Hiện nay, người ta khẳng định nước là nguồn truyền bệnh rộng nhất, nhanh nhất và nguy hiểm nhất. Hơn nữa tất cả các nguồn nước tự nhiên (nước giếng, nước mưa, nước sông, suối, ao, hồ…) là những nơi có thể chứa mầm bệnh. Do vậy mọi nguồn nước đều phải xử lý nhằm loại bỏ các chất độc hại.
Tính chung, biện pháp xử lý nước được các hộ gia đình sử dụng nhiều nhất là để lắng (trung bình 18,8%), lọc (trung bình 12,8%) còn lại là đánh phèn hoặc sử dụng hóa chất với tỷ lệ thấp.
Hầu hết giếng khơi không được xử lý trước khi đưa vào sử dụng, tuy
đây là nguồn nước được coi là sạch nhưng vẫn có nguy cơ ô nhiễm vi sinh
đặc biệt là những giếng được xây gần nhà tiêu, chồng gia súc hoặc không có thành chắn hoặc có vũng nước đọng quanh giếng.
Bảng 2.2: Các biện pháp xử lý nước tại hộ gia đình (%) STT Nguồn nước Phương pháp xử lý Lọc Để lắng Đánh phèn Sử dụng hóa chất Khác Không xử lý 1 Nước mưa 27,6 35,2 0,0 0,0 0,0 37,2 2 Nước máy 1,6 20,3 0,0 0,0 0,0 78,1 3 Nước giếng khoan 36,4 17,0 0,3 0,3 0,1 45,9 4 Nước giếng khơi 6,6 7,9 0,3 0,0 0,1 85,1 5 Suối đầu nguồn 5,3 6,7 0,0 0,0 0,1 87,9 6 Sông, ao, hồ 1,5 36,6 42,7 3,8 0,1 15,3 7 Khác 5,6 8,0 0,0 0,0 0,0 86,4
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nguồn nước tại thị trấn Chợ Mới - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn, một số chỉ tiêu về chất lượng nước.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tình hình sử dụng nước tại thị trấn Chợ Mới - huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm
- Địa điểm thực tập : Phòng tài nguyên môi trường huyện Chợ Mới - Địa điểm nghiên cứu : Thị trấn Chợ Mới - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn
3.2.2. Thời gian tiến hành
- Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày 23 tháng 01 năm 2014 đến hết ngày 30 tháng 04 năm 2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Mới, tỉnh Bắc Kạn.
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
3.3.2. Nghiên cứu, đánh giá chất lượng một số nguồn nước tại thị trấn Chợ Mới.
3.3.3. Một số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng nước của thị trấn Chợ Mới. trấn Chợ Mới.
3.3.4. Ý kiến của người dân về chất lượng nước
3.3.5. Đề suất một số giải pháp phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm.
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu sau:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội (diện tích, địa hình, địa mạo, dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng, trình độ văn hóa, thu nhập bình quân đầu người…) của thị trấn Chợ Mới.
- Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu. - Tài liệu về các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, về quản lý tài nguyên nước, các tiêu chuẩn Việt Nam, các quy chuẩn Việt Nam… và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài.
- Thu thập thông tin liên quan đến đề tài qua thực địa, sách báo…
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm thí nghiệm
- Lấy ngẫu nhiên 2 mẫu nước ngầm tại giếng đào, giếng khoan. - Lấy 1 mẫu nước mặt.
- Lấy 1 mẫu nước máy.
* Cách lấy mẫu
Luôn bỏđi mẫu đầu tiên để súc rửa chai.
+ Đối với giếng khoan: Lấy mẫu trực tiếp từ vòi bơm đổ vào chai định lượng không lấy qua bể chứa nước.
+ Đối với giếng đào: Lấy mẫu trực tiếp từ vòi bơm đổ vào chai định lượng. Mẫu nước ngầm được lấy tại 2 vị trí khác nhau.
+ Đối với mẫu nước mặt: Lấy mẫu tại nước ao thị trấn Chợ Mới. Lấy tại vị trí và độ sâu từ 10 – 30cm.
+ Đối với mẫu nước máy: Lấy mẫu trực tiếp từ vòi cấp nước máy đổ
* Chỉ tiêu nghiên cứu
- Các mẫu nước ngầm tiến hành phân tích các chỉ tiêu: pH, NO3 -
, Fe, Coliform.
- Các mẫu nước mặt tiến hành phân tích các chỉ tiêu: pH, COD, BOD5, Coliform.
- Mẫu nước sạch tiến hành phân tích các chỉ tiêu: pH, NO3 -
, Fe, độ
cứng, Coliform.
* Chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm
- pH* : Theo TCVN 6492 : 2011. Sử dụng máy đo pH - COD : Theo TCVN 4565 : 1988
- BOD5 *
: Theo TCVN 6001 : 2008
- Độ cứng : Theo TCVN 6224 : 1996. Phương pháp phân tích: Xác định
độ cứng theo Ca2+ bằng phương pháp chuẩn độ dùng EDTA. Bảo quản ở nhiệt
độ từ 0-4oC, bảo quản không quá 1 tuần.
- Sắt (Fe)* : Theo TCVN 6177 : 1996. Phương pháp phân tích: Xác
định Fe bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10- phenantrolin. Bảo quản ở nhiệt độ từ 0 – 4oC, bảo quản không quá 1 tuần.
- Nitrat (NO3-): Theo TCVN 6180 : 1996 - Coliform : Theo TCVN 6187 : 1996
(Dấu (*) là chỉ tiêu được công nhận VILAS/ISO 17025/2005)
3.4.3. Phương pháp phỏng vấn, phát phiếu điều tra
- Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn người dân về mục đích sử dụng nước và đánh giá của người dân về chất lượng nước.
- Đối tượng phỏng vấn: Hộ gia đình, phỏng vấn ngẫu nhiên 70 hộ gia
đình tại các tổ của thị trấn Chợ Mới (7 tổ).
- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi trong phiếu điều tra. Trực tiếp xuống tiếp cận thực tế tại địa phương, đưa ra những
đánh giá và ghi lại các số liệu tại khu vực nghiên cứu. Giúp đưa ra những nhận xét đúng đắn về hiện trạng, chất lượng môi trường tại khu vực khảo sát.
3.4.4. Phương pháp khảo sát thực địa
- Khảo sát thực địa về đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu.
- Điều tra về nguồn nước sử dụng của người dân khu vực nghiên cứu.
3.4.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh
Tổng hợp, so sánh, đối chiếu với QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1), QCVN 01:2009/BYT, QCVN 02:2009/BYT, QCVN 09:2008/BTNMT.
- Định tính bao gồm các chỉ tiêu: màu sắc, mùi vị, độđục.
- Định lượng: so sánh số liệu thu thập được với QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1), QCVN 01:2009/BYT, QCVN 02:2009/BYT, QCVN 09:2008/BTNMT
đểđánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước người dân đang sử dụng và đề
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn Mới, tỉnh Bắc Kạn
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Chợ Mới là trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị của huyện Chợ
Mới, nằm cách thành phố Thái Nguyên 43 km và thị xã Bắc Kạn 43 km trên QL3, với tổng diện tích tự nhiên 232,63 ha. Với 7 tổ dân phố, có 2.432 nhân khẩu.
Địa giới hành chính của thị trấn được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Yên Đĩnh và xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên;
- Phía Nam giáp xã Yên Đĩnh của huyện Chợ Mới; - Phía Đông giáp xã Yên Đĩnh của huyện Chợ Mới;
- Phía Tây giáp xã Yên Ninh của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Thị trấn Chợ Mới có vị trí tương đối thuận lợi, là cầu nối giữa Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Bắc Kạn, với vị trí này thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, thúc đẩy các hoạt động thương mại - du lịch, phát triển kinh tế của Thị trấn và toàn huyện Chợ Mới.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo.
Địa hình Thị trấn Chợ Mới có những khác biệt so với các xã trên địa bàn huyện, đồi núi nằm về 2 hướng Đông và Tây, phần diện tích còn lại là đất khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật, bao gồm các cơ quan hành chính của huyện. Có sông Cầu, sông Chu chảy qua địa bàn, chảy theo hướng Bắc Nam và đi song song với đường Quốc lộ 3, chia cắt địa hình thành 2 vùng riêng biệt, độ
phía Nam ranh giới giáp với xã Yên Đĩnh, điểm thấp nhất là khu vực Trạm y tế thị trấn có độ cao 50,5m so với mặt nước biển), độ dốc trung bình 15o - 250.
4.1.1.3. Khí hậu.
Khí hậu của thị trấn Chợ Mới cũng giống như huyện Chợ Mới mang
đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm 22,2oC. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (27 - 27,7oC), các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (12oC). Tổng tích nhiệt bình quân năm là 7.850oC. Mặc dù nhiệt độ còn phân hoá theo độ
cao và hướng núi, nhưng không đáng kể.
Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu thị trấn Chợ Mới còn có những đặc trưng khác như sương mù, sương muối. Một năm bình quân có khoảng 87 - 88 ngày sương mù vào các tháng 10, 11 số ngày sương mù thường cao hơn. Đôi khi có sương muối, mưa đá nhưng không nhiều, bình quân mỗi năm có 2 - 3 ngày, thường vào các tháng 12 và tháng 1 và đầu mùa xuân.
Lượng mưa thuộc loại trung bình 1.300 - 1400mm/năm. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 5,6 và tháng 7, có ngày mưa tới 100mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8 và chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm. Thịnh hành là các chế độ gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí khô lạnh và gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông tạo ra mưa về mùa hè.
4.1.1.4. Thuỷ văn.
Trên địa bàn thị trấn có sông Cầu, sông Chu chảy qua và hệ thống suối nhỏ dốc tụ chảy vào sông Cầu. Nguồn nước này phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Trên địa bàn thị trấn không có các ao hồ như
các xã khác trên địa bàn huyện nên nước từ con sông Cầu là chủ yếu phục vụ
4.1.2. Các nguồn tài nguyên.
4.1.2.1. Tài nguyên đất.
Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Thị trấn Chợ Mới có 2 loại đất chính sau:
- Đất bằng trồng cây hàng năm: Là do tích tụ phù sa của sông Cầu và các suối. Đất có tầng phù sa dày, có màu xám đen, hàm lượng đạm, lân, kali ở
mức trung bình, thích hợp cho các loại cây lương thực và cây hoa màu;
- Đất đồi: Là đất Feralits màu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng và thường ở những nơi có độ dốc tương đối lớn, loại đất này thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng.
4.1.2.2. Tài nguyên nước.
+ Nước mặt: Trên địa bàn thị trấn Chợ Mới không có các hồ như các xã khác trên địa bàn huyện, nguồn cung cấp nước chính cho thị trấn là 2 con sông lớn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân;
+ Nước ngầm: Thị trấn chưa có điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về
trữ lượng và chất lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát các giếng đào trong thị trấn cho thấy trữ lượng và chất lượng nước ngầm ở độ cao khoảng 10m khá dồi dào có quanh năm và chất lượng đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn thị trấn các hộ gia đình và các cơ quan hành chính đã và đang sử
dụng toàn bộ hệ thống nguồn nước máy được xử lý tương đối tốt.
4.1.2.3. Tài nguyên rừng.
Theo kết quả thống kê hiện trạng và sử dụng đất lâm nghiệp tính đến ngày 01/01/2011 của toàn thị trấn là 100,05 ha, chiếm 43,01% diện tích tự
nhiên, toàn bộ là diện tích đất rừng sản xuất. Trong đó: Đất có rừng trồng sản xuất là 72,75 ha và đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 27,30 ha.
Nhìn chung, tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ
nhiên, do quá trình khai thác lợi dụng rừng chưa thực sự hợp lý, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ít nhiều còn bất cập, nên tài nguyên rừng bị
suy giảm, hệ động vật, thực vật rừng ngày càng suy giảm về số lượng và chất lượng tổ thành động thực vật, diễn thế hệ sinh thái rừng đi theo chiều hướng không có lợi. Vì vậy, thời gian tới cần có biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng và phát triển rừng một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu qủa cao về mọi mặt.
4.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản.
Với diện tích tự nhiên nhỏ hẹp nhất so với các xã trên địa bàn huyện nên Thị trấn Chợ Mới không có tài nguyên khoáng sản quý hiếm, tuy nhiên vẫn có các loại tài nguyên như cát, sỏi, đá nhưng số lượng không đáng kể.
4.1.2.5. Tài nguyên nhân văn.
Thị trấn Chợ Mới có với 2.432 khẩu, gồm 3 dân tộc anh em (Kinh, Tày, Nùng,..) cùng sinh sống trên 7 tổ dân phố, mỗi dân tộc đều có tiếng nói và phong tục tập quán khác nhau tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Trong các thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân các dân tộc trong thị trấn luôn đoàn kết, cùng với quân dân cả nước đánh đuổi kẻ thù, tự
hào với truyền thống cách mạng vẻ vang, tinh thần đoàn kết, đức tính cần cù, ham học hỏi. Cùng với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhân dân các dân tộc Thị trấn Chợ Mới sẽ vững bước vượt qua mọi thử thách, cùng nhân dân huyện Chợ Mới đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng thị
trấn ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
4.1.3. Thực trạng môi trường.
Trong quá trình khai thác sử dụng đất đai nói riêng, các nguồn tài nguyên nói chung, tính hợp lý, tiết kiệm và khoa học chưa cao, tập quán canh tác, du canh, du cư ít nhiều đã làm diện tích rừng cùng các loài động thực vật quý hiếm suy giảm, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, nguồn nước ô nhiễm... ảnh
hưởng đến sự phát triển của thảm thực vật rừng, đời sống lao động sản xuất của con người, chất lượng môi trường sống nói chung giảm sút.
- Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tuy chưa ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe con người nhưng cũng cần quan tâm thực hiện đúng quy định việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhất là bảo hộ lao động.
- Chất thải, nguồn nước thải tuy chưa gây ra nghiêm trọng nhưng cần tăng cường vệ sinh môi trường, thu gom chất thải, nước thải ở từng hộ gia
đình và từng khu dân cư.
4.1.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất
Theo đánh giá của Liên Hợp quốc, Việt Nam là một trong 5 Quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Biểu hiện rõ rệt nhất là trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng 0,70C; mực nước biển trung bình ở các trạm Cửa Ông và Hòn Gai tăng lên khoảng 20cm/năm, đặc biệt là hiện tượng nóng lên của khí hậu. Biến đổi khí hậu tác động đến tất cả
các ngành, lĩnh vực, trong đó có đất đai. Khu vực nhạy cảm nhất với biến đổi khí hậu là vùng núi cao và gần các con sông, suối.
Chợ Mới là một huyện miền núi, do đó việc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là không tránh khỏi, tác động xấu đến việc sử dụng đất của nhân dân