0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

VỤ 3: (NHÂN DÒNG)

Một phần của tài liệu LỌC DÒNG THUẦN TỪ GIỐNG LÚA HALOS 76THEO HƯỚNG PHẨM CHẤT TỐT (Trang 42 -42 )

3.4.1 Chỉ tiêu nông học

Lấy 5 cá thể còn sống sót sau khi thử mặn nhân lên với mỗi cá thể 20 hạt. Trong giai đoạn sinh trưởng cây lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn ở giai đoạn tăng trưởng và bị ảnh hưởng của thời tiết nên cuối cùng chọn được 12 cá thể có khả năng sinh trưởng và làm đòng tốt. Có thể ghi nhận đây là đặc tính trội của 12 cá thể so với các cá thể còn lại và cần phải có đánh giá dựa trên thí nghiệm để kết luận mức độ chống chịu bệnh đạo ôn của 12 cá thể này.

STT Tên cá thể TGST (Ngày) Cao cây (cm) Dài bông (cm)

1 HL-3-1 100 110 25,6 2 HL-5-1 101 103 24,1 3 HL-6-1 102 108 23 4 HL-8-1 104 103 21,7 5 HL-8-2 105 125 25,8

Bảng 3.6: Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, dài bông, của các cá thể lúa Halos7-6

Thời gian sinh trưởng

Qua kết quả ở Bảng 3.6 cho thấy, thời gian sinh trưởng giữa các cá thể biến thiên từ 96-100 ngày. Trong đó TGST dài nhất ở 6 cá thể HL-3-1-2, HL-5-1-3, HL-6- 1-2, HL-8-1-1, HL-8-1-2, HL-8-2-2 (100 ngày) và 2 cá thể thấp nhất HL-6-1-3, HL-8-2- 1(96 ngày). Các cá thể có thời gian sinh trưởng tương đương nhau cho thấy các cá thể được chọn đã bắt đầu ổn định về thời gian sinh trưởng. Như vậy các cá thể được chọn ra thuộc nhóm ngắn ngày 90-105 ngày (nhóm A1) (Nguyễn Thành Hối, 2007).

Chiều cao cây

Chiều cao cây ở vụ 3 dao động từ 103-156 cm có sự chệnh lệch rất lớn (Bảng 3.6). Cá thể cao nhất là HL-5-1-1 (156 cm), và cá thể có chiều cao cây thấp nhất là HL-5-1-2 (103 cm). Có thể thấy sự khác biệt chiều cao cây giữa các cá thể trong cùng dòng ban đầu, chệnh lệch từ 1- 23 cm chứng tỏ tính trạng chiều cao cây vẫn chưa ổn định. Cần tiếp tục theo dõi tính trạng này qua các vụ tiếp theo. Theo Akita (1989), cây lúa có chiều cao cây từ 90-100 cm được coi là lý tưởng cho năng suất. Như vậy hai cá thể HL-5-1-2 (103 cm) và HL-6-1-1 (105 cm) có tiềm năng năng suất cao.

Chiều dài bông

Các cá thể chọn lọc có chiều dài bông biến thiên từ 25-38,5 cm (Bảng 3.6),

STT Tên cá thể TGST (Ngày) Cao cây (cm) Dài bông (cm)

1 HL-3-1-1 99 129 28,5 2 HL-3-1-2 100 121 27,5 3 HL-5-1-1 98 156 26,2 4 HL-5-1-2 97 103 31,2 5 HL-5-1-3 100 133 27,5 6 HL-6-1-1 99 105 38,5 7 HL-6-1-2 100 128 29,2 8 HL-6-1-3 96 117 26,5 9 HL-8-1-1 100 130 28,8 10 HL-8-1-2 100 133 25,0 11 HL-8-2-1 96 128 34,0 12 HL-8-2-2 100 125 31,3

có chiều dài bông dài nhất (38,5 cm). Chiều dài bông ở tất cả các cá thể đều cao, điều này rất có ý nghĩa trong công tác chọn tạo giống lúa năng suất cao. Theo Setter (1994), chiều dài bông lúa thay đổi tùy giống và góp phần vào năng suất lúa.

3.4.2 Thành phần năng suất

Số bông/bụi

Số bông/bụi nằm trong khoảng 6-12 bông/bụi (Bảng 3.7). So sánh các cá thể thì thấy có sự nổi trội của cá thể HL-6-1-1 (12 bông/bụi) có số bông trên bụi cao nhất và cá thể có số bông trên bụi thấp nhất là cá thể HL-3-1-1 (6 bông/bụi). Theo Nguyễn Đình Giao và ctv., (1997), số bông trên bụi đóng góp đến 74% năng suất. Như vậy, muốn làm tăng năng suất giống lúa Halos 7-6 cần quan tâm đến việc gia tăng số bông trên bụi.

Số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc

Qua Bảng 3.7 cho thấy, số hạt chắc/bông của các cá thể biến thiên từ 90-143 hạt. Cá thể HL-6-1-1 (143 hạt) có số hạt chắc cao nhất và cá thể HL-3-1-1 (90 hạt) có số hạt chắc cao thấp nhất. Tương tự tỷ lệ hạt chắc cũng chênh lệch cao. Cá thể HL-3-1-1 có tỷ lệ chắc 54,61% thấp nhất và cao nhất là cá thể HL-6-1-1 tỷ lệ hạt chắc 80,60%. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh mà tỷ lệ hạt chắc cao hay thấp. Để năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc phải trên 80%.

Trọng lượng 1000 hạt

Qua Bảng 3.9 trọng lượng 1000 hạt ở các cá thể được chọn ở vụ 3 trong khoảng 18,3-22,65 g. Cá thể HL-6-1-1 có trọng lượng cao nhất (22,65 g) và cá thể HL-3-1-1 có trọng lượng thấp nhất (18,3 g). So với vụ 1 thì trọng lượng 1000 hạt vụ 3 thấp hơn do ảnh hưởng thiếu dinh dưỡng giai đoạn trổ. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), thì trọng lượng 1000 hạt do đặc tính di truyền quyết định, điều kiện môi trường có ảnh hưởng một phần vào thời kỳ giảm nhiễm. Như vậy, các cá thể Halos 7-6 ở vụ 3 được chọn có khả năng cho năng suất cao, nếu được chăm sóc tốt và dinh dưỡng tốt.

Bảng 3.7: Số bông/bụi, tổng số chồi, hạt chắc/bông, tỉ lệ chắc/bông của các cá thể lúa Halos7-6

Một phần của tài liệu LỌC DÒNG THUẦN TỪ GIỐNG LÚA HALOS 76THEO HƯỚNG PHẨM CHẤT TỐT (Trang 42 -42 )

×