NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHU CẦU TIN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học quốc gia hà nội (Trang 61)

7. Bố cục của khóa luận

3.2. NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHU CẦU TIN

3.2.1. Tạo môi trường thư viện thân thiện

Trong thời đại hiện nay việc xây dựng một môi trƣờng thƣ viện thân thiện là rất cần thiết đối với các thƣ viện trƣờng học. Nghĩa là phải là sao tạo đƣợc hứng thú, thiện cảm đối với NDT khi đến thƣ viện. Điều này sẽ góp phần làm gia tăng thêm số lƣợng bạn đọc đến thƣ viện. Họ đến thƣ viện có khi là đến để tìm tài liệu, có khi lại là muốn tìm một nơi nào đó yên tĩnh để không bị những ồn ào nào nhiệt bên ngoài làm ảnh hƣởng đến công việc riêng của họ.

Để tạo một môi trƣờng thƣ viện thân thiện cần các yếu tố cơ bản sau: - Yếu tố con ngƣời:

 Lãnh đạo các cấp có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện là việc thuận lợi cho cán bộ thƣ viện.

 Cán bộ thƣ viện: có chuyên môn, yêu nghề, tâm huyết với nghề, tâm huyết với công việc, luôn lịch sự và tôn trọng độc giả.

 Ngƣời dùng tin: tự giác, trung thực, tham gia tích cực vào các hoạt động của thƣ viện

- Yếu tố cơ sở vật chất:  Không gian linh hoạt.  Có đủ bàn ghế, giá sách.  Phòng đọc đủ ánh sáng.

 Cách bài trí hấp dẫn, thuận lợi, phù hợp với từng đối tƣờng NDT.

- Nguồn lực thông tin: đáp ứng nhu cầu hỗ trợ học tập, nghiên cứu, giảng dạy, phong phú về nội dung, đa dạng về chủng loại.

- Hệ thống quản lý: hƣớng tới phục vụ ngƣời sử dụng, thuận lợi và dễ tiếp cận, khoa học và linh hoạt, sáng tạo và chủ động.

- Sự tham gia của NDT  Đóng góp ý kiến, nhận xét

 Hỗ trợ cán bộ thƣ viện trong quản lý thƣ viện, tổ chức hoạt động  Đƣa ra ý tƣởng dành cho thƣ viện

 Tuyên truyền về thƣ viện

3.2.2. Tăng cường đào tạo, hướng dẫn người dùng tin

Ngƣời dùng tin giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin. Họ nhƣ là yếu tố tƣơng tác hai chiều đối với các đơn vị thông tin, ngƣời dùng tin vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là ngƣời sản sinh ra thông tin mới, tham gia vào các dòng thông tin. Vì vậy cần đào tạo, bồi dƣỡng, hƣớng dẫn cho ngƣời dùng tin biết sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện.

Việc đào tạo, hƣớng dẫn ngƣời dùng tin giúp họ hiểu đƣợc cơ chế tổ chức của công tác thông tin tƣ liệu, biết sử dụng, khai thác các nguồn thông tin hiện có. Thƣ viện phải tạo mối quan hệ mật thiết với ngƣời dùng tin vì đó là đối tƣợng, là thƣớc đo hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Đào tạo, hƣớng dẫn ngƣời dùng tin bao gồm các vấn đề sau: - Cung cấp những kiến thức về thông tin học nói chung

- Hƣớng dẫn một cách ngắn gọn các nguồn tin và cách khai thác, sử dụng chúng

- Đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức thông tin thƣ viện bằng các lớp ngắn hạn cho ngƣời dùng tin để họ hiểu đƣợc dịch vụ thông tin và các phƣơng tiên chuyển giao thông tin tƣ liệu hiện đại. Việc đào tạo bồi dƣỡng kiến thức cho ngƣời dùng tin cần đƣa vào chƣơng trình đào tao chính quy của nhà trƣờng.

