Bảng 3.2 Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và dài bông các cá thể của giống lúa Halas 7-6 được chọn
STT Tên cá thể TGST (Ngày) Cao cây (cm) Dài bông (cm)
1 HL-3 97 127 26,5 2 HL-5 98 100 24,8 3 HL-6 93 101 34,0 4 HL-7 100 122 29,3 5 HL-8 100 107 29,0 6 HL-9 100 101 25,3 7 HL-10 102 118 30,6
Thời gian sinh trưởng
Theo Bảng 3.2 hầu hết các cá thể có thời gian sinh trưởng dao động từ 93-102 ngày. Cá thể có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là cá thể HL-6 (93 ngày) và cá thể có thời gian sinh trưởng dài nhất là cá thể HL-10 (102 ngày). Từ đó cho thấy giống lúa ban đầu chưa thuần. Dựa theo bảng phân loại cây lúa dựa vào thời gian sinh trưởng (Nguyễn Thành Hối, 2007) thì các cá thể của giống lúa Halos 7-6 thuộc nhóm ngắn ngày (A1: TGST 90-105 ngày). Theo Võ Tòng Xuân (1979), các giống
STT Tên cá thể Tên cá thể 1 3 HL-3 2 5 HL-5 3 6 HL-6 4 7 HL-7 5 8 HL-8 6 9 HL-9 7 10 HL-10
lúa có thời gian sinh trưởng từ 110-135 ngày luôn cho năng suất cao hơn các giống lúa chín sớm hay muộn hơn ở phần lớn các điều kiện canh tác. Tuy nhiên, ngày nay với xu hướng thâm canh, tăng vụ trong sản xuất lúa, thì việc chọn tạo ra các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 110 ngày là thực sự cần thiết.
Chiều cao cây
.
Qua Bảng 3.2 cho thấy chiều cao của 7 cá thể biến thiên trong khoảng 100-127 cm. Trong đó chiều cao cây cao nhất ở cá thể HL-3 (127 cm) và có sự chênh lệch khá cao với chiều cao cây của cá thể thấp nhất HL-5 (100 cm) điều này cho thấy giống lúa ban đầu có nhiều dạng dòng thuần khác nhau. Theo Jennings et al., (1979), hơn bất cứ đặc tính nào khác, thân rạ thấp và cứng là hai yếu tố quyết định tính đổ ngã. Trong đó các cá thể HL-5, HL-6, HL-9 có chiều cao (100-101 cm) tương đối lý tưởng về năng suất. Theo Akita (1989), cây lúa cao từ 90-100 cm được coi là lý tưởng về năng suất.
Chiều dài bông
Kết quả Bảng 3.2 cho thấy, chiều dài bông của các cá thể có sự biến động từ (24,8-34 cm). Trong đó, cá thể có chiều dài bông dài nhất là cá thể HL-6 (34 cm) và ngắn nhất là cá thể HL-5 (24,8 cm), Chiều dài bông các cá thể đều dài, điều này rất có ý nghĩa trong công tác chọn giống lúa có năng suất cao.