Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SẢN XUẤT DẦU GỘI TẠI CÔNG TY PROCTER AND GAMBLE VIỆT NAM.PDF (Trang 67)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực tại Việt Nam có chuyên môn về chuỗi cung ứng còn thiếu và yếu. Do đó, để tìm nguồn nhân lực am hiễu chuỗi cung ứng có đủ năng lực làm việc cho công ty đòi hỏi mất nhiều thời gian. Vì vậy tác giả kiến nghị các trường Đại học tại Việt Nam mở ngành đào tạo “Quản trị chuỗi cung ứng” cũng như tạo điều kiện cho các sinh viên ra trường có điều kiện làm việc trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng. Như vậy, nguồn nhân lực về chuỗi cung ứng sẽ dồi dào tạo thuận lợi cho công ty tiếp cận được với nguồn nhân lực này một cách dễ dàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày một số giải pháp nhằm cải thiện khả năng chuỗi cung ứng dầu gội ở P&G. Những giải pháp nhìn chung cần có sự chung tay của toàn chuỗi cung ứng mà trước hết là doanh nghiệp trung tâm – P&G. Với với trò là doanh nghiệp trung tâm, P&G sẽ giúp hướng chuỗi cung ứng rút ngắn được thời gian cung cấp sản phẩm đến khách hàng và người tiêu dùng, điều đó có nghĩa đã giúp đẩy mạnh khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng, giă tăng sự hài lòng cho khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty so với đối thủ cạnh tranh thông qua các giải pháp như thực hiện việc dự báo nhu cầu chính xác hơn, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra cũng như giảm thiểu các sản phẩm, NVL dư thừa sau khi dự án mới ra đời, xây dựng và củng cố đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên phòng kế hoạch để giúp luồng thông tin được truyền đạt suông sẻ hơn… Ngoài ra, vai trò của P&G cũng quan trọng không kém trong việc hợp tác với nhà cung ứng để thực hiện các giải pháp nhằm giảm thời gian cung ứng NVL từ nước ngoài, triển khai hệ thống điều hành vừa đúng lúc JIT.

Bên cạnh đó, vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp cũng cần được chú trọng vì vai trò của hệ thống logistics, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cũng ảnh hưởng không kém đến khả năng cung ứng của các chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nói chung và chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội của P&G Việt Nam nói riêng.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong nền kinh tế thị trường, một yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp vô cùng lớn với trách nhiệm nặng nề. Muốn doanh nghiệp luôn được tăng trưởng và phát triển, mọi mối quan hệ từ đầu vào đến hệ thống sản xuất và đầu ra là chuỗi mắt xích hoàn chỉnh mới đảm bảo việc sản xuất liên tục và duy trì sự sống cho doanh nghiệp. Quy luật kinh tế thị trường là sự đào thải, phá sản, giải thể... đối với các đơn vị làm ăn kém hiệu quả. Do đó, ngoài việc xây dựng chính doanh nghiệp mình vững mạnh, một điều hết sức quan trọng và cần thiết là doanh nghiệp phải phải hợp tác với các đối tác đáng tin cậy và xây dựng nên một chuỗi cung ứng hiệu quả.

Đề tài “Giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại công ty P&G Việt Nam” đã từng bước tìm hiểu lý thuyết về chuỗi cung ứng, khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng, thực trạng về khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại công ty P&G Việt Nam và đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng này. Qua đó, đề tài sẽ góp phần đẩy mạnh hơn về khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng dầu gội, giúp P&G nâng cao sức cạnh tranh so với đối thủ và gia tăng lợi nhuận ngày càng cao cho công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

[1]. Hồ Tiến Dũng, 2009. Quản trị điều hành. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động. [2]. Lý thuyết Supply Chain.

<http://www.lean6sigma.vn/index2.php?option=com_docman&task=doc_view&gid =21&Itemid=43>. [Ngày truy cập: 20 tháng 7 năm 2013].

[3]. P&G Việt Nam, 2012. Báo cáo tổng kết hàng năm của ngành hàng dầu gội P&G Việt Nam.

[4]. Quản lý chuỗi cung ứng.

<http://nguyentronghieudata.googlecode.com/files/Giao%20trinh%20SCM.pdf>. [Ngày truy cập: 1 tháng 8 năm 2013].

[5]. Souviron, 2007. Bài giảng về Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1, 2, 3 tại chương trình CFVG. Hà Nội, tháng 01/2007.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

[6]. Chopra, Sunil and Peter Meindl, 2004. Supply Chain Management. 2 ed. Upper Saddle River: Pearson Prentice Hall.

[7]. Douglas Lambert, James Stock, Lisa Elleam, 1998. Fundamentals of Logistics. Boston: Irwin/McGraw-Hill.