Không biết cách khai thác, tìm kiếm thông tin tại thƣ viện, không hiểu rõ những quy định khi sử dụng thƣ viện cũng nhƣ quyền lợi mà ngƣời dùng tin đƣợc hƣởng, sẽ làm mất thời gian cho ngƣời dùng tin và giảm hiệu quả khai thác, sử dụng thƣ viện. Vì thế, để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho ngƣời dùng tin ở mức độ cao nhất, thƣ viện cần mở những buổi hƣớng dẫn, đào

tạo cho ngƣời dùng tin biết cách khai thác, tìm kiếm thông tin một cách có hiệu quả. Đặc biệt đối với sinh viên mới nhập trƣờng, thƣ viện cần mở lớp có tính chất bắt buộc (ngoại khóa) giới thiệu hoạt động của thƣ viện, trình bày nội quy, các bảng hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện và các trang thiết bị trong thƣ viện, cách thức tra tìm tài liệu, tìm kiếm thông tin…tránh tình trạng lúng túng khi tìm kiếm thông tin.

Ngoài ra, Trung tâm cần chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm cho NDT. Những lớp tập huấn này sẽ giúp NDT, đặc biệt là sinh viên có những kiến thức bổ ích và thú vị, những kỹ năng thông tin vô cùng cần thiết để học tập và nghiên cứu, để biết mình cần gì và tìm những điều mình cần ở đâu trong biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Có thể triển khai đào tạo các kỹ năng nhƣ:  Hƣớng dẫn NDT chuyên sâu

 Kỹ năng đọc sách siêu tốc  Kỹ năng tìm tin trên Internet...

3.2.3. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học

Trong trƣờng đại học, thƣ viện góp phần đào tạo nguồn nhân lực có tri thức cho đất nƣớc, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển sản xuất và các khoa học công nghệ. Thƣ viện cung cấp cho xã hội những thông tin khoa học mới mẻ, đặc biệt là những thành quả của các công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên và sinh viên trong trƣờng. Đây là dạng thông tin mang tính chất đặc thù và đôi khi là những thông tin độc nhất, khó tìm thấy ở nơi khác. Bên cạnh đó, thƣ viện bổ sung và cập nhật những kiến thức mới,những phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến làm cho việc học tập và giảng dạy thêm sinh động và hấp dẫn. Thƣ viện mở rộng điều kiện học tâp cho sinh viên cả về không gian, thời gian và các lĩnh vực tri thức hơn so với khuôn khổ về nội dung, chƣơng trình và kế hoạch đào tạo của nhà trƣờng.

Trung tâm Thông tin – Thƣ viện ĐHQGHN là loại hình thƣ viện trƣờng đại học, bởi vậy đa số NDT của thƣ viện là sinh viên, học viên, cán bộ nghiên cứu và giảng viên cho nên phƣơng pháp dạy và học tại trƣờng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến thái độ và tần suất sử dụng thƣ viện của NDT.

Đối với NDT làm công tác nghiên cứu, thƣ viện là nơi cung cấp cho họ những tƣ liệu, số liệu, tài liệu tham khảo phục vụ cho công trình nghiên cứu của họ.

Đối với NDT làm công tác giảng dạy thì thƣ viện là nơi cần thiết để cung cấp cho họ những nguồn thông tin để chuẩn bị cho nội dung chính của bài giảng, thƣ viện cung cấp những công cụ cần thiết hỗ trợ cho việc giảng dạy của họ.

Đối với NDT là học viên, sinh viên thƣ viện có thể giúp họ mở rộng sự hiểu biết dựa trên những kiến thức có đƣợc tại lớp học, giúp họ có thể tự tìm kiếm thông tin và đạt đƣợc hiệu quả tích cực khi đã tìm đƣợc thông tin.

phục vụ cho công trình nghiên cứu, mỗi công trình nghiên cứu khoa học thành công sẽ góp phần làm giàu thêm nguồn tài nguyên thông tin của thƣ viện.

