Củng cố và phát triển nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học quốc gia hà nội (Trang 55)

7. Bố cục của khóa luận

3.1.1. Củng cố và phát triển nguồn lực thông tin

Với nhu cầu tin ngày càng đa dạng và phức tạp, Trung tâm TT-TV ĐHQGHN cần chú ý đầu tƣ phát triển nguồn tài liệu, không chỉ đầy đủ về số lƣợng mà còn đảm bảo về chất lƣợng. Cụ thể:

Tiến hành thanh lọc những tài liệu hƣ hỏng, cũ nát đang có trong thƣ viện. Cải tiến, đổi mới phƣơng thức thu thập nhu cầu bổ sung tài liệu và tiếp nhận ý kiến phản hồi của bạn đọc. Hình thành và xây dựng đội ngũ cộng tác viên tại các khoa/bộ môn.

Rà soát, chọn lọc bổ sung các tạp chí lõi (Core Journals) sát hợp với nhu cầu tin của ĐHQGHN, các tạp chí chuyên ngành hàng đầu thế giới về giá trị học thuật, chỉ số trích dẫn (H-Index cao), có hệ số ảnh hƣởng lớn (IF: Impact Factors).

Tăng cƣờng liên kết và chia sẻ với các Trung tâm TTTV khác ở VN để tăng độ bao phủ tài liệu.

Tìm kiếm và khai thác các tạp chí nƣớc ngoài truy cập miễn phí (Free Journals), các bài báo học thuật truy cập mở (Open Access) để kết hợp với các tạp chí đã mua tạo thành các bộ sƣu tập số hỗn hợp (miễn phí và trả tiền), để đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng sƣu tập số thuộc mọi lĩnh vực nghiên cứu – đào tạo của ĐHQGHN.

Củng cố và phát triển kho tài liệu in ấn bằng cách tăng cƣờng bổ sung sách, báo, tạp chí quốc văn và ngoại văn về các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu

khoa học của ĐHQGHN. Ƣu tiên bổ sung tài liệu phục vụ chƣơng trình đào tạo cử nhân tài năng, chất lƣợng cao, những ngành học trong nhiệm vụ chiến lƣợc của ĐHQGHN.

Tiếp tục xây dựng và phát triển nguồn tin nội sinh bao gồm: sách giáo khoa, giáo trình, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, bài giảng điện tử… của ĐHQGHN.

Nghiên cứu xây dựng sản phẩm thông tin chất lƣợng cao phục vụ đắc lực cho hoạt động nghiên cứu đào tạo đỉnh cao tại ĐHQGHN nhƣ: CSDL tác giả nhà nghiên cứu ĐHQGHN; dữ liệu phục vụ nghiên cứu cho 30 ngành khoa học. Việc mở rộng quan hệ với nhiều nhà xuất bản và nhà phân phối là giải pháp quan trọng nhằm phát triển các dạng tài liệu điện tử trực tuyến và phi trực tuyến ở khu vực và trên thế giới nhƣ Euromonitor, Blackwell, Absco, Proquest, tạo điều kiện cho Trung tâm đa dạng hoá nguồn tin, giúp độc giả tiếp cận với các nguồn thông tin tiên tiến, chất lƣợng cao. Công tác đẩy mạnh liên kết thƣ viện chính là nguồn chia sẻ và bổ sung nguồn tài liệu phong phú cho NDT.

3.1.2. Hoàn thiện hệ thống sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện

Mỗi cơ quan thông tin đều có những sản phẩm và dịch vụ thông tin nhất định để cung cấp cho NDT, tuy nhiên nếu thực sự muốn nâng cao chất lƣợng hoạt động và thu hút đƣợc sự quan tâm của NDT đối với lĩnh vực này thì cần phải có sự linh hoạt trong phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin sao cho các dịch vụ và sản phẩm đó thu hút đƣợc tối đa sự quan tâm của NDT.

Hiện nay tại Trung tâm TT - TV ĐHQGHN có các sản phẩm thông tin thƣ viện là các CSDL thƣ mục nhƣ:

- CSDL là danh mục các tài liệu phục vụ môn học đƣợc thiết kế theo khung chƣơng trình đào tạo cử nhân của ĐHQGHN.

- CSDL thƣ mục “Tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh” gồm 2172 bỉểu ghi - CSDL thƣ mục GS Nguyễn Văn Đạo với 604 biểu ghi (tiếp tục cập nhật)

- CSDL thƣ mục các công trình NCKH của ĐHQGHN. - CSDL bài trích tạp chí: 6.374 biểu ghi

Cần tiếp tục bổ sung các CSDL điện tử nƣớc ngoài để đáp ứng nhu cầu thông tin, phục vụ đào tạo và NCKH chất lƣợng cao.