[8] Dennis Minnich, Frank H.Maier, 2006. Supply chain responsiveness and efficiency- Complementing or contracdicting each other.

www.systemdynamics.org/conferences/2006/.../MINNI308.pdf [Ngày truy cập 1

tháng 8 năm 2013]

[9] Fengqi You, Ignacio E. Grossman, 2008. Design of Responsive Process Supply Chains under Demand Uncertainty.

<http://search.proquest.com/docview/1272314469/140F35AC5AA4FA9BDB2/6?a

[10]. Ganesham, R. & Harrison, T.P., 1995. An Introduction to Supply Chain Management. <http:/silmaril.smeal.psu.edu/misc/supply chain_intro.htm>. [Ngày truy cập 1 tháng 8 năm 2013].

[11]. Hayat Khizer; Abbas Aamir; Siddique M; Cheema; Khaliq Ur Rehman (Nov, Dec, 2012). A study of the different factors that affecting the supply chain

responsiveness. <

http://search.proquest.com/docview/1272314469/140F35AC5AA4FA9BDB2/6?acc

ountid=63189>. [Accessed 1 July 2013].

[12]. P&G’s annual report 2013. < www.pghongkong.com/zh-

HK/News/Detail.aspx?Id=382 >. [Accessed 15 Aug 2013].

[13]. Power Damien; Sohal Amrik; Shams- Ur Rahman (2001). Critical success factors in agile supply chain management: An empirical study.

<http://search.proquest.com/docview/232595787/140F368AE8E3381B0C9/1?accou

ntid=63189>. [Accessed 1 July 2013].

[14]. Thatte, Ashish; Rao Subba; Ragu – Nathan (Mar, Apr, 2013). Impact of SCM Practices of A firm on supply chain responsiveness and Competitive Advantage of a firm.

<http://search.proquest.com/docview/1321925128/140F36FD2E546EE6D0/1?acco

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Dàn bài phỏng vấn định tính với các trưởng bộ phận của chuỗi cung ứng dầu gội của công ty P&G Việt Nam

Xin kính chào Anh/ Chị!

Tôi là Phan Thanh Trúc, hiện tôi đang thực hiện đề tài: “Giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại công ty Procter and Gamble Việt Nam”. Anh/ Chị vui lòng cho biết ý kiến của anh/ chị về qui trình hoạt động của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại công ty Procter and Gamble Việt Nam và thực trạng về khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng này:

1. Thực trạng về vấn đề tồn kho NVL và thành phẩm trong chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại công ty Procter and Gamble Việt Nam như thế nào? Theo anh/ chị khâu nào là khâu yếu nhất cần được cải thiện. Vui lòng đề xuất một giải pháp.

2. Theo anh/ chị vấn đề chất lượng tồn kho của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại công ty Procter and Gambe hiện nay như thế nào? Các chỉ tiêu nào thể hiện điều đó và theo anh/ chị làm cách nào để cải thiện?

3. Công suất sản xuất bán thành phẩm và thành phẩm của chuỗi cung ứng hiện nay có khả năng đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không? Độ tin cậy của các dây chuyền công nghệ có được đảm bảo không và thể hiện qua các chỉ tiêu nào?

4. Anh/ chị đánh giá như thế nào về vấn đề tổ chức của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại công ty Procter and Gamble Việt Nam như các nhân viên có nắm được tình hình kinh doanh không? Nhân viên có biết được mục tiêu đề ra của chuỗi cung ứng theo quý/ năm không? Nhân viên có hài lòng với các chế độ đào tạo, thưởng phạt, hiện tại của chuỗi cung ứng không?

5. Theo anh/ chị, luồng thông tin được truyền đạt trong chuỗi cung ứng có kịp thời và chính xác không? Nếu không, vui lòng nêu ra một ví dụ liên quan mà anh/ chị đã gặp phải. Vui lòng đề xuất một giải pháp.

6. Anh/ chị đánh giá như thế nào về khả năng ứng dụng công nghệ sản xuất trên thị trường hiện nay của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội ở công ty Procter and Gamble Việt Nam?

7. Anh/ chị đánh giá như thế nào về khả năng cải tiến của chuỗi cung ứng để giảm chi phí hoạt động và sáng tạo ra các tính năng mới cho các sản phẩm dầu gội?

8. Anh/ chị đánh giá như thế nào mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng trong chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại công ty Procter and Gamble Việt Nam?

9. Anh/ chị đánh giá như thế nào về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và các phầm mềm quản trị chuỗi cung ứng của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại công ty Procter and Gamble Việt Nam?

10. Anh/ chị đánh giá như thế nào khả năng vận chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến nơi sản xuất; thành phẩm từ nơi sản xuất đến kho lưu trữ và từ kho lưu trữ đến người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại công ty Procter and Gamle Việt Nam?