Hiện nay, trƣờng ĐHQGHN đang áp dụng chƣơng trình đào tạo tín chỉ. Chƣơng trình học có nhiều đổi mới, số giờ sinh viên phải tự học tăng lên, bài tự học cũng tăng theo, giáo viên đƣa ra các vấn đề thảo luận và bài tập nhóm yêu cầu sinh viên, học viên phải tự lên thƣ viện tìm tài liệu để phục vụ cho các bài thuyết trình và bài tập nhóm. Sự thay đổi trong chƣơng trình đào tạo dẫn tới sự thay đổi trong phƣơng pháp dạy học làm cho cả ngƣời dạy và ngƣời học đều phải nỗ lực phát huy tinh thần sang tạo của bản than. Giảng viên tìm ra phƣơng pháp mới, vấn đề mới, nội dung mới con sinh viên phải tự tìm ra cách học mới. Bên cạnh đó,nếu nhu muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của thƣ viện và kích thích NDT trong trƣờng hƣởng ứng việc sử dung thƣ viện, nhà trƣờng cần cải tiến hơn nữa chƣơng trình và phƣơng pháp dạy và học. Nhƣ vậy NDT sẽ

chủ động tìm đến thƣ viện và sử dụng thƣ viện nhƣ một phần không thể thiếu trong mọi hoạt động nghiên cứu,học tập.

3.2.3. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong học sinh, sinh viên

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức…đạt đƣợc từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, tạo ra các công trình khoa học mới. Ngƣời làm công tác NCKH phải luôn tìm tòi, suy nghĩ và tham khao nhiều thông tin và tài liệu trong thƣ viện để phục vụ cho công trình NCKH, mỗi công trình NCKH thành công sẽ góp phần làm giàu thêm nguồn tài liệu thông tin của thƣ viện.Để có thể kích thích hoạt động NCKH nhà trƣờng cần:

- Bầu ra hội đồng khoa học chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, nhắc nhở và nghiệm thu các công trình khoa học.

- Tổ chức lớp bồi dƣỡng kiến thức lý luận nghiên cứu khoa học. - Đầu tƣ kinh phí cho ngƣời làm nghiên cứu khoa học.

- Xây dựng quy định về định mức số lƣợng công trình nghiên cứu khoa học trong thời gian cố định đố đối với cán bộ giảng viên.

- Có chính sách ƣu tiên, khen thƣởng đối với sinh viên có công trình nghiên cứu khoa học có chất lƣợng.

- Tạo mọi điề kiện tối đa về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất cho ngƣời làm công tác nghiên cứu khoa học để họ có thể đạt đƣợc hiệu quả cao nhất

3.2.4. Tăng cường Marketing Thông tin – Thư viện

Mục tiêu của Marketing Thông tin – Thƣ viện là đem lại hiệu quả, lợi nhuận hơn cho Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội. Muốn làm tốt điều này cần phải dựa vào các chính sách quảng cáo và thiết lập mối quan hệ với NDT tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội. Chiến lƣợc Marketing cần hƣớng vào một số nội dung sau:

- Quảng cáo về nguồn tin của Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Quảng cáo về các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện của Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Quảng cáo về đội ngũ cán bộ thông tin.

- Nghiên cứu NCT để đƣa ra những sản phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp Để thực hiện tốt chiến lƣợc trên hoạt động Marketing tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội nên sử dụng các hình thức sau: - Xuất bản thƣờng xuyên các thông báo giới thiệu sách mới, tạp chí mới. - Tổ chức các cuộc triển lãm,trƣng bày giới thiệu sách.

- Tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện tới tất cả NDT trong và ngoài trƣờng ĐHQGHN.

- Tiếp tục đƣa lên trang Web những thông tin nhằm giới thiệu tiềm lực của Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội.

KẾT LUẬN

NDT là đối tƣợng phục vụ mà mọi cơ quan thông tin đều nỗ lực thu hút và phục vụ. Đáp ứng và thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của NDT là một trong những mục tiêu chính trong phƣơng châm hoạt động của các cơ quan thông tin. Nắm vững nhu cầu thông tin, đáp ứng kịp thời, đầy đủ và chính xác là những nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị và cơ quan thông tin khoa học và thƣ viện các trƣờng đại học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng.