Bên cạnh việc hoàn thiện các sản phẩm thì cũng cần phải hoàn thiện các dịch vụ nhƣ:

- Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu:

Để hoàn thiện dịch vụ này, Trung tâm cần bổ sung máy móc hiện đại (máy photo và scan) cho toàn bộ các phòng phục vụ, nhằm giảm chi phí giá dịch vụ, đảm bảo chất lƣợng tài liệu và thỏa mãn nhu cầu NDT trong thời gian ngắn nhất.

- Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu đặt trƣớc:

 Trung tâm cần tổ chức nhóm cán bộ phụ trách dịch vụ này, đầu tƣ đào tạo tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ thƣ viện, để đảm bảo chuyên môn hóa, tập trung hoàn thiện phát triển dịch vụ, đảm bảo thời gian cung cấp thông tin nhanh nhất, đầy đủ nhất. Đồng thời, cần mở rộng việc đáp ứng toàn diện nhu cầu tin của NDT thông qua việc họ đƣợc đặt yêu cầu các tài liệu mà Trung tâm chƣa có để Trung tâm có cơ sở bổ sung hợp lý và sát thực hơn. Để đảm bảo về chuyên môn, cần phối hợp với phòng bổ sung để bổ sung đầy đủ những tài liệu, thông tin phù hợp với NDT.

 Bên cạnh đó, Trung tâm cần tích cực quảng bá dịch vụ này tới đối tƣợng NDT là nhà quản lý lãnh đạo, nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học...

 Tăng cƣờng trang thiết bị cơ sở - vật chất chuyên dụng phục vụ riêng cho việc triển khai tổ chức dịch vụ này nhƣ máy tính có cấu hình cao, dung lƣợng lớn để khai thác, lƣu trữ và đáp ứng đƣợc các yêu cầu của NDT, nhất là thông qua mạng máy tính.

- Dịch vụ cung cấp thông tin nghiên cứu:

 Tổ chức một nhóm cán bộ phụ trách chuyên dịch vụ này, chủ động đề xuất và triển khai xây dựng các chuyên đề phù hợp với NDT, không để tình trạng khi có yêu cầu mới thực hiện.

 Xácđịnh đối tƣợng có nhu cầu cao sử dụng dịch vụ nhƣ sinh viên năm cuối, các học viên cao học, giảng viên và các đối tƣợng nghiên cứu.

 Triển khai các hoạt động: quảng bá sâu rộng dịch vụ; chủ động triển khai khảo sát nhu cầu thực sự nhóm NDT này, từ đó tổ chức, kết hợp với phòng Bổ sung – Trao đổi xây dựng các chuyên đề thông tin phù hợp từ chính các nguồn tài liệu nội sinh tại Trung tâm.

 Đảm bảo thời gian cung cấp thông tin nhanh và chất lƣợng thông tin hiệu quả, đầy đủ.

 Trang bị máy tính chuyên biệt phục vụ triển khai dịch vụ này. - Dịch vụ hỗ trợ, giải đáp thông tin:

 Tích cực quảng bá và hƣớng dẫn NDT về việc sử dụng dịch vụ này, bởi lẽ việc hỗ trợ, giải đáp thông tin là điều thực sự rất cần thiết trong bất cứ hoạt động nào.

 Thiết lập một nhóm ít nhất có 3-5 cán bộ hiểu sâu về các hoạt động thông tin nghiệp vụ, có khả năng sử dụng máy tính và các thiết bị khác thành thạo, đảm bảo có thể hỗ trợ và hƣớng dẫn NDT sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Trung tâm.

 Cần trang bị đầy đủ phƣơng tiện, máy tính chuyên dụng, tai nghe headphone, đƣờng truyền lƣu thông tốt… đảm bảo hiệu quả tối đa tới NDT.

- Dịch vụ tra cứu thông tin

Để hoàn thiện dịch vụ này, yếu tố tiên quyết là phải đảm bảo đƣợc chất lƣợng của hệ thống sản phẩm TT-TV. NDT sử dụng công cụ tra cứu chính là hệ thống sản phẩm TT-TV để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của họ. Đồng thời, cần thanh lý những máy tính đã hƣ hỏng, nâng cấp máy tính để có thể tra

cứu kho tài nguyên khổng lồ của Trung tâm; phổ biến password wifi cho NDT chủ động khai thác bằng máy tính cá nhân, giảm tải nhu cầu sử dụng máy tính dùng chung tại các phòng phục vụ. Ngoài ra, Trung tâm nên đơn giản hóa việc cấp tài khoản điện tử mạng VNUnet (đối với NDT ngoài Trung tâm, đặc biệt là học viên cao học, nghiên cứu sinh) để NDT khai thác dễ dàng nguồn tài nguyên điện tử khi không khai thác, tra cứu tại các phòng phục vụ bạn đọc. Bên cạnh đó, phải thƣờng xuyên bảo trì, kiểm tra mạng để tránh tình trạng cản trở NDT trong quá trình tra cứu và khai thác nguồn lực thông tin của Trung tâm.

