tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị.
2.2.2.1Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài.
a) Các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước.
Các chính sách Kinh tế - Xã hội của Nhà nước bao gồm: chính sách xuất nhập khẩu; chính sách giá cả; chính sách về lãi tiền gửi, tiền vay; các chính sách về thuế… Do nền kinh tế có sự biến động nhiều, do đó sự can thiệp kịp thời của Nhà nước đã giúp cho nền kinh tế có sự ổn định đáng kể và từng bước đã đi vào ổn định, tỷ lệ lạm phát giảm, lãi suất tiền gửi và tiền vay dần được ổn định. điều này đã kích thích các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn.Bên cạnh đó các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực kế toán,dù các doanh nghiệp có áp dụng các chế độ, chính sách, hình thức kế toán nào thì vẫn nằm trong khuôn khổ quy định của nhà nước.
Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị cũng chịu sự chi phối của các chính sách pháp luật của nhà nước, hệ thống quy định, nghị quyết , thông tư các chuẩn mực kế toán liên quan như:quyết định 15, chuẩn mực 14, chuẩn mực 02....do nhà nước ban hành .
b) Môi trường khoa học và công nghệ :
Nền kinh tế ngày càng cao thì trình độ Khoa học – công nghệ ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống vì vậy đòi hỏi Hữu Nghị phải liên tục cải tiến công nghệ trên mọi lĩnh vực như đầu tư dây chuyền sản xuất có công suất cao tăng được năng suất lao động từ đó giảm giá thành sản phẩm.Đối với lĩnh vực kế toán,Nhất là kế toán bán hàng,hàng ngày có hàng chục ,hàng trăm,cái hóa đơn mua hàng nếu mà sự dụng kế toán thụ công thì quả thật rất khó khăn,nhưng khi mà khoa học công nghệ phát triển máy vi tính ra đời với các phần mềm kế toán như FASS,MISA...giúp công việc kế toán ngày càng chất lượng và hiệu quả hơn. Do đó, đây là môi trường có ảnh hưởng lớn đến thành quả của công ty . Việc tìm hiểu môi trường này là yếu tố cho qụan trọng đối với sự thành công hay thất bại của công ty.
Trong một số năm gần đây, thị trường thế giới có nhiều biến động, kéo theo đó là thị trường trong nước không ổn định. Tình trạng lạm phát tăng cao, giá cả có nhiều biến động, lãi suất ngân hàng liên tục thay đổi. Điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. CTCP Thực Phẩm Hữu Nghị cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Lạm phát xảy ra làm cho giá cả hàng hóa liên tục thay đổi, giá xăng dầu tăng làm tăng chi phí đầu vào, do đó công ty phải tăng giá bán để bù đắp chi phí, tạo ra lợi nhuận. Hơn nữa, lạm phát gia tăng làm sức mua của đồng tiền giảm, điều đó đã làm cho lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty giảm, làm ảnh hưởng không tốt đến công ty như :Một số đơn hàng bị hủy bỏ,quy mô kinh doanh nghiệp thu hẹp,tình hình công nợ gia tăng,...
d) Nhân tố tỷ giá , lãi suất:
Ảnh hưởng của nhân tố tỷ giá :Đối với các loại hàng, hóa dịch vụ bằng đồng ngoại tệ nếu tỷ giá biến động thì phần quy đối sang Việt Nam đồng cũng bị ảnh hưởng .Khi đó giá đầu vào thay đổi do tỷ giá thay đổi ,kéo theo đó tỷ giá đầu vào thay đổi theo.Ngoài ra ,khi phát hóa đơn theo một tỷ giá nào đấy đến lúc thanh toán hay nhận thanh toán .Tỷ giá ngày thanh toán hay nhận thanh toán thường chênh lệch so với tỷ giá trên hóa đơn nên sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá ghi vào doanh thu hoặc chi phí tài chính
Ảnh hưởng của nhân tố lãi suất : Lãi suất tiền vay là chi phí đầu vào nên để đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi và phát triển bền vững, DN cần phải: - Tính toán và dự báo thật đầy đủ, chính xác về chi phí lãi vay khi xem xét, đánh giá hiệu quả và quyết định thực hiện đối với các phương án/dự án SXKD.
- Tích cực và chủ động thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro về lãi suất thông qua việc khai thác, sử dụng các sản phẩm phái sinh để bảo hiểm các rủi ro do biến động lãi suất trên thị trường.
- Trích lập đầy đủ các quỹ dự phòng về tài chính trong hoạt động SXKD nhằm tạo nguồn lực dự phòng, giúp cho DN đứng vững trong các cú sốc về lãi suất. - Sử dụng thận trọng và linh hoạt công cụ đòn bẩy tài chính trong hoạt động
kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận trong điều kiện lãi suất thấp, đồng thời hạn chế rủi ro thua lỗ khi lãi suất biến động ngoài dự đoán. - Thường xuyên tăng cường năng lực tự chủ về tài chính, đa dạng hóa các kênh huy động vốn, tránh việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay Ngân hàng.