NDT tại Trung tâm TT – TV ĐHQGHN đều là những ngƣời có trình độ. Bên cạnh đó cơ cấu độ tuổi NDT đa số đều thuộc nhóm NDT trẻ, vì vậy yêu cầu về thông tin không cần có sự sâu sắc mà yêu cầu về thông tin mới cập nhật có nội dung phong phú và hình thức đa dạng. Đặc biệt giới trẻ thì luôn hứng thú với nguồn thông tin mới và phƣơng thức tiếp cận hiện đại. Nắm bắt đƣợc tình hình trên Trung tâm TT – TV ĐHQGHN đã có những nỗ lực và điều chỉnh hoạt động của mình theo hƣớng phù hợp với NDT. Có những chính sách bổ sung tài liệu theo nhu cầu của ngƣời dùng, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin, tăng cƣờng mở rộng hợp tác chia sẻ với các cơ quan thông tin khác để làm giàu có thêm nguồn tài nguyên thông tin.Tuy nhiên, thƣ viện vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Nguồn lực thông tin chƣa đƣợc phát triển mạnh. Cán bộ thông tin còn có những hạn chế nhất định về trình độ. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin còn chƣa thực sự đƣợc hoàn thiện…

Khắc phục đƣợc những hạn chế trên, Trung tâm Thông tin – Thƣ viện ĐHQGHN sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng, hiệu quả phục vụ NDT, hoàn thành tốt sứ mệnh của mình là góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lƣợng Giáo dục - Đào tạo của nƣớc nhà nói chung và của trƣờng ĐHQGHN nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Quỳnh Chi & Lê Văn Hiếu (2012), “Nhu cầu thông tin của cán bộ quản lí tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học

ĐHSP TPHCM, Số 34.

2. Vũ Thị Thu Hà (2014), Dịch vụ Thông tin - thư viện hiện đại tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Thông tin - Thƣ viện, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 3. Nguyễn Bích Hạnh (2011), Nghiên cứu nhu cầu tin của cán bộ quản lí tị

Bộ Nội vụ và các cơ quan trực thuộc Bộ, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc già Hà Nội, Hà Nội.

4. Trần Thị Hiền (2014), Nhu cầu tin tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, Luận văn thạc sĩ Khoa học Thông tin - Thƣ viện, trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

5. Đinh Thị Lệ (2010), Tìm hiểu nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện Khoa học Thủy Lợi Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Văn hóa, Hà Nội.

6. Trƣơng Đại Lƣợng (2008), “Nâng cao chất lƣợng phục vụ công tác ngƣời đọc”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 13(1).

7. Trƣơng Đại Lƣợng (2010), “ Marketing trong hoạt động thông tin – thƣ viện” ,Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 21(1).

8. Trƣơng Đại Lƣợng (2007), “Một số kỹ năng và yêu cầu trao đổi cá biệt với NDT”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 3(11).

9. Phạm Thị Lan Ngọc, Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho NDT tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, Luận văn thạc sĩ Khoa học thƣ viện, trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

10. Vũ Dƣơng Thúy Ngà (2012), “Thƣ viện đại học với việc trang bị kiến thức thông tin cho sinh viên: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 5 (37).

11. Nguyễn Hoàng Sơn (2014), Chiến lược phát triển Trung tâm Thông tin – Thư viện đến năm 2020 tầm nhìn 2030, Trung tâm Thông tin Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2010), Đổi mới hoạt động thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Quốc gia Hà Nội,Luận văn Thạc sĩ,trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

13. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề Thư viện. Nxb Văn hóa Thông tin.

14. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà

Nội. Nguồn http://lic.vnu.edu.vn/index.php/gioi-thieu/co-cau-to-chuc

15. Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguồn

http://vnu.edu.vn/home/?C1699

16. Đào tạo. Nguồn http://www.vnu.edu.vn/home/?C1638

17. Đội ngũ cán bộ của Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà

Nội. Nguồnhttp://lic.vnu.edu.vn/index.php/gioi-thieu/doi-ngu-can-bo

18. Lịch sử hình thành phát triển.

Nguồnhttp://www.vnu.edu.vn/home/?C1916

19. Sản phẩm và dịch vụ. Nguồn http://lic.vnu.edu.vn/index.php/san-pham-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học quốc gia hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)