Phụ lục 2: Những biến có liên quan đến khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng, thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng và những kết quả của các tiêu chuẩn đánh giá trong tổ chức trong nghiên cứu của Power, Damien J; Sohal, Amrik S; Shams- Ur Rahman năm 2001

Nhóm biến độc lập

3. Nhóm 1: Phong cách quản lý

Biến 1: các quản lí cấp cao khuyến khích tạo ra sự thay đổi và thực hiện văn hóa tin tưởng, liên kết và cam kết trong việc thực hiện chuỗi cun ứng.

Biến 2: có sự thống nhất cao độ trong mục đích làm việc của toàn chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng đã loại bỏ rào cản giữa các cá nhân và phòng ban.

Biến 3: những sự thay đổi được “tôn vinh” được sử dụng một cách hiệu quả trong việc thực hiện quản trị chuỗi cung ứng.

Biến 4: tại chuỗi cùn ứng này, chúng tôi chủ động theo đuổi sự cải tiến liên tục hơn và tạo ra mâu thuẫn, tranh cãi.

Biến 5: những ý tưởng của các nhân viên sản xuất được chủ động sử dụng để hổ trợ việc quản lí.

Biến 6: chuỗi cung ứng của chúng tôi có qui trình thông tin “từ trên xuống dưới” và “từ dưới lên” hiệu quả.

4. Nhóm 2: Công nghệ liên qua đến máy tính

Biến 1: Mức độ đóng góp cho vị thế cạnh tranh: thiết kế được máy tính hổ trợ (CAD), xây dựng và điều hành có sự hổ trợ của máy tính.

Biến 2: mức độ đóng góp cho vị thế cạnh tranh: kết quả CAD được sử dụng để kiểm soát máy móc sản xuất (CAD/CAM).

Biến 3: Mức độ đóng góp cho vị thế cạnh tranh: số lượng máy tính kiểm soát (CNC) máy móc trong chuỗi cung ứng.

Biến 4: Mức độ đóng góp cho vị thế cạnh tranh: mạng lưới máy tính nội bộ (LAN) cho việc truyền dẫn dữ liệu của chuỗi cung ứng.

Biến 5: Mức độ đóng góp cho vị thế cạnh tranh: sự trao đổi dữ liệu (EDI).

Biến 6: Mức độ đóng góp cho vị thế cạnh tranh: sự hợp nhất giữa máy tính và sản xuất (CIM).

5. Nhóm 3: Quản trị nguồn lực

Biến 1: chuỗi cung ứng có lợi thế/ bất lợi trong lĩnh vực : quản trị nguyên vật liệu và kho bãi.

Biến 2: chuỗi cung ứng có lợi thế/ bất lợi trong lĩnh vực : kế hoạch sản xuất và kiểm soát nội bộ.

Biến 3: Yếu tố sau đây đã cải tiến hoạt động chuỗi cung ứng : kho bãi và quản trị nguyên vật liệu.

Biến 4: Yếu tố sau đây đã cải tiến hoạt động chuỗi cung ứng : kế hoạch sản xuất và kiểm soát nội bộ.

6. Nhóm 4: khả năng cải tiến liên tục

Biến 1: Mức độ đóng góp cho vị thế cạnh tranh: những ô sản xuất linh hoạt ( FMC) hoặc hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS).

Biến 2: Mức độ đóng góp cho vị thế cạnh tranh: quản lí chất lượng toàn diện (TQM)

Biến 3: Mức độ đóng góp cho vị thế cạnh tranh: quản lí các giá trị tạo thêm (VAM) 7. Nhóm 5: Mối quan hệ với nhà cung cấp

Biến 1: Những nhà cung cấp của chúng ta làm việc chặt chẽ với chúng ta trong việc phát triển sản phẩm.

Biến 2: Chúng ta làm việc chặt chẽ với nhà cung cấp của chúng ta để cải tiến qui trình lẫn nhau.

Biến 3: Những nhà cung cấp của chúng ta có một hệ thống hiệu quả để đo lường chất lượng của nguyên vật liệu họ cung cấp cho chúng ta.

8. Nhóm 6: phương pháp Just-in-time

Biến 1: Sự đóng góp của Just-in-time đã giúp cải tiến hoạt động của chuỗi cung ứng Biến 2: Mức độ đóng góp cho vị thế cạnh tranh: Just-in-time.

9. Nhóm 7 : Sự tận dụng công nghệ

Biến 1: Công nghệ sản xuất chính của chúng ta ( như loại, tuổi) phù hợp với nhu cầu sản xuất và có thể cho chúng ta cạnh tranh trên thị trường.

Biến 2: Chúng ta tận dụng công nghệ sản xuất của chúng ta tới mức tối đa

Nhóm biến phụ thuộc

Biến 1: Mức độ biểu hiện hiện tại của chuỗi cung ứng: sự hài lòng của khách hàng. Biến 2: Mức độ biểu hiện hiện tại của chuỗi cung ứng: thời gian thay đổi thiết bị. Biến 3: Mức độ biểu hiện hiện tại của chuỗi cung ứng: năng suất .

Biến 4: Mức độ biểu hiện hiện tại của chuỗi cung ứng: giao hàng đầy đủ, đúng hạn. Biến 5: Mức độ biểu hiện hiện tại của chuỗi cung ứng: sự cạnh tranh trong công nghệ.

Biến 6: Mức độ biểu hiện hiện tại của chuỗi cung ứng: diễn biến của cổ phiếu. Biến 7: Lợi thế cạnh tranh thông qua qui trình công nghệ.

Biến 8: Lợi thế canh tranh thông qua khả năng phát triển sản phẩm mới . Biến 9: Xếp loại trong lĩnh vực: sự sáng tạo trong sản phẩm.

Phụ lục 3: Kết quả nghiên cứu của Khizer Hayat, Aamir Abbas, M.Siddique, Khaliq Ur Rehman Cheema năm 2012 [11]

Sự tương quan giữa các nhóm biến

**: Tương quan ở mức giá trị p<0.01 *: Tương quan ở mức giá trị p<0.05

Nhóm biến Giá trị trung bình Sai lệch chuẩn Sự cam kết của lãnh đạo cấp cao Sự am hiểu lẫn nhau Luồng thông tin Mối quan hệ và sự ra quyết định Nhân tố tổ chức Sự cam kết của lãnh đạo cấp cao 2.0579 0.43169 Sự am hiểu lẫn nhau 2.4444 0.54904 .534(**) Luồng thông tin 2.3495 0.43709 .248(*) .283(*) Mối quan hệ và sự ra quyết định 2.0602 0.53318 .695(**) .667(**) .323(**) Nhân tố tổ chức 2.2801 0.41568 .519(**) .468(**) .511(**) .410(**) Khả năng phảhn ứng của chuỗi cung ứng 2.0278 0.47389 .434(**) .510(**) .434(**) .455(**) .529(**)

Phân tích hồi qui

Nhóm biến β chuẩn

Sự cam kết của lãnh đạo cấp cao .434

Sự am hiểu lẫn nhau .510

Luồng thông tin .431

Nhân tố tổ chức .529

Mối quan hệ và sự ra quyết định .455

R 0.529

R2 0.28

F 27.196

Phụ lục 4: Lịch sử phát triển của công ty P&G [12]

Cái tên Procter & Gamble (P&G) được biết đến như một “người khổng lồ” trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng của Mỹ và trên toàn thế giới. P&G được thành lập vào 31/10/1837 tại Cincinnati bang Ohio bởi William Procter và James Gamble - những người dân nhập cư đến từ Anh và Ailen, bằng cách sáp nhập công ty sản xuất nến Procter với cơ sở sản xuất xà phòng Gamble. Vào khoảng đầu những năm 1860 chỉ có khoảng tám mươi nhân viên làm việc cho công ty. Tuy vậy, công ty đã kí được hợp đồng cung cấp xà bông và nến cho quân đội trong giai đoại nội chiến ở Mỹ (1861-1865). Ngoài những kinh nghiệm, lợi nhuận gia tăng trong thời gian chiến tranh, các hợp đồng này cũng đã giới thiệu sản phẩm của mình đến những người lính khắp nơi trên thế giới.

Năm 1879, ông James Norris Gamble, con trai của James Gamble đã tổ chức nghiên cứu và phát triển ra loại xà phòng trắng giá rẻ nhưng có chất lượng cao và đã xuất khẩu sang những khu vực phía trung Tây Ban Nha. Sản phẩm này có tên là Ivory và tên này lấy ý tưởng từ Harley Procter - con trai của William Procter. Đến năm 1890, P&G đã quyết định tăng thêm vốn điều lệ để mở rộng công ty. Khi đó, William Alexander Procter đã thành lập phòng nghiên cứu tại Ivorydale để nghiên cứu và phát triển quá trình sản xuất xà phòng. Đó là một trong những phòng nghiên cứu về sản phẩm đầu tiên ở Hoa Kỳ. Đến năm 1911, P&G giới thiệu thêm một sản phẩm mới Crisco, là một trong những loại dầu thực vật đầu tiên trên thế giới, nó là giải pháp cho sức khỏe khi không còn nấu ăn bằng mỡ động vật và tiết kiệm chi phí

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SẢN XUẤT DẦU GỘI TẠI CÔNG TY PROCTER AND GAMBLE VIỆT NAM.PDF (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)