Nghiên cứu, xác định hàm lượng một số chỉ tiê uô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 50)

nước mặt tại thị trấn Chợ Mới

Bảng 4.2. Vị trí lấy mẫu nước mặt STT Kí hiệu Vị trí lấy mẫu Thời gian lấy

mẫu Mục đích sử dụng 1 M1 Ao thị trấn Chợ Mới 25/03/2014 Dùng để tưới tiêu (Nguồn: Số liệu điều tra, 03/2014)

Mẫu nước mặt được lấy tại ao nhà ông Hà Văn Tuấn thuộc tổ 6 thị trấn Chợ Mới. Nước mặt được sử dụng vào mục đích tưới tiêu. Mẫu nước được tiến hành phân tích tại Viện Khoa Học Sự Sống có kết quả như sau:

Bảng 4.3. Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại thị trấn Chợ Mới. Tên mẫu Kí hiệu mẫu Chỉ tiêu phân tích pH BOD5 (mg/l) COD (mg/l) Coliform (MPN/100ml) Mẫu 1 M1 8,81 24,36 37,51 110 QCVN 08 : 2008/BTNMT cột B1 5,5 - 9 15 30 7500

(Kết quả phân tích tại Viện Khoa Học Sự Sống, trường ĐHNL Thái Nguyên).

Hình 4.2. Biểu đồ hàm lượng BOD và COD trong mẫu nước mặt so với QCVN 08:2008/BTNMT

QCVN 08 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (Cột B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự).

Nhận xét:

pH: Có giá trị là 8,81 nằm trong khoảng từ 5,5 – 9 đạt mức cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

BOD5: Hàm lượng BOD5 trong nước mặt của thị trấn Chợ Mới có giá trị là 24,36 mg/l vượt 1,62 lần mức cho phép so với giới hạn B1 của QCVN 08:2008/BTNMT.

COD (Nhu cầu oxy hóa học): Hàm lượng COD trong nước mặt có giá trị là 37,51 mg/l vượt 1,25 lần mức cho phép so với giới hạn B1 của QCVN 08:2008/BTNMT.

Coliform: Hàm lượng Coliform có giá trị là 110 MPN/100ml đạt mức cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

Như vậy, qua số liệu phận tích ta thấy hàm lượng BOD5 qua phân tích có giá trị 24,36 mg/l vượt 1,62 lần mức cho phép so với giới hạn B1 của QCVN 08:2008/BTNMT. Hàm lượng COD có giá trị là 37,51 mg/l vượt 1,25 lần mức cho phép so với giới hạn B1 của QCVN 08:2008/BTNMT. Nguyên nhân ô nhiễm là do rác thải trong quá trình sinh hoạt sau khi mưa bị nước mưa cuốn trôi xuống ao, nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình thải ra môi trường chảy trực tiếp xuống ao.

4.2.2.2. Nghiên cứu, xác định hàm lượng một số chỉ tiêu ô nhiễm môi trường nước ngầm tại thị trấn Chợ Mới nước ngầm tại thị trấn Chợ Mới

Bảng 4.4. Vị trí lấy mẫu nước ngầm

STT Kí hiệu Vị trí lấy mẫu Thời gian lấy mẫu Mục đích sử dụng

1 M2 Tổ 1 25/03/2014 Sinh hoạt, ăn uống 2 M3 Tổ 6 25/03/2014 Sinh hoạt, ăn uống

(Nguồn: Số liệu điều tra, 03/2014)

Mẫu nước ngầm được lấy tại hai vị trí là tổ 1 và tổ 6. Mẫu M2 được lấy tại nhà ông Nguyễn Đình Kiên tổ 1 thị trấn Chợ Mới, mẫu M3 được lấy tại nhà bà Lưu Thị Thủy thuộc tổ 6 thị trấn Chợ Mới. Nước ngầm được sử dụng cho mục đích sinh hoạt và ăn uống. Kết quả phân tích như sau:

