Giải pháp luật pháp, chính sách và giáo dục tuyên truyền

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 72)

- Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền rộng dãi một cách thường xuyên với các chương trình cụ thể, sát thực nhằm giúp cho người dân hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa nước sạch và môi trường với sức khỏe con người. Các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức cần tích cực tham gia tuyên truyền, vận động tới từng hộ gia đình. Cung cấp cho người dân đầy đủ các thông tin về các loại hình công nghệ cấp nước để họ có thể lựa chọn phương án thích hợp. Ngoài ra, cũng cần phải tuyên truyền cho người dân về kế hoạch hóa gia đình giúp ổn định dân sốđồng thời góp phần nâng cao tỷ lệ cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân.

- Nhà nước cần quan tâm tới việc đào tạo các cán bộ cung cấp nước sinh hoạt. Mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ

cũng như công nhân bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cấp nước, có chế độ

- Phát triển nguồn nhân lực, tận dụng nguồn nhân lực của địa phương để

sự nghiệp cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường được phát triển bền vững. - Tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường ở địa phương, cơ

sở. Cộng đồng trực tiếp tham gia giải quyết các xung đột môi trường.

- Biện pháp luật pháp: Được quy định ở Luật Bảo vệ môi trường 2005,

điều 63: Bảo vệ môi trường nước ao, hồ, kênh, mương, rạch.

+ Nguồn nước ao, hồ, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải

được quy hoạch cải tạo, bảo vệ; tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch đã được quy hoạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư.

Chủ dự án ngăn dòng chảy kênh, mương; dự án san lấp hồ, ao, kênh, mương, rạch phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử

lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của hồ, ao, kênh, mương, rạch.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di rời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài: “ Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại thị trấn Chợ Mới - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn”, em rút ra một số kết luận sau:

- Chất lượng nước mặt tại thị trấn Chợ Mới bắt đầu có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu pH và Coliform đạt mức cho phép của tiêu chuẩn. Chỉ

tiêu BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép 1,62 lần, COD vượt tiêu chuẩn cho phép 1,25 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT.

- Về nước ngầm nồng độ pH của mẫu M2 vượt 0,09 lần so với tiêu chuẩn cho phép, Coliform vượt giới hạn cho phép của QCVN 01:2009/BYT và QCVN 09:2008/BTNMT nhưng chưa vượt giới hạn cho phép của QCVN 02:2009/BYT. Còn các thông số khác như nitrat (NO3-) và sắt (Fe) không vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

- Chất lượng nguồn nước máy có chỉ tiêu pH, Coliform vượt mức cho phép của tiêu chuẩn. Còn lại các chỉ tiêu như nitrat (NO3-), sắt (Fe) và độ

cứng đạt mức cho phép của tiêu chuẩn.

Qua kết quả phân tích ta thấy không nên sử dụng trực tiếp nước ngầm và nước máy để phục vụ cho nhu cầu ăn uống. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, do vậy căn cứ vào điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của thị trấn để thực hiện các biện pháp xử lý nguồn đáp ứng nhu cầu sử dụng cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của người dân địa phương.

5.2. Kiến nghị

- Nâng cao hệ thống xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt tại các khu vực

- Đề ra biện pháp quản lý nguồn nước hợp lý đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về môi trường ảnh hưởng đến chất lượng nước.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Các hộ gia đình, cá nhân cần có ý thức hơn nữa trong việc giữ gìn vệ

sinh môi trường, chủđộng tìm hiểu các thông tin về môi trường, tham gia đóng góp ý kiến với chính quyền về việc nâng cao quản lý và bảo vệ môi trường.

- Phải thường xuyên thực hiện công tác quan trắc môi trường để nhanh chóng phát hiện và xử lý các sự cố liên quan đến ô nhiễm môi trường, các cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sở không tuân thủ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn.

- Khuyến khích người dân nâng cấp hoặc xây dựng các công trình cấp nước hộ gia đình đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Khuyến khích sử dụng bể lọc để lọc và khử trùng.

- Đào tạo, hoàn thiện đội ngũ cán bộ môi trường.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân về nước sạch và VSMT nhằm nâng cao ý thức bảo vệ, sử dụng tốt nhất nguồn nước sinh hoạt hiện có.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Sỹ Dũng (2007), “ Nước sạch và Vệ sinh môi trường vấn đề

của toàn xã hội” - tạp chí Môi trường và Cuộc sống - Hội nước sạch môi trường Việt Nam

2. TS. Trịnh Xuân Lai, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.

3. TS. Nguyễn Thị Lợi (2009) “ Bài giảng Khoa học môi trường đại cương”, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

4. Cao Liêm và Trần Đức Viên (1990), “Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường”, Hà Nội.

5. Nguyễn Huy Nga và cs (2007), “ Chất lượng nước sinh hoạt nông thôn Việt Nam”, Hà Nội.

6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam, 2005, Luật Bảo vệ Môi trường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Dư Ngọc Thành (2009), Bài giảng Quản lý tài nguyên nước, Trường

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

8. Nguyễn Viết Tôn (2007), Hiệu quả thiết thực từ chương trình nước sạch, Tạp chí nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

9. Đào Trọng Tứ (2012), “Tham luận tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam”, Hội thảo tiềm năng và giải pháp sử dụng hiệu quả

nguồn năng lượng nước cho ngành khách sạn.

10. Trần Yêm, Trịnh Thị Thanh (1998), Giáo trình ô nhiễm môi trường,

Hà Nội.

11. UBND thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Nhiệm vụ và giải pháp chính năm 2014.

12. UBND thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, Tổng hợp số liệu cấp nước hộ gia đình.

Tài liệu từ internet

13. Chiras (1991), Tình hình sử dụng nước trên thế giới. http://google.com.vn, truy cập ngày 24/04/2014.

14. Lvovits, Xokolov, F.Sargent (1974). http://google.com.vn, truy cập ngày 24/04/2014.

15. M.I.Lvovits (1974), Nhu cầu sử dụng nước trên thế giới. http://google.com.vn, truy cập ngày 24/04/2014.

16. Miller (1988), Tài nguyên nước trên thế giới. http://google.com.vn, truy cập ngày 25/04/2014.

17. Đoàn Duy Tân (2013), “ Các thông số chất lượng môi trường nước”. http://Luanvan.net.vn, truy cập ngày 25/04/2014.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 72)