Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại Xưởng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xưởng may 7 5 (Trang 43)

Với đặc thù chuyên sản xuất hàng may mặc nên ngoài các sản phẩm quân trang quân phục cung cấp cho cán bộ chiến sĩ trong ngành, Xưởng may còn nhận gia công thêm hàng may mặc cho các đơn vị bên ngoài quân đội. Vì thế

Sinh viên: Tô Thị Gấm - Lớp QTL 701K 32 mà cơ cấu sản phẩm của xưởng đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắcvà tuân theo một quy trình sản xuất như sau:

Nguyên vật liệu tại kho trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất sẽ được phân loại, để xem cần xuất đi những NVL gì với số lượng là bao nhiêu. Sau khi NVL được phân loại theo đơn hàng sẽ được chuyển sang phân xưởng cắt.

Tại phân xưởng cắt NVL được cắt theo các chi tiết của đơn hàng như: tay áo, ống quần, cổ áo, măng séc tay, thân áo trước, thân áo sau, túi quần, túi áo .... Các chi tiết này sẽ được chỉnh sửa và xuất sang bộ phận lắp ráp.

Tại bộ phận lắp ráp sản phẩm (là các phân xưởng may) các chi tiết được lắp ráp với nhau theo từng bộ phận của sản phẩm cùng với bán thành phẩm mua ngoài. Sau quy trình lắp ráp các chi tiết theo từng bộ phận, sẽ đến quy trình lắp ráp toàn bộ sản phẩm để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được chuyển qua khâu hiệu chỉnh (tại đây sản phẩm sẽ được cắt chỉ, thùa khuy và đính cúc). Sản phẩm sau khi được kiểm tra chất lượng bởi bộ phận KCS của phòng kỹ thuật, nếu đạt tiêu chuẩn sẽ được đóng gói nhập kho thành phẩm. Nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ được trả lại các bộ phận để chỉnh sửa.

Sơ đồ 2. 1: Quy trình công nghệ sản xuất của Xưởng may

Không đạt tiêu chuẩn

Đạt tiêu chuẩn

(Nguồn dữ liệu: Phòng kế hoạch vật tư của Xưởng may 7-5)

Nguyên vật liệu

Cắt theo mẫu Lắp ráp từng bộ phận

Lắp ráp toàn sản phẩm

Hiệu chỉnh

Kiểm tra chất lượng sp

Sinh viên: Tô Thị Gấm - Lớp QTL 701K 33 Để đảm bảo thực hiện đầy đủ và chính xác từng công đoạn của quy trình công nghệ sản xuất trên, Xưởng may đã xây dựng một cơ cấu sản xuất bao gồm các phân xưởng với những chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:

Bộ phận sản xuất của Xưởng may bao gồm 5 phân xưởng, mỗi phân xưởng có một quản đốc. Các quản đốc có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện chấm công cho công nhân sản xuất trong phân xưởng do mình quản lý. Đồng thời quản đốc còn có nhiệm vụ quản lý trang thiết bị, vật tư, lao động tại phân của mình. Hàng tháng quản đốc sẽ báo cáo lên phòng kế toán tình hình sản xuất, tình hình lao động trong tháng vừa qua theo các mẫu biểu để cán bộ kế toán căn cứ vào đó làm cơ sở hạch toán.

Theo quy trình công nghệ sản xuất ở trên, trước khi NVL xuất kho sẽ được phân loại ngay tại kho, sau mới chuyển qua phân xưởng cắt. Phân xưởng cắt bao gồm 2 phân xưởng có nhiệm vụ cắt NVL thành các chi tiết sản phẩm theo đúng số lượng, kiểu dáng, kích cỡ mà phòng kỹ thuật đã thiết kế.

Bốn phân xưởng may sau khi nhận được các chi tiết sản phẩm từ phân xưởng cắt gửi sang sẽ làm nhiệm vụ vắt sổ và lắp ráp các chi tiết này theo từng bộ phận của sản phẩm sau đó sẽ lắp ráp các bộ phận này với nhau để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Phân xưởng hoàn thiện: phân xưởng này nhận thành phẩm của phân xưởng may để hoàn tất các công việc còn lại.

Sinh viên: Tô Thị Gấm - Lớp QTL 701K 34

Sơ đồ 2. 2: Cơ cấu sản xuất của Xưởng may

(1) (2) (3) (4) (5)

( Nguồn dữ liệu: Phòng hành chính tổng hợp của Xưởng may 7-5)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xưởng may 7 5 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)