thông tin để đánh giá thực trạng nông thôn mới của xã so với Bộ tiêu chí Quốc gia và Bộ
tiêu chí tỉnh Hà Giang và những thuận lợi, khó khăn, giải pháp trong thực hiện các tiêu chí.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát: Khảo sát người dân bằng bộ câu hỏi đã được lập sẵn (phụ lục 2), để khảo sát mức độ hiểu biết của người dân về chương trình nông thôn mới và sự tham gia của người dân trong thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.
Áp dụng phương pháp chọn mẫu điển hình suy rộng để chọn đối tượng khảo sát cụ thể:
* Cách chọn thôn: Xã có tổng số 12 thôn tôi tiến hành lựa chọn 3 thôn theo khu vực địa lý, một thôn nằm ở vị trí trung tâm, một thôn nằm giữa khu vực trung tâm và một thôn xa trung tâm. 3 thôn này sẽ đại diện cho toàn xã
* Cách chọn hộ: Với 3 thôn đã lựa chọn tôi đã sử dụng phương pháp ngẫu nhiên chọ ra 60 hộ trong 3 thôn để khảo sát. Qua khảo sát để đánh giá mức độ hiểu biết của người dân về chương trình nông thôn mới đang được triển khai tại xã và sự tham gia của người dân trong thực hiện các tiêu chí.Từ đó đưa ra được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã.
+ Phương pháp đối chiếu so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu dựa vào Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Quốc gia và của tỉnh Hà Giang để đối chiếu với tình hình thực tế thực hiện tại địa phương xã Trung Thành để đánh giá xem kết quả thực tế đạt được như thế nào. Kết quả thu được phản ánh mức độ đạt được của các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương.