Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 66)

- Người dân trong thị trấn nên xây dựng chồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, bể phốt cách xa khu vực giếng nước đồng thời cần khuyến khích xây dựng các mô hình như hầm Biogas để xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.

- Đối với những hộ gia đình đang sử dụng nước máy yêu cầu được kiểm tra thường xuyên chất lượng nước máy và cần có biện pháp xử lý nước cho sạch hơn.

* Nước máy

Nước máy là nước đã được xử lý ở nhà máy nước hay ở các trạm cấp nước, tuy nhiên nước máy có thể nhiễm bẩn trên đường dẫn nước, sự cố khi xử lý nước...

Để đảm bảo vệ sinh khi sử dụng nước máy, các hộ gia đình cần: - Đun nước sôi để uống.

- Chứa nước máy trong lu, bể, téc nước cho lắng cặn và bay hơi các chất khử trùng để có được nước trong và không có mùi hôi (với trường hợp dư thuốc tiệt trùng).

- Có thể dùng viên khử khuẩn cho vào lu, téc chứa nước đểđảm bảo tiệt trùng, sau đó cho vào bình lọc để uống.

* Giếng đào

Giếng đào là loại giếng được đào sâu khoảng 5 – 10m để khai thác mức nước ngầm nông. Nguồn nước này có nhiều khoáng chất nhưng rất dễ bị ô nhiễm bởi nguồn nước mặt, không thích hợp với các vùng đất thấp (có lũ lụt, tràn), nguồn nước này có thể bị ô nhiễm bởi nước thải, nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm gần giếng, hoặc là do người sử dụng vô ý không giữ gìn vệ sinh.

Cần chú ý khi xây dựng giếng đào:

+ Cách xa nguồn nước bẩn, chuồng tiêu, chuồng trại chăn nuôi > 10m. + Khẩu giếng xây gạch hoặc bê tông đục sẵn có đường kính 0,8m, đảm bảo kín xung quanh.

+ Thành giếng cách mặt đất 0,7m xây bằng gạch hoặc bê tông.

+ Sân giếng xây gạch hoặc tráng xi măng và có rãnh thoát nước, cách thành giếng ít nhất 1m, phải đảm bảo có độ dốc cần thiết để thoát nước.

+ Công trình vệ sinh quanh giếng: Chỉ nên xây nhà tắm giặt, bể rửa gần giếng và những công trình này phần nền phải chắc chắn, có gờ giữ nước thải và có đường góp nước thải dẫn ra xa.

Hình 4.8. Mô hình giếng đào hợp vệ sinh

* Giếng khoan

Hình 4.9. Mô hình giếng khoan hợp vệ sinh

Là giếng được khoan xuống đất để lấy nguồn nước từ nước ngầm. Giếng khoan có thể khoan bằng tay hoặc bằng máy. Nguồn nước lấy từ giếng khoan có ưu điểm là ít vi khuẩn gây bệnh nhưng giếng khoan thường chứa nhiều chất hòa tan làm giảm chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống, vì vậy

trước khi sử dụng phải lọc. Lọc nước làm cho nước trong và sạch hơn. Có 2 phương pháp chính để lọc là:

- Phương pháp lắng trong: Lấy nước trực tiếp từ nguồn nước, để lắng cặn trong một thời gian nhất định rồi đem dựng, trong trường hợp này cần sử

dụng ngay, có thể làm bằng cách khử phèn hoặc tụ keo. Đây là phương pháp

đơn giản nhưng cũng chỉ xử lý sơ bộ về mặt cơ học, các chất cặn bẩn… còn các chất hòa tan, vi trùng hầu như không xử lý được.

Hình 4.10. Phèn nhôm

- Phương pháp lọc: Cho nước đi qua các vật liệu như cát, sỏi, than… với 2 loại là lọc nhanh và lọc chậm.

+ Lọc nhanh: Dùng cho quy mô cấp nước tập trung lớn và cần có hỗ trợ

của các công đoạn xử lý bằng hóa chất (phèn, khử trùng…), các thiết bị phục vụ việc rửa lọc sử dụng điện năng.

+ Lọc chậm: Sử dụng các phương pháp lọc dân gian, phù hợp và phát huy hiệu quả cao.

Một số giải pháp kỹ thuật khác:

- Làm nóng nước: Đun nóng nuớc sẽ làm giảm đáng kể độ cứng của nước và khử trùng nước trước khi sử dụng. Cơ sở lý thuyết của phương pháp

này là dùng nhiệt để bốc hơi khí cacbonic hòa tan trong nước. Trạng thái cân bằng của các hợp chất cacbonic sẽ chuyển dịch theo phương trình phản ứng sau:

2HCO3-→ CO32- + H2O + CO2 Ca2+ + CO32- → CaCO3↓ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nên Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2 + H2O

Tuy nhiên, khi đun nóng nước chỉ khử được hết khí CO2 và giảm độ

cứng cacbonat của nước, còn lượng CaCO3 hòa tan vẫn còn tồn tại trong nước. Riêng đối với Mg, quá trình khử xảy ra qua hai bước. Ở nhiệt độ thấp (đến 180C) ta có phản ứng:

Mg(HCO3)2→ MgCO3 + CO2 + H2O

Khi tiếp tục tăng nhiệt độ, MgCO3 bị thủy phân theo phản ứng: MgCO3 + H2O → Mg(OH)2 ↓ + CO2

Hình 4.11. Đun sôi nước để khử trùng

- Lọc RO (Thẩm thấu ngược): Công nghệ lọc RO cho phép loại bỏ gần như tất cả các chất hòa tan và không hòa tan ra khỏi nước, nước lọc RO có thể

coi là H2O tinh khiết (tuy không bằng nước cất). Tuy nhiên, giá thành của thiết bị này khá cao, khó có thể khuyến khích người dân sử dụng rộng dãi.

Hình 4.12. Sử dụng công nghệ lọc nước RO 4.4.2. Giải pháp về công tác quản lý

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước và môi trường, đặc biệt đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra, giám sát đôn đốc thực hiện đúng, đầy đủ các quy hoạch về nước mặt, nước ngầm.

- Tăng cường thu hút cán bộ giỏi cho lĩnh vực hoạt động, đầu tư cho công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ.

- Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho người dân về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.

- Tăng cường và thu hút đầu tư vào các công trình có ý nghĩa với môi trường ởđịa phương.

- Thu gom rác thải, không đổ vào sông, suối.

- Bảo vệ các nguồn nước, tiến hành cải tạo, nạo vét hệ thống mương thoát nước, các sông, suối, mương.

- Thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt các ngày lễ kỷ niệm có liên quan đến môi trường như tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày Môi trường thế giới 5/6…

4.4.3. Giải pháp về thể chế, chính sách

- Xử lý nghiêm các hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường, thải nước thải và rác thải không đúng quy định.

- Lồng ghép yếu tố môi trường trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Áp dụng biện pháp kinh tế trong quản lý môi trường, khuyến khích người dân thu gom và phân loại rác tại nguồn.

- Xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực xả thải và bảo vệ môi trường.

4.4.4. Giải pháp luật pháp, chính sách và giáo dục tuyên truyền

- Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền rộng dãi một cách thường xuyên với các chương trình cụ thể, sát thực nhằm giúp cho người dân hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa nước sạch và môi trường với sức khỏe con người. Các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức cần tích cực tham gia tuyên truyền, vận động tới từng hộ gia đình. Cung cấp cho người dân đầy đủ các thông tin về các loại hình công nghệ cấp nước để họ có thể lựa chọn phương án thích hợp. Ngoài ra, cũng cần phải tuyên truyền cho người dân về kế hoạch hóa gia đình giúp ổn định dân sốđồng thời góp phần nâng cao tỷ lệ cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân.

- Nhà nước cần quan tâm tới việc đào tạo các cán bộ cung cấp nước sinh hoạt. Mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ

cũng như công nhân bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cấp nước, có chế độ

- Phát triển nguồn nhân lực, tận dụng nguồn nhân lực của địa phương để

sự nghiệp cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường được phát triển bền vững. - Tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường ở địa phương, cơ

sở. Cộng đồng trực tiếp tham gia giải quyết các xung đột môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biện pháp luật pháp: Được quy định ở Luật Bảo vệ môi trường 2005,

điều 63: Bảo vệ môi trường nước ao, hồ, kênh, mương, rạch.

+ Nguồn nước ao, hồ, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải

được quy hoạch cải tạo, bảo vệ; tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch đã được quy hoạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư.

Chủ dự án ngăn dòng chảy kênh, mương; dự án san lấp hồ, ao, kênh, mương, rạch phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử

lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của hồ, ao, kênh, mương, rạch.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di rời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài: “ Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại thị trấn Chợ Mới - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn”, em rút ra một số kết luận sau:

- Chất lượng nước mặt tại thị trấn Chợ Mới bắt đầu có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu pH và Coliform đạt mức cho phép của tiêu chuẩn. Chỉ

tiêu BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép 1,62 lần, COD vượt tiêu chuẩn cho phép 1,25 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT.

- Về nước ngầm nồng độ pH của mẫu M2 vượt 0,09 lần so với tiêu chuẩn cho phép, Coliform vượt giới hạn cho phép của QCVN 01:2009/BYT và QCVN 09:2008/BTNMT nhưng chưa vượt giới hạn cho phép của QCVN 02:2009/BYT. Còn các thông số khác như nitrat (NO3-) và sắt (Fe) không vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

- Chất lượng nguồn nước máy có chỉ tiêu pH, Coliform vượt mức cho phép của tiêu chuẩn. Còn lại các chỉ tiêu như nitrat (NO3-), sắt (Fe) và độ

cứng đạt mức cho phép của tiêu chuẩn.

Qua kết quả phân tích ta thấy không nên sử dụng trực tiếp nước ngầm và nước máy để phục vụ cho nhu cầu ăn uống. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, do vậy căn cứ vào điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của thị trấn để thực hiện các biện pháp xử lý nguồn đáp ứng nhu cầu sử dụng cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của người dân địa phương.

5.2. Kiến nghị

- Nâng cao hệ thống xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt tại các khu vực

- Đề ra biện pháp quản lý nguồn nước hợp lý đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về môi trường ảnh hưởng đến chất lượng nước.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Các hộ gia đình, cá nhân cần có ý thức hơn nữa trong việc giữ gìn vệ

sinh môi trường, chủđộng tìm hiểu các thông tin về môi trường, tham gia đóng góp ý kiến với chính quyền về việc nâng cao quản lý và bảo vệ môi trường.

- Phải thường xuyên thực hiện công tác quan trắc môi trường để nhanh chóng phát hiện và xử lý các sự cố liên quan đến ô nhiễm môi trường, các cơ

sở không tuân thủ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn.

- Khuyến khích người dân nâng cấp hoặc xây dựng các công trình cấp nước hộ gia đình đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Khuyến khích sử dụng bể lọc để lọc và khử trùng.

- Đào tạo, hoàn thiện đội ngũ cán bộ môi trường.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân về nước sạch và VSMT nhằm nâng cao ý thức bảo vệ, sử dụng tốt nhất nguồn nước sinh hoạt hiện có.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Nguyễn Sỹ Dũng (2007), “ Nước sạch và Vệ sinh môi trường vấn đề

của toàn xã hội” - tạp chí Môi trường và Cuộc sống - Hội nước sạch môi trường Việt Nam

2. TS. Trịnh Xuân Lai, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.

3. TS. Nguyễn Thị Lợi (2009) “ Bài giảng Khoa học môi trường đại cương”, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

4. Cao Liêm và Trần Đức Viên (1990), “Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường”, Hà Nội.

5. Nguyễn Huy Nga và cs (2007), “ Chất lượng nước sinh hoạt nông thôn Việt Nam”, Hà Nội.

6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam, 2005, Luật Bảo vệ Môi trường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Dư Ngọc Thành (2009), Bài giảng Quản lý tài nguyên nước, Trường

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

8. Nguyễn Viết Tôn (2007), Hiệu quả thiết thực từ chương trình nước sạch, Tạp chí nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

9. Đào Trọng Tứ (2012), “Tham luận tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam”, Hội thảo tiềm năng và giải pháp sử dụng hiệu quả

nguồn năng lượng nước cho ngành khách sạn.

10. Trần Yêm, Trịnh Thị Thanh (1998), Giáo trình ô nhiễm môi trường,

Hà Nội.

11. UBND thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Nhiệm vụ và giải pháp chính năm 2014.

12. UBND thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, Tổng hợp số liệu cấp nước hộ gia đình.

Tài liệu từ internet

13. Chiras (1991), Tình hình sử dụng nước trên thế giới. http://google.com.vn, truy cập ngày 24/04/2014.

14. Lvovits, Xokolov, F.Sargent (1974). http://google.com.vn, truy cập ngày 24/04/2014.

15. M.I.Lvovits (1974), Nhu cầu sử dụng nước trên thế giới. http://google.com.vn, truy cập ngày 24/04/2014.

16. Miller (1988), Tài nguyên nước trên thế giới. http://google.com.vn, truy cập ngày 25/04/2014.

17. Đoàn Duy Tân (2013), “ Các thông số chất lượng môi trường nước”. http://Luanvan.net.vn, truy cập ngày 25/04/2014.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 66)