Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể xảy ra những khoảng thời gian phải ngừng sản xuất do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây ra: thiết bị sản xuất bị hư hỏng, thiếu nguyên vật liệu, thiếu năng lượng, thiên tai, hỏa hoạn… Thời gian ngừng sản xuất là thời gian không tạo ra sản phẩm nhưng vẫn phát sinh nhiều loại chi phí để bảo vệ tài sản, bảo đảm đời sống cho người lao động, duy trì các hoạt động quản lý. Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất không tham gia vào quá trình tạo ra sản
Sinh viên: Tô Thị Gấm - Lớp QTL 701K 24 phẩm nên nguyên tắc không thể tính trong giá thành sản xuất sản phẩm mà đó là chi phí thời kỳ phải xử lý ngay trong kỳ kế toán.
Trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch có tính chất tạm thời (do tính thời vụ, do để bảo dưỡng, sửa chữa máy móc,…) doanh nghiệp có thể lập dự toán chi phí của thời gian ngừng sản xuất thì kế toán căn cứ vào dự toán để trích trước tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Nợ TK 622, 627 Có TK 335
- Khi phát sinh chi phí thực tế ghi: Nợ TK 335
Có TK 334, 338, 152
- Cuối niên độ phải điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phát sinh + Nếu số trích trước > số thực tế thì khoản chênh lệch sẽ ghi:
Nợ TK 335
Có TK 622, 627 (chưa kết chuyển) Có TK 711 ( đã kết chuyển)
+ Nếu số trích trước < số thực tế thì khoản chênh lệch sẽ ghi: Nợ TK 622, 627
Có TK 335
Trường hợp ngừng sản xuất phát sinh bất thường ngoài dự kiến - Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất sẽ ghi:
Nợ TK 821
Có TK 334, 338, 152
- Các khoản thu được do bắt bồi thường thiệt hại sẽ ghi: Nợ TK 111, 112, 1388
Sinh viên: Tô Thị Gấm - Lớp QTL 701K 25