Ngoài ra cần phải phát triển hơn nữa các dịch vụ nhƣ: - Dịch vụ trao đổi thông tin

- Dịch vụ tƣ vấn thông tin…

3.1.3. Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ thư viện

Cán bộ thƣ viện là một nhân tố quan trọng, là một trong bốn yếu tố cấu thành nên thƣ viện. Ngƣời cán bộ Thông tin – Thƣ viện là “linh hồn” của sự nghiệp Thông tin Thƣ viện.

Cán bộ thƣ viện với tƣ cách là chủ thể hoạt động thông tin thƣ viện đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ quan Thông tin Thƣ viện.

Ngày nay, công nghệ thông tin đƣợc ứng dụng trong tất cả các hoạt động của thƣ viện đã làm thay đổi căn bản các mối quan hệ giữa cán bộ thƣ viện xử lý tài liệu, lƣu trữ và bảo quản cũng nhƣ cán bộ thƣ viện với NDT thông qua máy tính và công nghệ điện tử. CNTT đã làm thay đổi phƣơng thức làm việc của cán bộ thông tin thƣ viện, đòi hỏi họ phải thƣờng xuyên cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ và luôn tự điều chỉnh mình để có thể thích nghi đƣợc với sự phát triển công nghệ của thƣ viện hiện đại. Ngoài kiến thức chuyên môn thì họ cần phải có kiến thức về tin học văn phòng, kiến thức về công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo máy tính để xử lý thông tin, nắm bắt các kỹ năng khai

thác thông tin qua mạng và nhiều nguồn thông tin khác nhau để có thể phổ biến lại kiến thức và kỹ năng cho đồng nghiệp và NDT.

Cán bộ thƣ viện là cầu nối giữa nguồn lực thông tin và ngƣời dùng tin. Do vậy để các hoạt động của Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội đƣợc tốt thì cán bộ trong thƣ viện phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau: - Có trình độ chuyên môn về thƣ viện và CNTT

- Có kiến thức và khả năng xử lý thông tin thuộc các lĩnh vực khoa học mà Trƣờng đào tạo

- Biết sử dụng và khai thác các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ

- Sử dụng thành thạo máy tính trong việc tra cứu và khai thác thông tin

- Có khả năng đánh giá, phân tích nhu cầu tin khác nhau của bạn đọc, giúp thƣ viện xây dựng các nguồn tin đúng và phù hợp với yêu cầu của ngƣời dùng cũng nhƣ tƣ vấn đƣợc cho họ về kỹ năng khai thác thông tin trên các công cụ tra cứu.

- Có kỹ năng sàng lọc phân tích để đáp ứng các yêu cầu đa dạng của NDT - Có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh)

- Đối với cán bộ lãnh đạo cần phải nâng cao năng lực quản lý, có trình độ điều hành một thƣ viện hiện đại, phải nắm đƣơc sự phát triển của hoạt động Thông tin Thƣ viện dƣới tác động của công nghệ thông tin và khả năng ứng dụng CNTT trong các hoạt động thông tin thƣ viện, để từ đó có các quyết định tin học hóa và tự động hóa công tác Thông tin Thƣ viện, sử dụng thành thạo ngoại ngữ và máy tính để có thể giao dịch và đối ngoại.

Để làm tốt đƣợc những điều trên thì các cán bộ thƣ viện cần trau dồi kinh nghiệm để có khả năng tƣ vấn, hƣớng dẫn NDT. Vấn đề đào tạo cán bộ phải đƣợc hoạch định trong kế hoạch chiến lƣợc phát triển của thƣ viện.

3.2. NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHU CẦU TIN

3.2.1. Tạo môi trường thư viện thân thiện

Trong thời đại hiện nay việc xây dựng một môi trƣờng thƣ viện thân thiện là rất cần thiết đối với các thƣ viện trƣờng học. Nghĩa là phải là sao tạo đƣợc hứng thú, thiện cảm đối với NDT khi đến thƣ viện. Điều này sẽ góp phần làm gia tăng thêm số lƣợng bạn đọc đến thƣ viện. Họ đến thƣ viện có khi là đến để tìm tài liệu, có khi lại là muốn tìm một nơi nào đó yên tĩnh để không bị những ồn ào nào nhiệt bên ngoài làm ảnh hƣởng đến công việc riêng của họ.