Bảng 4.5. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại thị trấn Chợ Mới. Tên mẫu Kí hiệu

mẫu Chỉ tiêu phân tích pH NO3- (mg/l) Fe (mg/l) Coliform (MPN/100ml) Mẫu 2 M2 8,59 2,139 0,104 21 Mẫu 3 M3 8,43 3,622 0,188 46 QCVN 01 : 2009/BYT 6,5 – 8,5 50 0,3 kph QCVN 02 : 2009/BYT (cột II) 6,0 – 8,5 50 0,5 150 QCVN 09 : 2008/BTNMT 5,5 – 8,5 15 5 3

(Kết quả phân tích tại Viện Khoa Học Sự Sống, trường ĐHNL Thái Nguyên).

Hình 4.3. Biểu đồ hàm lượng Coliform trong mẫu nước ngầm so với QCVN 09:2008/BTNMT

Hình 4.4. Biểu đồ hàm lượng Coliform trong mẫu nước ngầm so với QCVN 02:2009/BYT

QCVN 01 : 2009/BYT: Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống

QCVN 02 : 2009/BYT (cột II): Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường

ống tự chảy).

QCVN 08 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.

Trên địa bàn thị trấn Chợ Mới hiện nay, số hộ gia đình sử dụng nước ngầm (giếng khoan, giếng đào) làm nước sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao. Đây là nguồn nước sinh hoạt chính của người dân trên địa bàn thị trấn Chợ Mới.

Nhận xét:

pH: Giá trị pH của mẫu M2 là 8,59 vượt 0,09 lần mức cho phép so với giới hạn của QCVN 01:2009/BYT, QCVN 02:2009/BYT (cột II) và QCVN 09:2008/BTNMT. Mẫu M3 có giá trị pH là 8,43 dao động trong khoảng 6,5 – 8,5 đạt mức cho phép của QCVN 01:2009/BYT, dao động trong khoảng 6,0 – 8,5 đạt mức cho phép của QCVN 02:2009/BYT (cột II) và giao động trong khoảng 5,5 – 8,5 đạt mức cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT.

NO3- (Nitrat): Hàm lượng nitrat của mẫu M2 là 2,139 mg/l, M3 là 3,622 mg/l đạt giới hạn cho phép của QCVN 01:2009/BYT, QCVN 02:2009/BYT (cột II) và QCVN 09:2008/BTNMT.

Fe (Sắt): Theo kết quả phân tích hàm lượng sắt trong mẫu M2 là 0,104 mg/l và mẫu M3 là 0,188 mg/l đều đạt giới hạn cho phép của QCVN 01:2009/BYT, QCVN 02:2009/BYT (cột II) và QCVN 09:2008/BTNMT.

Coliform: Theo kết quả phân tích, hàm lượng Coliform trong mẫu M2 là 21 MPN/100ml, trong mẫu M3 là 46 MPN/100ml vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 01:2009/BYT và QCVN 09:2008/BTNMT nhưng chưa vượt

quá giới hạn cho phép của QCVN 02:2009/BYT (cột II). Như vậy đểđảm bảo phải có biện pháp loại bỏ coliform trước khi sử dụng đểăn uống.

Như vậy, qua kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại thị trấn Chợ Mới ta thấy mẫu M2 có giá trị pH là 8,59 vượt 0,09 lần so với mức cho phép của QCVN 01:2009/BYT, QCVN 02:2009/BYT (cột II) và QCVN 09/2008/BTNMT. Hàm lượng coliform trong mẫu M2 là 21 MPN/100ml và trong mẫu M3 là 46 MPN/100ml vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 01:2009/BYT và QCVN 09:2008/BTNMT. Vì vậy, trước khi sử dụng nước để ăn uống cần phải có biện pháp để loại bỏ các chỉ tiêu vượt quá giới hạn cho phép trong nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)