Để tạo một môi trƣờng thƣ viện thân thiện cần các yếu tố cơ bản sau: - Yếu tố con ngƣời:

 Lãnh đạo các cấp có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện là việc thuận lợi cho cán bộ thƣ viện.

 Cán bộ thƣ viện: có chuyên môn, yêu nghề, tâm huyết với nghề, tâm huyết với công việc, luôn lịch sự và tôn trọng độc giả.

 Ngƣời dùng tin: tự giác, trung thực, tham gia tích cực vào các hoạt động của thƣ viện

- Yếu tố cơ sở vật chất:  Không gian linh hoạt.  Có đủ bàn ghế, giá sách.  Phòng đọc đủ ánh sáng.

 Cách bài trí hấp dẫn, thuận lợi, phù hợp với từng đối tƣờng NDT.

- Nguồn lực thông tin: đáp ứng nhu cầu hỗ trợ học tập, nghiên cứu, giảng dạy, phong phú về nội dung, đa dạng về chủng loại.

- Hệ thống quản lý: hƣớng tới phục vụ ngƣời sử dụng, thuận lợi và dễ tiếp cận, khoa học và linh hoạt, sáng tạo và chủ động.

- Sự tham gia của NDT  Đóng góp ý kiến, nhận xét

 Hỗ trợ cán bộ thƣ viện trong quản lý thƣ viện, tổ chức hoạt động  Đƣa ra ý tƣởng dành cho thƣ viện

 Tuyên truyền về thƣ viện

3.2.2. Tăng cường đào tạo, hướng dẫn người dùng tin

Ngƣời dùng tin giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin. Họ nhƣ là yếu tố tƣơng tác hai chiều đối với các đơn vị thông tin, ngƣời dùng tin vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là ngƣời sản sinh ra thông tin mới, tham gia vào các dòng thông tin. Vì vậy cần đào tạo, bồi dƣỡng, hƣớng dẫn cho ngƣời dùng tin biết sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện.

Việc đào tạo, hƣớng dẫn ngƣời dùng tin giúp họ hiểu đƣợc cơ chế tổ chức của công tác thông tin tƣ liệu, biết sử dụng, khai thác các nguồn thông tin hiện có. Thƣ viện phải tạo mối quan hệ mật thiết với ngƣời dùng tin vì đó là đối tƣợng, là thƣớc đo hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Đào tạo, hƣớng dẫn ngƣời dùng tin bao gồm các vấn đề sau: - Cung cấp những kiến thức về thông tin học nói chung

- Hƣớng dẫn một cách ngắn gọn các nguồn tin và cách khai thác, sử dụng chúng

- Đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức thông tin thƣ viện bằng các lớp ngắn hạn cho ngƣời dùng tin để họ hiểu đƣợc dịch vụ thông tin và các phƣơng tiên chuyển giao thông tin tƣ liệu hiện đại. Việc đào tạo bồi dƣỡng kiến thức cho ngƣời dùng tin cần đƣa vào chƣơng trình đào tao chính quy của nhà trƣờng.

Không biết cách khai thác, tìm kiếm thông tin tại thƣ viện, không hiểu rõ những quy định khi sử dụng thƣ viện cũng nhƣ quyền lợi mà ngƣời dùng tin đƣợc hƣởng, sẽ làm mất thời gian cho ngƣời dùng tin và giảm hiệu quả khai thác, sử dụng thƣ viện. Vì thế, để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho ngƣời dùng tin ở mức độ cao nhất, thƣ viện cần mở những buổi hƣớng dẫn, đào

tạo cho ngƣời dùng tin biết cách khai thác, tìm kiếm thông tin một cách có hiệu quả. Đặc biệt đối với sinh viên mới nhập trƣờng, thƣ viện cần mở lớp có tính chất bắt buộc (ngoại khóa) giới thiệu hoạt động của thƣ viện, trình bày nội quy, các bảng hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện và các trang thiết bị trong thƣ viện, cách thức tra tìm tài liệu, tìm kiếm thông tin…tránh tình trạng lúng túng khi tìm kiếm thông tin.

Ngoài ra, Trung tâm cần chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm cho NDT. Những lớp tập huấn này sẽ giúp NDT, đặc biệt là sinh viên có những kiến thức bổ ích và thú vị, những kỹ năng thông tin vô cùng cần thiết để học tập và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học quốc gia hà nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)